Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA
Báo New York Times phát hành trên toàn quốc Hoa Kỳ mới đây nhận định rằng, nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến đáng kể và đã sẵn sàng cho sân khấu toàn cầu. Tin này đã được Tiền Phong online phổ biến sau đó.

Vẫn theo báo chí thì Việt Nam hiện là nền kinh tế phát triển nhanh thứ 2 tại Châu Á. Để tìm hiểu thêm chi tiết về kinh tế trong nước, phóng viên Đỗ Hiếu, Ban Việt Ngữ chúng tôi hỏi chuyện ông Nguyễn Xuân Nghĩa, thứ trưởng tái chánh trước năm 1975 và được ông dành cho cuộc trao đổi sau đây.
Khi được hỏi về việc báo chí trong và ngoài mới đưa tin nói là nền kinh tế Việt Nam đã sẵn sàng hội nhập vào kinh tề toàn cầu, Ông Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng đây là một tin vui, nhưng nói thêm rằng, thông thường báo chí quốc tế có lời khuyến khích đối với sinh hoạt tại Việt Nam nhất là trên lãnh vực kinh tế.
Tuy nhiên Việt Nam phải thận trọng và nên nhớ là khi hội nhập với thế giới thì không khác nào tàu thuyền ra biển cả mênh mong, sẽ có cơ hội đánh bắt được cá lớn, nhưng bên cạnh mối lợi đó, đừng quên là sóng gió, bão táp ngoài khơi có thể làm đắm thuyền.
Đỗ Hiếu: Thưa ông, báo chí cũng nói rằng sau 30 năm chinh chiến liên tục, nay Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh thứ 2 tại Châu Á, vượt qua Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc và cả Ấn Độ, ông có ý kiến gì về sự so sánh đó?
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Các quốc gia láng giềng của Việt Nam hoặc các nước Nam Á, Đông Bắc Á đã đạt được tiến bộ về kinh tế từ vài thập niên trước, vì thế không thể nói là kinh tế Việt Nam trội hơn họ.
Tuy nhiên Việt Nam phải thận trọng và nên nhớ là khi hội nhập với thế giới thì không khác nào tàu thuyền ra biển cả mênh mong, sẽ có cơ hội đánh bắt được cá lớn, nhưng bên cạnh mối lợi đó, đừng quên là sóng gió, bão táp ngoài khơi có thể làm đắm thuyền.
Hơn nữa tại sân khấu toàn cầu, Việt Nam còn phải tôn trọng những quy định minh bạch , chính xác mà các định chế quốc tế ứng dụng, vì thế không nên tỏ ra lạc quan, tự xem mình hơn người khác.
Cũng theo số liệu thống kê được phổ biến trong bài báo của tờ New York Times, Việt Nam thành công trong việc giảm số người nghèo khó, có mức sống dưới 1 US $ một ngày, từ mức 50% năm 1990, nay xuống còn 8% .
Xoay quanh vấn đề này, phóng viên Ban Việt Ngữ chúng tôi liên lạc với một viên chức đặc trách về xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh. Trả lời câu hỏi về chương trình xóa đó giảm nghèo được báo chí đánh gía là có thành quả đáng kể, ông cho biết:
Kế hoạch giảm đói nghèo đã có kết quả rõ rệt trong những năm gần đây, và so với ba thập niên trước, đời sống người dân có phần thoải mái hơn.
Vừa rồi là câu chuyện với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa ở California và một viên chức nhà nước ở Saigon nói về sự phát triển kinh tế tại Việt Nam hiện nay.