Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Tuần tới, hàng trăm nguyên thủ các nước thành viên Liên Hiệp Quốc sẽ đổ về New York, tham dự phiên họp Ðại Hội Ðồng. Trong số những nhà lãnh đạo sẽ có mặt dự cuộc họp năm nay là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam.

Không chỉ đại diện cho quốc gia để dự Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc năm nay, ông Dũng đến New York với một trách nhiệm quan trong hơn, đó là mở cuộc vận động trực tiếp với lãnh đạo các nước bạn, để đảm bảo Việt Nam sẽ được nhận làm hội viên không thường trực của Hội Ðồng Bảo An cho nhiệm kỳ tới.
Ðây là mục đích mà chính phủ Việt Nam đã đặt ra từ 5 năm qua, coi đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất về ngoại giao, cần phải thực hiện ở những năm đầu thiên niên kỷ.
Việt Nam gia nhập Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc là đề tài chúng tôi nói đến tuần này. Khách mời là Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, hiện đang giảng dạy về chính trị ở Ðại Học George Mason, bang Virginia, Hoa Kỳ, và là một trong những chuyên gia hàng đầu về vấn đề Việt Nam.
Như thường lệ, cuộc phỏng vấn do Nguyễn Khanh thực hiện và Ban Việt Ngữ xin gửi đến quý thính giả trong khuôn khổ Tạp Chí Câu Chuyện Thời Sự Hàng Tuần.
Tầm quan trọng
Nguyễn Khanh: Cám ơn Giáo Sư đã nhận trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Thủ Tướng Việt Nam sang tận Hoa Kỳ tiếp tục cuộc vận động vào ghế không thường trực của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Xin hỏi Giáo Sư tại sao tầm quan trọng lại cao đến như vậy?
Thế giới có nhiều vấn đề tế nhị, mà Hội Ðồng Bảo An là cơ quan có nhiều quyền hành nhất của Liên Hiệp Quốc, đưa ra những quyết định lớn liên quan đến hòa bình và an ninh thế giới. Trong tinh thần đó, người ta sẽ cần lá phiếu của Việt Nam, và đây chính là dịp để Việt Nam có thể trao đổi phiếu lấy ảnh hưởng. Mặt khác, Việt Nam cũng cần biết sử dụng lá phiếu của mình một cách khéo léo, để có lợi cho mình và không gây nên những thù nghịch không cần thiết.
Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Trước hết, vào được ghế hội viên dù là không thường trực của Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc là một vinh dự, và Việt Nam cần được vinh dự đó. Như giới lãnh đạo mới của Việt Nam từng nói là phải ra biển lớn, thì đây là ra biển lớn.
Chúng ta cũng thấy các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam cũng muốn tiếp xúc với lãnh đạo các cường quốc. Ông Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã sang Mỹ, bây giờ ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đến Mỹ hy vọng gặp Tổng Thống George W. Bush. Thành ra một công đôi ba việc, chứ không phải chỉ có một việc đâu.
Nguyễn Khanh: Việt Nam phải ra biển lớn và như Giáo Sư mới nói thì là hội viên không thường trực của Hội Ðồng Bảo An là bằng chứng Việt Nam đi ra biển lớn. Liệu ra biển sóng gió có nhiều không và Việt Nam có đủ sức để chịu đựng sóng gió không?
Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Điều đó còn sớm để có thể biết được. Nhưng trước hết nói sóng gió thì ghê gớm quá, nhưng thật sự Việt Nam sẽ phải đối phó, phải cư xử, phải có một chính sách, phải có người đại diện đủ khôn khéo để có thể đi vào những cuộc điều đình với các quốc gia, để đưa ra những quyết định đúng.
Thế giới có nhiều vấn đề tế nhị, mà Hội Ðồng Bảo An là cơ quan có nhiều quyền hành nhất của Liên Hiệp Quốc, đưa ra những quyết định lớn liên quan đến hòa bình và an ninh thế giới.
Trong tinh thần đó, người ta sẽ cần lá phiếu của Việt Nam, và đây chính là dịp để Việt Nam có thể trao đổi phiếu lấy ảnh hưởng. Mặt khác, Việt Nam cũng cần biết sử dụng lá phiếu của mình một cách khéo léo, để có lợi cho mình và không gây nên những thù nghịch không cần thiết.
Thành ra, Việt Nam đi vào biển lớn là đi vào chính trị thế giới, chứ không chỉ là liên hệ giữa các nước cộng sản anh em như ngày xưa, cũng không còn là liên hệ giữa các nước Ðông Nam Á, mà bây giờ là tất cả các nước trên thế giới, và phải đề cập đến mọi vấn đề liên quan đến thế giới chứ không phải chỉ là những vấn đề liên hệ trực tiếp đến Việt Nam.
Quyền lợi
Nguyễn Khanh: Nghe Giáo Sư nói và nếu chúng tôi hiểu không lầm thì với chiếc ghế quan trọng sẽ có được, Việt Nam sẽ có cả quyền lợi lẫn trách nhiệm. Muốn hỏi thêm Giáo Sư là quyền lợi như thế nào?

Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Trước hết, tôi muốn nói đến quyền hạn của Hội Ðồng Bảo An. Liên Hiệp Quốc được thành lập với nhiệm vụ bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới, tất cả mọi cơ quan của Liên Hiệp Quốc như Hội Ðồng Bảo An, Ðại Hội Ðồng và ngay cả Hội Ðồng Kinh Tế Xã Hội cũng đều nhắm vào nhiệm vụ này.
Riêng Hội Ðồng Bảo An được trao cho trách nhiệm chính để đảm bảo hòa bình và an ninh cho thế giới, có nghĩa là một vấn đề đang được thảo luận ở bất cứ cơ quan nào, kể cả ở Ðại Hội Ðồng, nhưng khi Hội Ðồng Bảo An thụ lý thì phải ngừng lại để Hội Ðồng Bảo An lấy quyết định. Ðó là điểm thứ nhất cho thấy tầm quan trọng của Hội Ðồng Bảo An.
Ðiểm thứ hai là trong các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, Ðại Hội Ðồng chỉ có thể đưa ra nghị quyết, tức là chỉ khuyến cáo. Làm quyết định là quyền của Hội Ðồng Bảo An. Hai quyết định quan trọng nhất là quyết định chế tài về kinh tế, và thứ hai là chế tài về quân sự. Cho nên, tất cả các nước hội viên của Hội Ðồng Bảo An đều có quyền tham dự vào quyết định đó.
Dĩ nhiên 15 nước hội viên của Hội Ðồng Bảo An được chia ra làm 2 loại. Một là 5 cường quốc có quyền phủ quyết, và còn lại là 10 nước quyền hạn không nhỏ, nhưng không có quyền phủ quyết.
Thủ tục bỏ phiếu cũng khác nhau, với những vấn đề quan trọng thì bắt buộc phải có đa số và trong đó phải có phiếu đồng ý của 5 nước thường trực; còn những vấn đề được coi là những vấn đề bình thường, không thật quan trọng, thì chỉ cần đa số. Ở trường hợp này, các nước hội viên không thường trực có nhiều quyền hạn hơn.
Nhưng bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào của Hội Ðồng Bảo An cũng đều quan trọng, vì bất kỳ vấn đề nào được một quốc gia đưa ra, nước đó cũng sẽ mở cuộc vận động để làm sao có đủ số phiếu cần thiết, cô lập những nước muốn phủ quyết hoặc muốn bỏ phiếu chống.
Thành ra, mỗi là phiếu của các nước trong Hội Ðồng Bảo An đều rất quan trọng, và từ đó, tạo thành cái thế để mặc cả, để đổi lấy quyền lợi với những nước khác. Và đó là quyền lợi của một nước hội viên Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Trách nhiệm
Ðiều thứ hai là khi Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc quyết định dùng biện pháp quân sự với một nước nào đó, thì mọi nước đều phải tham gia và theo tôi Việt Nam có thể tham gia dễ dàng. Nhưng tham gia cũng là điều tế nhị, vì thí dụ như một nước thân thiện với Việt Nam lại bị Hội Ðồng Bảo An quyết định chế tài thì Việt Nam phải tham gia làm sao, như thế nào? Thành ra bổn phận thì có, nhưng cũng phải tính toán rất nhiều, rất kỹ.
Nguyễn Khanh: Thế còn về trách nhiệm thì sao, thưa Giáo Sư?
Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Về trách nhiệm thì nhiệm vụ bảo vệ hòa bình, an ninh cho thế giới là trách nhiệm quan trọng nhất. Khi Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ra quyết định chế tài với một nước nào đó, thì các nước hội viên phải làm theo.
Thí dụ chế tài Iraq chẳng hạn, dù Việt Nam có thân Iraq đến đầu đi chăng nữa thì cũng phải thi hành. Liên Hiệp Quốc ra lệnh chế tài Iran chẳng hạn, thì dù Việt Nam không muốn cũng phải làm, nếu không thì sẽ bị chỉ trích. Ðó là nghĩa vụ của Việt Nam.
Ðiều thứ hai là khi Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc quyết định dùng biện pháp quân sự với một nước nào đó, thì mọi nước đều phải tham gia và theo tôi Việt Nam có thể tham gia dễ dàng. Nhưng tham gia cũng là điều tế nhị, vì thí dụ như một nước thân thiện với Việt Nam lại bị Hội Ðồng Bảo An quyết định chế tài thì Việt Nam phải tham gia làm sao, như thế nào? Thành ra bổn phận thì có, nhưng cũng phải tính toán rất nhiều, rất kỹ.
Tôi xin đơn cử trường hợp của Nhật Bản. Trước đây, Nhật viện dẫn điều 9 của hiến pháp không cho phép gửi quân ra nước ngoài, nên họ chỉ đóng tiền cho Liên Hiệp Quốc thôi. Sau cuộc chiến Vùng Vịnh 1991, Nhật bị chỉ trích nặng nề nên cuối cùng cũng phải gửi quân đi, đưa quân sang Kampuchea, Mozambique, và đó là thí dụ về nghĩa vụ phải làm.
Một cơ hội thử thách kinh nghiệm
Nguyễn Khanh: Khi nói đến nghĩa vụ, trách nhiệm và đặc biệt qua những trình bày của Giáo Sư, tôi có cảm tưởng là vào Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có thể là một vinh dự, nhưng rõ ràng sẽ đẩy Việt Nam đến chỗ mà chúng tôi xin phép được gọi tạm là ngã năm, ngã bảy quốc tế. Bởi vì có thể ông Mỹ bỏ phiếu chống, ông Trung Quốc bỏ phiếu thuận, thì Việt Nam biết đi con đường nào?
Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Đấy là điều tôi muốn nói đến. Ðiều này tùy thuộc vào suy tính của Việt Nam. Ðấy là thử thách kinh nghiệm ngoại giao của Việt Nam, và bây giờ Việt Nam phải lật lá bài của mình lên.
Trước đây có nhiều vấn đề Việt Nam lờ đi, không quyết định, bay giờ trong cương vị hội viên Hội Ðồng Bảo An, Việt Nam phải quyết định, tức là lá bài của Việt Nam, lập trường của Việt Nam sẽ lộ ra. Và khi lập trường được bày ra thì có thể sẽ đưa đến hậu quả là nước này thích mình, nước kia không thích mình.
Dĩ nhiên khi vào Hội Ðồng Bảo An, Việt Nam sẽ học được rất nhiều kinh nghiệm, và để đối phó với những khó khăn đó thì Việt Nam cần phải có những nhà ngoại giao nhiều kinh nghiệm, vì chẳng lẽ ngày nào cũng phải về trình lại với Bộ Chính Trị để quyết định hay sao?

Dĩ nhiên, việc lớn thì có thể làm như vậy nhưng vẫn phải tùy cơ ứng biến, phải có người tài tùy cơ ứng biến và hiểu biết vè chính trị quốc tế thật nhiều thì mới có thể đóng vai trò một cách tốt đẹp được, nếu không thì sẽ phải làm theo kiểu người ta thường nói là “ngậm miệng ăn tiền”, cứ từ từ thôi. Nhưng sẽ có những vấn đề Việt Nam phải quyết định.
Nguyễn Khanh: Như vậy, chúng tôi xin phép trở lại câu hỏi đã đặt ra với Giáo Sư trước khi chúng ta chấm dứt buổi nói chuyện ngày hôm nay. Như vậy, liệu có thật sự Việt Nam đi ra biển lớn hay không?
Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng: Nói ra là biển lớn thì đã ra rồi đấy, nhưng vấn đề ra biển lớn thành công không, con tầu có đứng vững không thì phải xét sau. Nhưng dù sao, chắc chẳng có gì nguy hiểm.
Tôi coi đây là cơ hội thử thách để học tập thêm. Dù sao sự hiện diện ở Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cũng làm cho uy tín của Việt Nam gia tăng, và Việt Nam trở thành có trọng lượng hơn đối với một số vấn đề quốc tế. Tôi nghĩ là có lợi nhiều hơn là có hại.
Nguyễn Khanh: Xin cám ơn Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng.