Quan điểm của Hiệp Hội Dệt May TPHCM về việc Việt Nam không gia nhập WTO bằng mọi giá

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Để đổi lấy việc được trao qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR, Việt Nam có thể phải chấp nhận một cơ chế chống bán phá giá hàng dệt may do Mỹ áp đặt, theo đó bộ thương mại Mỹ sẽ theo dõi và báo cáo hàng tháng tình trạng nhập khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam, và chủ động điều tra nếu có dấu hiệu bán phá giá.

TextileExport200.jpg
Kể từ thời điểm chính thức trở thành hội viên WTO, hàng dệt may của Việt Nam sẽ không phải chịu bất kỳ hạn ngạch nào từ phía Mỹ. AFP PHOTO

Phản ứng của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ra sao, Nam Nguyên phỏng vấn ông Bùi Trọng Nguyên, Tổng Thư Ký Hội Dệt May Thêu Đan Thành Phố HCM nơi sản xuất 60% sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Mời quí thính giả theo dõi:

Nam Nguyên: Do những khúc mắc về vấn đề xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, các giới chức Việt Nam bắt đầu nói là không gia nhập WTO bằng mọi giá. Thưa Quan điểm của ông và Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM là như thế nào?

Ông Bùi Trọng Nguyên: Câu nói này có thể nói là rất phù hợp với chúng tôi, rõ ràng là chúng tôi không thể đánh mất nhiều giá trị để chỉ đổi lấy khả năng xuất khẩu hàng dệt may tốt hơn vào thị trường Hoa Kỳ.

Tất nhiên chúng tôi cũng đứng trên quan điểm khách quan khi gia nhập sân chơi WTO, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ lớn và đầy tiềm năng. Chúng tôi sẽ tôn trọng luật chơi của thị trường quốc tế khi gia nhập WTO.

Nam Nguyên: Quan điểm của Hội về thông tin là Hoa Kỳ có thể áp đặt cơ chế chống phá giá hàng dệt may Việt Nam, để đổi lấy Qui Chế Mậu Dịch Bình Thường Vĩnh Viễn PNTR .

Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Xin email về Vietweb@rfa.org

Ông Bùi Trọng Nguyên: Cho tới bây giờ có thể nói ở Việt Nam người ta chưa hiểu rõ về qui trình này vì chưa xảy ra tiền lệ. Do đó phía hiệp hội dệt may Việt Nam họ tỏ ra lo ngại vì đây là biện pháp, là công cụ cản trở hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Riêng cá nhân Hội Dệt May Thêu Đan TP HCM chúng tôi cũng rất băn khoăn về vấn đề này, chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu thêm về cơ chế áp dụng và có ý kiến chính xác trong thời gian tới. Nếu như trên tinh thần đây là công cụ quá chặt chẽ và quá bất công để quản lý hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ thì chúng tôi cảm thấy là không công bằng.

Thứ nhất quan điểm của chúng tôi đồng nhất với Hiệp Hội Dệt May Việt Nam, rõ ràng đây là hình thức khống chế khả năng kinh doanh bình đẳng tự do theo nhu cầu thị trường. Theo tôi nếu mà hàng dệt may Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ thì nó có nghĩa nó hấp dẫn người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Còn khi hệ thống khống chế đưa vào áp dụng mà không lưu ý tới sự phản đối của phía Việt Nam, chúng tôi sẽ cùng Hiệp Hội và cộng đồng doanh nghiệp yêu cầu Hoa Kỳ xem xét lại. Với doanh nghiệp chúng tôi khuyến cáo cần làm sao để sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

(Xin theo dõi chi tiết cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)