Luật pháp Việt Nam qua cái nhìn của Luật sư Lê Công Định

0:00 / 0:00

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Những ngày sắp tới Việt Nam sẽ bận rộn cho việc chuẩn bị bầu cử Quốc Hội và dưới cái nhìn của một luật sư, diễn tiến quan trọng này có thực sự mở đầu cho một giai đoạn sau đó, khi các nhà lập pháp bắt tay vào việc làm luật để hành pháp thi hành một cách nghiêm túc hay không, thì lại là chuyện cần phải suy nghĩ.

LeCongDinh200.jpg
Luật sư Lê Công Định. Photo courtesy Tuoi Tre Online

Mặc Lâm có cuộc trao đổi với Luật Sư Lê Công Định quanh vấn đề này mời quý vị theo dõi.

Luật sư Lê Công Định là một khuôn mặt trẻ và thành đạt của Việt Nam trong thời gian gần đây. Anh tốt nghiệp cử nhân Luật cả hai trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội và Đại Học Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, sau đó sang Pháp du học, và cuối cùng tốt nghiệp cao học Luật tại đại học Tulane Hoa Kỳ.

Luật Sư Lê Công Định là thành viên của Hiệp Hội Luật Sư Hoa Kỳ và đang cộng tác với công ty DC Lawyers tại Việt Nam. Ông hiện giảng dạy về luật Việt Nam cho sinh viên quốc tế thuộc trường Đại Học Cần Thơ và Đại Học Tổng Hợp Pantheon, Pháp quốc.

Trong bối cảnh của cuộc bầu cử Quốc Hội sắp tới, vấn đề đặt ra cho những ai quan tâm tới sinh hoạt dân chủ là không biết lần này Quốc Hội Việt Nam có thực hiện được chức năng chính của mình là thiết lập cho bằng được những đạo luật có tính chuyên sâu và giám sát chặt chẽ việc thi hành luật của các cơ quan hành pháp hay không.

Đã có quá nhiều sai phạm trong việc chấp hành luật của cơ quan hành pháp gây mất lòng tin nơi quần chúng.

Nhận định đó hoàn toàn đúng bởi vì hệ thống luật pháp Việt Nam dựa trên nguyên tắc là chỉ có luật là trên hết chứ không chấp nhận sự giải thích từ cơ quan Tư Pháp là tòa án.

Chúng tôi mang những thắc mắc này đến với Luật Sư Lê Công Định với hy vọng tìm ra được nguyên nhân tạo nên những trở ngại từ bấy lâu nay giữa việc làm và thi hành luật tại Việt Nam. Sau đây là câu hỏi đầu tiên của chúng tôi:

Mặc Lâm: Thưa Luật sư, theo đánh giá của quốc tế thì lập pháp Việt Nam thiếu một hệ thống làm luật chuyên nghiệp vì thế luôn luôn chấp vá và làm luật theo những phát sinh cho nên tạo cái tâm thế cho hành pháp là do dự trong khi thi hành. Luật sư nghĩ sao về vấn đề này và vấn đề này cần được điều chỉnh như thế nào?

Luật Sư Lê Công Định: Nhận định đó hoàn toàn đúng bởi vì hệ thống luật pháp Việt Nam dựa trên nguyên tắc là chỉ có luật là trên hết chứ không chấp nhận sự giải thích từ cơ quan Tư Pháp là tòa án.

Chúng tôi là những luật sư hành nghề và chúng tôi hiểu nền luật pháp chỉ có thể ổn định và phát triển tốt nếu nó được đi từ cuộc sống mà ra. Đi từ cuộc sống có nghĩa là từ những bản án những quyết định của tòa qua những vụ kiện thực tế.

Đã có những bài báo nêu lên cái bất cập của Lập Pháp phát sinh từ sự thiếu vắng một hệ thống làm luật chuyên nghiệp, là nguyên nhân dẫn đến những sai phạm tiếp theo không đáng có của cơ quan Hành Pháp.

Với chức năng thi hành luật, muốn hay không muốn, những người đầu ngành không thể tự cho mình cái quyền cấm đoán những sinh hoạt dân chủ, cho dù những những sinh hoạt này không có lợi cho sự lãnh đạo của nhà cầm quyền đi chăng nữa.

Chỉ thị đó nói về mặt pháp lý nó là một văn bản lập quy, mà một văn bản lập quy đưa ra để cấm một cái quyền được ghi trong hiến pháp về quyền tự do ngôn luận, tôi nghĩ về nội dung lẫn hình thức cần xem lại tính hợp hiến của chỉ thị này.

Trong chiều hướng này, chúng tôi trao đổi tiếp với Luật Sư Định qua câu hỏi tiếp theo:

Mặc Lâm: Trong lần trực tuyến online vừa rồi, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không né tránh khi trả lời câu hỏi tại sao ông lại ra chỉ thị cấm báo chí tư nhân, ông cho rằng làm như vậy là phù hợp với hiến pháp Việt Nam và ông cũng đoan chắc rằng làm như vậy là phù hợp nguyện vọng của đa số nhân dân. Luật Sư nghĩ sao về việc này?

Luật Sư Lê Công Định Chỉ thị đó nói về mặt pháp lý nó là một văn bản lập quy, mà một văn bản lập quy đưa ra để cấm một cái quyền được ghi trong hiến pháp về quyền tự do ngôn luận, tôi nghĩ về nội dung lẫn hình thức cần xem lại tính hợp hiến của chỉ thị này. Còn khi nói rằng chỉ thị này phù hợp với nguyện vọng của đa số quần chúng thì tôi cho rằng như vậy là rất vội vã.

Những phân tích của Luật Sư Lê Công Định phần nào làm sáng tỏ được những câu hỏi đang đặt ra giữa những người khát khao dân chủ, và nhân đó cũng phác họa được những hướng đi cần thiết cho những ai sắp bước chân vào cơ quan quyền lực cao nhất nước là Quốc hội. Ngoài ra cũng còn giúp họ nói lên tiếng nói của người dân bằng lá phiếu của mình.