Chuyện bên lề của thị trường chứng khoán Việt Nam

0:00 / 0:00

Phương Anh, phóng viên đài RFA

Liên tiếp trong những ngày đầu của tháng 10, các thông tin từ trong nước cho biết thị trường chứng khoán của Việt Nam đang sôi động trở lại. Báo điện tử VN Express ra ngày 7 tháng 10 nói, thị trường OTC cho biết rất nhiều người đang săn lùng cổ phiếu ngành ngân hàng, bất động sản...

StockEconomic150.jpg
AFP PHOTO

Bên cạnh đó, sau khi có thông tư chính thức rằng kể từ ngày 16 tháng 2 năm 2008, toàn bộ tài khoản giao dịch của nhà đầu tư phải chuyển từ công ty chứng khoán về ngân hàng, thế là các ngân hàng tại Việt Nam đang ra sức tìm cách lôi kéo các nhà đầu tư và các công ty chứng khoán gửi tiền nơi mình.

Nói chung, thị trường chứng khoán lúc này đang hết sức nhộn nhịp khiến các nhà môi giới bận rộn không ngừng vì phải lo tìm các cổ phiếu cho thân chủ. Đã vậy, “hàng” càng có giá cao thì thị trường lại càng hiếm.

Liệu tình hình này có phải là một tin vui cho những người đang chơi cổ phiếu? Mục Câu Chuyện Hàng Tuần kỳ này xin được đề cập đến những chuyện bên lề của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Muốn làm giàu nhanh

Theo lời một kế toán trưởng xin được dấu tên của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, gọi tắt là Việtcom Bank, đang phụ trách tại một chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh, thì đa số người dân Việt Nam chơi cổ phiếu thường không nghiên cứu sâu hay để ý đến năng lực hay sự phát triển của công ty mà họ mua cổ phiếu.

Điều quan trọng nhất đối với họ chỉ là dồn tiền mua khi thấy giá xuống và hễ thấy giá tăng cao là bán để kiếm lời. Chị cho hay:

Nhưng dân Việt Nam mình thì ăn xổi ở thì, chụp giựt lắm, không đi sâu vào, người ta chỉ muốn mua được rồi khi giá cao thì người ta bán, đa số thì làm phi vụ như thế để kiếm lời thôi. Những người thực sự là những nhà đầu tư thì người ta nhìn định hướng tương lai, với triển vọng thì người ta mới đầu tư.

“Ít khi nào người ta để ý đến cái đó lắm. Nếu như muốn đầu tư vào một công ty nào đó thì phải hiểu về năng lực và tài chính về công ty, tình hình sản xuất của công ty, có triển vọng hay không…thì lúc đó người ta mới đầu tư.

Nhưng dân Việt Nam mình thì ăn xổi ở thì, chụp giựt lắm, không đi sâu vào, người ta chỉ muốn mua được rồi khi giá cao thì người ta bán, đa số thì làm phi vụ như thế để kiếm lời thôi. Những người thực sự là những nhà đầu tư thì người ta nhìn định hướng tương lai, với triển vọng thì người ta mới đầu tư.

Các ngân hàng nước ngoài, hay các nhà đầu tư nước ngoài luôn luôn định hướng phát triển…Thị trường chứng khoán ở Việt Nam phát triển là do các nhà đầu tư nước ngoài mà thôi.”

Theo chị, đa số những người dân thường, khi có tiền dư dả, thay vì bỏ vào tiết kiệm của nhà băng hay đầu tư mua nhà mua cửa, thì dồn tiền vào thị trường chứng khoán, nhất là vào những tháng cuối năm, vì hầu hết, ai ai cũng mơ tưởng làm giầu một cách nhanh chóng, chị cho biết thêm:

“Người ta cũng muốn làm giầu nhanh nên người ta theo thị trường chứng khoán, nhưng đâu phải ai cũng làm được. Hiện nay thì bắt đầu sôi động trở lại, không ảm đạm như từ đầu năm đến giờ…”

Anh Nguyễn Châu Tuyên, một doanh nghiệp trẻ, giám đốc công ty thiết kế và trang trí nội thất Quảng Minh ở Sàigòn, thì nhận định rằng, khó mà tham gia thị trường chứng khoán ở Việt Nam một cách đúng đắn. Bản thân anh cũng đã từng thử qua, nhưng sau cùng thì đành rút lui vì khó mà chắc ăn được.

Phải có “tay trong”

Nếu muốn nhập cuộc thị trường chứng khoán thì ngoài việc bỏ thời gian nghiên cứu, còn phải có “tay trong”. Đó là chưa kể có những dạng “cò” chứng khoán đưa giá giả, khiến nhiều người bị mất trắng. Anh nói:

“Nói chung, về chứng khoán thì các ông chủ nhiều tiền ở nước ngoài về thì người ta đầu tư, người ta được thì người ta thắng,còn ở Việt Nam, những dạng đầu tư về lâu dài thì chưa có. Em thì không thích chơi vì cũng mất nhiều thời gian. Chơi thì phải có chân trong, nếu không có chân trong thì hỏng chân liền…

Chẳng có ai hướng dẫn, cũng chẳng biết cách mua, chỉ biết nghe người ta., tưởng có ăn..bán đất đai, lên đây mua…Nơi sàn giao dịch, có mấy người cò mồi, chỉ qua chỉ lại, bây giờ mất trắng, đâu còn được gì. Lúc đầu mua thì thấy lên, mới đầu cũng mua ít thôi, rồi bắt đầu mua nhiều, rồi người ta dụ là đừng bán, nhưng đó chỉ là ảo thôi..rồi bây giờ trắng tay.

Thị trường chứng khoán là giá cả trôi nổi, nhiều khi giá thực của chứng khoán thực tế chỉ 15000, nhưng trên thị trường là 4, 5 trăm, vì các dạng cò mồi người ta nâng giá lên để giao dịch với người bên ngoài với dạng cò, nên tỉ lệ thắng thật rất là ít. Những người thắng là những người có tiền thật nhiều, có số lượng thật lớn.”

Riêng với chị Nguyễn Thị Hoa, nhà ở quận 6, Sàigòn thì kể rằng, bà con ruột thịt của chị ở Cai Lậy, gặp dịp đất đai lên giá, bán được giá cao, có hàng tỉ đồng, nghe nói mua cổ phiếu có lời, bèn dồn hết tiền bạc vào thị trường chứng khoán:

“Họ chơi đại không à, một số người đang sắp vỡ nợ, vì bán bao nhiêu tỉ bạc, mua, bây giờ chỉ còn nắm trong tay một đống giấy vụn…Mấy bà dưới quê khóc um sùm, lên sàn lỗ, phải chịu thôi, bán đất đai lên mua, nghe người ta”

“Cò” chứng khoán

Một điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là những người dân quê này chưa bao giờ đặt chân vào sàn giao dịch, lại cũng chưa hề biết cách thức đặt mua cổ phiếu ra sao. Thế nhưng, mọi chuyện đã có những tay “cò” chứng khoán lo liệu từ A đến Z. Chị kể tiếp:

“Chẳng có ai hướng dẫn, cũng chẳng biết cách mua, chỉ biết nghe người ta., tưởng có ăn..bán đất đai, lên đây mua…Nơi sàn giao dịch, có mấy người cò mồi, chỉ qua chỉ lại, bây giờ mất trắng, đâu còn được gì. Lúc đầu mua thì thấy lên, mới đầu cũng mua ít thôi, rồi bắt đầu mua nhiều, rồi người ta dụ là đừng bán, nhưng đó chỉ là ảo thôi..rồi bây giờ trắng tay.”

Cũng theo ý kiến của chị Hoa, thì đa số người dân chơi chứng khoán, nhất là những người ở nông thôn ra thành phố, thì hầu hết đều chơi cổ phiếu như đánh bài, hên xui may rủi, và lỡ chẳng may thua hết thì chỉ còn biết kêu trời, cắn răng chịu đựng.

Riêng với anh Việt, hiện đang làm việc cho một công ty phân đạm và hoá chất ở TPHCM, thì cho rằng, những người tham gia chơi chứng khoán ở Việt Nam đa số đều để đầu cơ hơn là đầu tư. Anh nói:

“Có một điều là hiện nay, thị trường chứng khoán của Việt Nam đang ở giai đoạn đầu, đang phát triển nên nó là một kênh thu hút vốn của nhà nước và dân tham gia rất rộng, và có nhiều nhà đầu tư lớn và nhỏ…Vì là giai đoạn đầu nên nếu đối với dạng đầu tư chuyên nghiệp họ có kiến thức về chứng khoán thì họ đầu tư có hiệu quả hơn, họ có tầm nhìn và có kiến thức sâu rộng.

Tâm lý của những người đó chỉ thích là trong ngắn hạn mà có tiền nhiều, vì thế, sau khi đất đai không còn tăng lợi nhuận cao thì người ta nhảy qua chứng khoán. Do đó, trong vòng hai năm nay, mặc dù có nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng muốn mua một cổ phiếu thì phải phân tích, và rất nhiều người biết chuyện đó nhưng người ta không cần phân tích.

Còn những người đầu tư nhỏ lẻ như cán bộ công nhân viên thì họ tham gia với tâm lý là hễ có lời là họ đầu tư và mang tính chất đầu cơ nhiều hơn và nó cũng xảy ra rủi ro nhiều hơn. Đầu cơ thì họ thấy giá thị trường lên là họ bán ngay, chứ không chờ. Đối với những nhà đầu tư thì họ tính lâu dài hơn, còn đầu cơ thì mua đi bán lại…”

Chấp nhận rủi ro

Vừa rồi là một số ý kiến của những người quan tâm đến vấn đề chơi cổ phiếu ở Việt Nam. Mặc dù thị trường chứng khoán của Việt Nam rất còn mới mẻ và chưa ổn định cho lắm, thế nhưng, vẫn có khá nhiều người dân tham gia vào thị trường này, và chẳng cần điều nghiên công ty chứng khoán mà mình đang nắm cổ phiếu.

Tuy nhiên, cũng có những người biết phân tích, biết cách tính toán đầu tư cổ phiếu ra sao, nhưng vẫn nhắm mắt bỏ qua việc này. Nguyên do vì đâu? Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, giám đốc Viện Nghiên Cứu Tin Học và Kinh Tế Ứng Dụng ở TPHCM nhận định:

“Các nước phát triển thì các công ty phản ánh trên thị trường chứng khoán thì gắn chặt với nền kinh tế, nhưng trong thị trường chứng khoán Việt Nam, hiện giờ trên sàn chỉ có 150 công ty thôi, nên nếu so sánh thì nó chưa phản ánh nền kinh tế.

Ở các nước phát triển, những người chơi thì sẽ có những nhà đầu cơ và đầu tư, thường, nhà đầu tư cá nhân sẽ thông qua qũy phát triển đầu tư. Nhưng ở Việt Nam mình, thì rõ ràng những người chơi chứng khoán chưa phải là đại diện, mà chỉ có một số người thôi. Những người đó tương đối có tiền và từ xưa đến giờ, trong khoảng 10 năm nay, là những người thành công trong việc đầu cơ, chủ yếu là đầu cơ đất đai…

Tâm lý của những người đó chỉ thích là trong ngắn hạn mà có tiền nhiều, vì thế, sau khi đất đai không còn tăng lợi nhuận cao thì người ta nhảy qua chứng khoán. Do đó, trong vòng hai năm nay, mặc dù có nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng muốn mua một cổ phiếu thì phải phân tích, và rất nhiều người biết chuyện đó nhưng người ta không cần phân tích.

Người ta chỉ cần biết là mua, sẽ có người mua lại, sẽ thu lợi lớn, có nghiã là mua ngắn hạn và bán. Thực ra, trong số đó có những người rất giỏi, cũng có khả năng phân tích, thậm chí có cả chuyên viên ngân hàng, cũng tham gia chơi, nhưng người ta vẫn bỏ qua chuyện phân tích, vì họ biết rằng, nếu phân tích thì không dám mua, mà không mua thì không có cơ hội lời, và người ta chấp nhận rủi ro. Đó là thực trạng hiện nay.”

Nhân đây, Phương Anh cũng hỏi thăm về tình hình thị trường chứng khoán đang sôi động trở lại, ông cho hay:

“Năm ngoái, đã có một bài học rồi, tức là tăng rất nhanh, gần 100% trong vòng 6 tháng, năm nay lại có dấu hiệu đó nữa. Có những người, hồi tháng 3, tháng 4, thấm đòn, nhắc nhở nhau không nên bị một lần nữa, nhưng mà hình như cái thấm đòn đó đã bị lãng quên đi, vì họ nghĩ rằng có thể kiếm lợi nữa nên người ta quên bài học năm trước đi và nhảy vào.

Họ biết rằng họ không cần mua lâu, và hy vọng rằng sau khi mua, từ nửa tháng đến 1 tháng thì sẽ có người mua lại, giá cao hơn khoảng từ 20 đến 30% . Đó là đặc điểm của tình hình chứng khoán Việt Nam hiện nay.”

Qúi vị và các bạn vừa nghe những thông tin bên lề của thị trường chứng khoán Việt Nam. Mục Câu Chuyện Hàng Tuần xin dừng nơi đây. Hẹn gặp lại qúi vị vào kỳ sau.