Nguyễn An, phóng viên đài RFA
Thủ tướng Việt Nam vừa ký chỉ thị số 37, tăng cường lãnh đạo và quản lý toàn diện báo chí các loại, đồng thời khẳng định kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới bất kỳ hình thức nào.

Biên tập viên Nguyễn An phỏng vấn nhà báo Bùi Tín về chỉ thị này. Ông Bùi Tín là một nhà báo kỳ cựu từng phụ trách báo Quân Đội Nhân Dân Chủ Nhật. Hiện ông ở Pháp và vẫn tiếp tục hoạt động báo chí. Trước hết ông Bùi Tín nhận định:
Ông Bùi Tín: Chỉ thị của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gởi cho tất cả các cơ quan trong cả nước về vấn đề ngăn chận việc ra báo tư nhân nói riêng và việc quản lý báo chí nói chung. Đây là một chỉ thị rất quan trọng và nó dựa vào kết luận của Bộ Chính Trị ra ngày 11 tháng 10 - gọi là thông báo kết luận số 41 - nói về các biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí.
Hai văn kiện này tôi nghĩ rằng rất quan trọng, có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Và trong thời kỳ bắt đầu hội nhập vào quốc tế và sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.
Không phải là một chủ trương
Nguyễn An: Thưa ông, trong thời gian gần đây thì đã xuất hiện một số báo chí tư nhân tự ý xuất bản, trên mạng là chính nhưng báo in cũng có. Vậy phải chăng chỉ thị này là để đối phó với tình hình ấy?
Ông Bùi Tín: Tôi nghĩ đấy không phải là một chủ trương và chính sách chiến thuật như thế đâu, mà đây là một chủ trương chiến lược đã được chuẩn bị kỹ từ mấy tháng nay trước khi Việt Nam vào WTO. Tức là các nhà lãnh đạo trong nước đã cảm nhận thấy rõ rằng khi vào WTO là mọi sự sẽ không còn như trước nữa, các cam kết đối với quốc tế.
Tôi nghĩ đấy không phải là một chủ trương và chính sách chiến thuật như thế đâu, mà đây là một chủ trương chiến lược đã được chuẩn bị kỹ từ mấy tháng nay trước khi Việt Nam vào WTO. Tức là các nhà lãnh đạo trong nước đã cảm nhận thấy rõ rằng khi vào WTO là mọi sự sẽ không còn như trước nữa, các cam kết đối với quốc tế.
Do đó nó sẽ tác động đến nền báo chí trong nước. Cho nên họ đã dự kiến là sẽ có môt làn sóng, một không khí tràn vào về đòi tự do dân chủ và báo chí. Cho nên họ buộc phải có một chủ trương chiến lược kịp thời để ngăn chận tự do báo chí. Nó khỏi lây lan, khỏi nhiểm, nó khỏi đột nhập như hiện nay vào trong báo chí ở trong nước.
Nguyễn An: Vậy là ngay khi thấy hy vọng vào WTO có cơ thành tựu thì các nhà lãnh đạo Việt Nam đã chuẩn bị để đáp ứng với tình hình mới.
Ông Bùi Tín: Đúng như thế. Chủ trương này thai nghén từ lâu và Bộ Chính Trị đã thảo luận đến hai lần. Và qua thực tiễn của báo chí, và bây giờ sau khi đã vào rồi thì chỉ thị này chính là để nhắc lại một cái sốt dẽo của thủ tướng cho ngành báo chí ở trong nước.
Một sự quản lý toàn diện
Nguyễn An: Trong chỉ thị về đối tượng quản lý thì đủ mọi loại báo: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, phụ bản v.v... Về các mặt quản lý thì từ lãnh đạo cho đến biên tập, phóng viên. Và về các cơ quan thực hiện quản lý thì hệ thống nhà nước, hệ thống đảng và cả mặt tài chính nữa...
Ông Bùi Tín: Thì đây là một sự quản lý toàn diện, từ đường lối, chủ trương, nội dung, tổ chức, các cơ quan chủ quản của các báo cho đến các ban biên tập các địa phương.
Nguyễn An: Thưa ông, ông đã ở trong ngành báo chí của Việt Nam từ rất lâu rồi. Xin hỏi ông là hồi trước thì sự quản lý vào thời chiến nó có chặt chẽ như thế này không?
Ông Bùi Tín: Trong thời kỳ chiến tranh thì quản lý cũng rất chặt, nhưng chặt về mặt giữ gìn bí mật quốc gia và đặc biệt là giữ gìn bí mật quân sự. Điều mà tôi chú ý từ gần 20 năm nay khi mở cửa thì báo chí đã có được quyền tự do hơn trước. Phóng viên được đi ra nước ngoài, phóng viên được huấn luyện trở lại.
Điều mà tôi nhận xét là thế này, tôi vừa lấy làm lạ mà cũng vừa không thấy làm lạ. Vừa lấy làm lạ là tất cả nội dung này là đi ngược hẳn với những nội dung cam kết với quốc tế về mặt tự do tư tưởng, tự do kinh doanh, tự do toàn diện về báo chí trong thời hội nhập. Tự do thông tin được đưa lên hàng đầu.
Điều mà tôi nhận xét là thế này, tôi vừa lấy làm lạ mà cũng vừa không thấy làm lạ. Vừa lấy làm lạ là tất cả nội dung này là đi ngược hẳn với những nội dung cam kết với quốc tế về mặt tự do tư tưởng, tự do kinh doanh, tự do toàn diện về báo chí trong thời hội nhập. Tự do thông tin được đưa lên hàng đầu.
Tính minh bạch, tính công khai, và tính tư nhân hóa của kinh tế và văn hóa là đã được cam kết với thế giới. Thế thì nội dung của tất cả chỉ thị này là đi ngược hẳn lại, và tôi nghĩ là như vậy rõ ràng nó biểu thị một cái là những người lãnh đạo hiện nay vừa muốn hội nhập mà vừa lại lo sợ đất nước hội nhập.
Và muốn hội nhập chỉ để nhận được những đầu tư thôi, còn rất ngán, rất sợ hội nhập và tiếp thu luồng tự do tư tưởng, tự do báo chí, kinh doanh về mặt thông tin và tự do hoàn toàn; thì cái đó họ rất sợ, họ muốn ngăn chận.
Sẽ không thể phát huy tác dụng
Nguyễn An: Như vậy thì theo ông họ có ngăn chận được không? Tức là chỉ thị này sẽ có tác dụng hay không?
Ông Bùi Tín: Tôi nghĩ rằng chỉ thị này không thể phát huy được tác dụng, và nhất định sẽ vấp phải phản đối hay sự ngỡ ngàng của thế giới. Người ta sẽ nhìn vào mình và người ta sẽ đánh giá mình khác hẳn đi - tức là anh nói một đàng anh làm một nẽo.
Anh nói về tự do thông tin và thậm chí cả chỉ thị này là mang tính chất vi hiến nữa. Bởi vì trong hiến pháp có nói tự do báo chí và tư nhân có quyền tự do tư tưởng và tự do báo chí cơ mà. Do đó tôi nghĩ rằng người công dân có quyền tự do viết báo - nó đi ngược hẳn với cái đó.
Điều thứ hai nữa là nó đi ngược lại với xu thế của anh em làm báo ở trong nước. Chắc anh cũng nhìn thấy là báo chí trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là trong năm 2006 này có một không khí tự do hồ hởi hơn trước rất nhiều. Anh thấy VietnamNet, báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động đều có những nét khởi sắc.
Chính có những phóng viên tư nhân đã khui ra những chuyện ví dụ như anh công an về hưu mà nhét cức lợn vào mồm của người làm cho mình là chính báo Tuổi Trẻ trong nước phát hiện. Phóng viên Lan Anh nêu lên vấn đề buôn bán thuốc và làm cho người ốm không đủ tiền để mua thuốc và ốm đau kéo dài thì cũng là báo trong nước phát hiện.
Tôi nghĩ đây là một cái tính trong cơn tôi nghĩ là hơi hốt hoảng mà đưa ra rất không đúng lúc. Nó trái khuấy, nó gần như là cởi áo cho người ta xem lưng mình là nêu lên tất cả những cái vừa mở cửa, vừa e sợ, vừa tin ở báo chí, khuyến khích tự do lại vừa e sợ báo chí ở trong nước.
Gần đây nhất là in tiền polymer là 6 tờ báo trong nước bị kỷ luật cùng một lúc. Rõ ràng chuyện kiểm tra là có thật, bị kỷ luật và nêu lên là không được đưa nữa. Hoặc là các báo chí nêu lên về VietNam Airline và đồng thời 5 khuyết điểm lớn thì lập tức Bộ Văn hóa thông tin ra lệnh là từ nay không được nói đến VietNam Airline này nữa bởi vì hàng không Việt Nam như thế thì sẽ mất uy tín, sẽ mất khách!.
Nguyễn An: Thưa ông, tức là báo chí Việt Nam đang có những khởi sắc mà chỉ thị này nó ngăn cản sự khởi sắc ấy? Theo ông nguyên nhân xâu xa đưa đến sự ra đời của chỉ thị này là gì?
Ông Bùi Tín: Tôi nghĩ đây là một cái tính trong cơn tôi nghĩ là hơi hốt hoảng mà đưa ra rất không đúng lúc. Nó trái khuấy, nó gần như là cởi áo cho người ta xem lưng mình là nêu lên tất cả những cái vừa mở cửa, vừa e sợ, vừa tin ở báo chí, khuyến khích tự do lại vừa e sợ báo chí ở trong nước.
Tôi nghĩ rằng cái này sẽ có một phản ứng đối với 8,000 nhà báo ở trong nước. Tôi nghĩ là hàng nghìn nhà báo sẽ có phản ứng, ngầm thôi, nhưng chắc chắn là phản ứng rất mạnh. Bởi vì trong dịp này là báo chí trong nước đã biết được báo chí ở ngoài nước người ta hành nghề ra làm sao.
Các báo chí trong nước người ta thèm lắm, tức là không có gì đòi hỏi sự tự do tư nhân hơn là ngành báo chí - một bài báo phải mang dấu ấn của cá nhân. Nếu không mang dấu ấn cá nhân mà thành ra ai cũng có thể viết được một bài báo chung chung, không có giá trị gì cả.
Do đó tôi nghĩ đây là một chủ trương rất không đúng lúc. Ngay sau khi cờ xí của APEC vừa mới cất đi thì nó gần như là một gáo nước lạnh, nó gần như một cơn mưa làm trôi đi tất cả những màu sắc đẹp đẽ của APEC là một đất nước cởi mở, thông tin rộng rãi để mời khách vào thông thương một cách tự do. Chỉ thị này và kết luận này là đi ngược hẳn lại với tất cả các điều đó.
Nguyễn An: Xin cảm ơn nhà báo Bùi Tín.
Theo dòng câu chuyện:
- Chỉ thị 37 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cấm tư nhân hóa báo chí nhìn dưới góc độ pháp lý
Thông tin trên mạng :
- Chỉ thị số: 37/2006/CT-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2006
- Wikiepedia - Hiến pháp Việt Nam