Việt Nam ngày nay qua cái nhìn của một chuyên gia ngoại quốc
2007.04.27
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Trong những ngày này, người Việt tổ chức lễ giỗ quốc tổ Hùng Vương( mùng 10 tháng 3 âm lịch), và kỷ niệm 32 năm chấm dứt cuộc chiến Việt Nam (30 tháng 4). Nhiều người ngoại quốc nhìn nhận đất nước Việt Nam trong thời gian qua có nhiều phát triển trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều việc khác phải làm.

Nhân dịp này Gia Minh hỏi chuyện ông David Koh, tiến sĩ thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, trụ sở tại Singapore. Ông David Koh có thể nói và viết tiếng Việt thông thạo. Trước hết ông đưa ra nhận định về sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay.
Ông David Koh: Việt Nam đang ở trên đà thuận lợi để trở thành con rồng nữa của Châu Á. Nếu duy trì tốc độ phát triển như thế này thì trong 10 năm tới thu nhập của người dân Việt sẽ tăng gấp đôi.
Những hạn chế
Gia Minh: Còn có những hạn chế gì không?
Ông David Koh: Tất nhiên là có thuận lợi cũng có khó khăn; tuy nhiên thuận lợi nhiều hơn. Nhưng nên nhấn mạnh đến thuận lợi để đi theo đà đó. Còn thiếu sót thì nên học hỏi ở nước ngòai. Tôi thấy là lãnh đạo có thấy nhưng vấn đề là làm thế nào mà làm trong bao lâu.
Việt Nam đang ở trên đà thuận lợi để trở thành con rồng nữa của Châu Á. Nếu duy trì tốc độ phát triển như thế này thì trong 10 năm tới thu nhập của người dân Việt sẽ tăng gấp đôi.
Việc cải cách thì nhiều người cho rằng chưa tiến bao nhiêu. Lãnh đạo thì có quyết tâm nhưng có vướng mắc ở địa phương. Ngắn ngọn là Việt Nam không giống nước khác là việc ‘hiệp thương’ ở trên và dưới. Đây cũng là một nét đặc trưng văn hóa của Việt Nam.
Gia Minh: Hiện tượng ‘trên bảo dưới không nghe’ đó còn vì lý do nào nữa?
Ông David Koh: Thực ra cũng phải xem xét lý do. Trong thời cải cách ruộng đất, trên bảo dưới nghe nên gây ra những điều không hay. Không phải trên bảo dưới không nghe lúc nào cũng xấu; để đánh giá việc này thì hai bên phải nghe nhau.
Gia Minh: Như vậy phải đi vào vấn đề chính trị?
Ông David Koh: Thực ra đây là vấn đề quản lý công. Vấn đề nào trung ương đưa xuống địa phương phải thực hiện; điều gì phải có bàn bạc. Theo tôi, hội đồng nhân dân địa phương được xem như là một quốc hội nhỏ thì không đúng mà phải sửa đổi.
Gia Minh: Cuộc bầu cử sắp đến có gì khác và có thể đem lại những cả tiến trong quản lý đất nước xã hội với tinh thần dân chủ?
Mối quan hệ giữa bầu cử và dân chủ
Việc cải cách thì nhiều người cho rằng chưa tiến bao nhiêu. Lãnh đạo thì có quyết tâm nhưng có vướng mắc ở địa phương. Ngắn ngọn là Việt Nam không giống nước khác là việc ‘hiệp thương’ ở trên và dưới. Đây cũng là một nét đặc trưng văn hóa của Việt Nam.
Ông David Koh: Lý thuyết chính trị học cho thấy mối quan hệ giữa bầu cử, dân chủ và quản lý công là có quan hệ trực tiếp. Đánh giá hiệu quả quản lý công là do nhiều yếu tố góp vào: quốc hội, Đảng, Chính phủ, con người, cơ chế, thời cơ, môi trường quốc tế nữa. Bầu cử là một phần thôi.
Hướng đi của chính sách công của Việt Nam rõ hơn. Quốc hội Việt Nam trong mấy khóa rồi trình độ có nâng lên, phát biểu về các vấn đề mạnh hơn với những câu hỏi hóc búa…
Gia Minh: Cơ chế là điều mà nhiều quan chức Việt Nam cho là đang trở ngại việc phát triển, vậy phải chỉnh sửa thế nào?
Ông David Koh: Ví dụ cớ chế cho lĩnh vực tư nhân, giải pháp từ cơ sở đề nghị nên thì nhà núơc nên xem xét- nếu nói ‘xấu’ thì là tự phát, nhưng nói ‘tốt’ là sáng kiến- của người dân, tạo môi trường để người ta có sáng kiến hơn.
Gia Minh: Cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc nói chuyện vừa rồi.
Các tin, bài liên quan
- Kêu gọi thành lập “Hội những người tự ứng cử và những người ủng hộ”
- Ông Nguyễn Khắc Mai nói về giới trẻ Việt Nam và trách nhiệm đối với đất nước (phần 3)
- Tình hình hội nhập của Việt Nam và giới trí thức trong nước (phần 2)
- Phản hồi của giới trẻ về cách thức chọn lựa ứng cử viên Quốc hội VN
- Ông Nguyễn Khắc Mai: Hiện tượng ứng cử tự do hiện nay chỉ mới là cái ‘mầm’ thôi
- Nước Pháp và Bầu cử
- Vì sao nhiều người tự ứng cử rút lui sau vài vòng hiệp thương?
- 29 ứng cử viên Quốc hội bị khiếu nại tố cáo
- Ý kiến của ông Cù Huy Hà Vũ về một kỳ bầu cử thật sự dân chủ