Dự án Khí sinh học cho ngành chăn nuôi của Việt Nam đoạt Giải thưởng Năng lượng toàn cầu

0:00 / 0:00

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Mối quan tâm hiện nay của nhiều quốc gia trên thế giới là tình trạng khan hiếm nhiên liệu. Tại Việt Nam, vấn đề xăng dầu ngày càng đắt đỏ, nguồn điện không đủ cung cấp… cũng gây đau đầu cho nhiều cơ sở sản xuất và người tiêu dùng. Tìm nguồn năng lượng thay thế là một công việc mà nhiều người đang cố đạt cho được.

NguyenThanhSon150.jpg
Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Dự án khí sinh học cho ngành Chăn nuôi của Việt Nam, nhận giải thưởng Năng lượng toàn cầu. Hình của Viện Chăn Nuôi.

Vừa qua có một dự án giúp người chăn nuôi tận dụng được nguồn khí phát sinh từ phân tải của vật nuôi tại Việt Nam nhận được giải thưởng giải năng lượng toàn cầu cũng nhờ vào mục tiêu vừa nêu.

Trong chuyên mục Sáng kiến & Đời sống kỳ này, Gia Minh phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Sơn , phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi đồng thời là giám đốc dự án về chương trình giúp Việt Nam lần đầu tiên giành được giải thưởng môi trường của Liên Hiệp Quốc là giải Năng Lượng Toàn Cầu, The Energy Globe Awards.

Gia Minh: Dự án khởi sự từ khi nào?

Ông Nguyễn Thanh Sơn: Dự án triển khai chính thức từ năm 2003; nhưng để chuẩn bị thì từ năm 1999. Vào năm 2002. Bộ Nông nghiệp Việt Nam và Bộ Phát triển Hà Lan ký văn kiện hỗ trợ cho dự án.

2003 triển khai ở 10 tỉnh, sau đó mở rộng ra Hà Nội và Thái Nguyên cho đến năm 2006. Thực hịên được 18 ngàn công trình. Trong giai đoạn bắt cầu có thêm 9 ngàn công trình. 2006 – 2010 là giai đoạn hai.

Gia Minh: Tổng số người hưởng lợi thế nào?

Ông Nguyễn Thanh Sơn: Số người hưởng lợi rất lớn, bình quân 27 ngàn công trình nhân cho 5 nhân khẩu. Ngoài ra còn giải quyết hằng năm 2000 lao động làm dịch vụ xây dựng công trình.

Gia Minh: Điều kiện để thụ hưởng chương trình?

Dự án triển khai chính thức từ năm 2003; nhưng để chuẩn bị thì từ năm 1999. Vào năm 2002. Bộ Nông nghiệp Việt Nam và Bộ Phát triển Hà Lan ký văn kiện hỗ trợ cho dự án.

Ông Nguyễn Thanh Sơn: Nông dân phải tham gia tự nguyện, và nuôi từ 5 con lợn và vài con trâu bò. Họ phải tự nguyện tham gia. Dự án hỗ trợ cho một hộ một triệu đồng và kỹ thuật.

Gia Minh: Kế hoạch mở rộng thế nào?

Ông Nguyễn Thanh Sơn: Các hộ nghèo thì thiếu khả năng về vốn ,nên phải lồng ghép với những chương trình khác.

Trong giai đoạn hai, thì ngoài vốn đóng góp của dân, vốn ODA của Hà Lan, thì còn nguồn vốn đóng góp của chính phủ Việt Nam. Sau khi được giải thì hy vọng dự án sẽ nâng thành chương trình quốc gia như của Trung Quốc, Đức…

Hy vọng trong thời gian gần thì sẽ lồng ghép với chương trình khác để thành chương trình quốc gia. Nếu chính phủ đầu tư 9,6 triệu Euro thì sẽ mở rộng ra 50 tỉnh.

Gia Minh: Những vùng nào có khả năng tạo ra nhiều khí sinh học?

Ông Nguyễn Thanh Sơn: Đó là những vùng phát triển chăn nuôi nhiều trên tám vùng sinh thái của Viêt Nam. Tây Nguyên cũng thực hiện thành công chương trình khí sinh học. Ở miền Bắc, Trung, Đông Nam Bộ cũng phát triển. Đó là những vùng đất chật người đông.

Gia Minh: Giải quyết được bao nhiêu phần trăm cho nhu cầu năng lượng?

Ông Nguyễn Thanh Sơn: 100% cho nhu cầu đun nấu và thắp sáng. Hằng năm có thể tiết kiệm từ 3 đến 5 triệu đồng.

Dự án đưa ra phương án quản lý và tiếp cận, quản lý dự án. Truớc khi xây dựng chúng tôi tập huấn công nghệ cho công nhân xây dựng. Ngoài ra còn đào tạo kỹ thuật viên từ xã, huyện, tỉnh để giám sát và nghiệm thu truớc khi quyết toán. Chỉ những công trình nào đưa vào sử dụng thì mới thanh toán. Hằng năm có kiểm tra sát xuất 10%

Gia Minh: Làm sao để đạt tiêu chuẩn hầm biogas?

Ông Nguyễn Thanh Sơn: Dự án đưa ra phương án quản lý và tiếp cận, quản lý dự án. Truớc khi xây dựng chúng tôi tập huấn công nghệ cho công nhân xây dựng. Ngoài ra còn đào tạo kỹ thuật viên từ xã, huyện, tỉnh để giám sát và nghiệm thu truớc khi quyết toán. Chỉ những công trình nào đưa vào sử dụng thì mới thanh toán. Hằng năm có kiểm tra sát xuất 10%

Gia Minh: Cám ơn ông.

Để kết thúc tạp chí Sáng kiến & Đời sống kỳ này, chúng tôi xin lược dịch về Giải Năng lượng Toàn cầu đụoc giới thiệu trên trang mạng chính thức về giải. Cách đây bảy năm ông Wolfgang Neuman khởi sự với giải mang tên “Gải thưởng Thế giới về Bền Vững”. Nay đổi lại là The Energy Globe Awards. Mục tiêu là thông tin đến mức rộng rãi nhất các dự án phát triển bền vững có khả năng đem lại hiệu quả.

Giải được trao cho những dự án từ khắp thế giới đưa ra giải pháp sử dụng cẩn trọng và kinh tế những nguồn năng lượng; hoặc đưa ra được nguồn năng lượng thay thế. Cơ cấu giải thưởng được phân theo khu vực, quốc gia, lục địa và quốc tế.

Bên cạnh đó là các giải thưởng cho nhóm dự án về việc sử dụng đất đai; nhóm các giải pháp về việc tiêu thụ năng lượng, nhóm liên quan đến việc sử dụng nguồn nuớc, nhóm các dự án về môi trường khí và nhóm các dự án nhắm đến giáo dục ý thức bảo vệ môi trường hco thế hệ trẻ. Hằng năm ban tổ chức nhận chừng 700 dự án từ khắp các nơi gửi về.

Dự án Khí sinh học cho ngành chăn nuôi của Việt Nam nhận được giải nhất quốc tế trong lĩnh vực môi trường khí và là một trong 94 giải quốc gia.

Giải thưởng mà Việt Nam vừa nhận được gồm một bức tượng nặng 17 kilogram và số tiền thưởng trị giá 10 ngàn euro.

Mục Sáng kiến & Đời sống kỳ này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Gia Minh chào tạm biệt.