Vì sao Việt Nam phải thành lập lực lượng bảo vệ cho du khách?
2006.03.01
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Thưa qúy vị, tin tức trong nước cho hay, kể từ tháng Tư năm nay, Việt Nam sẽ có lực lượng bảo vệ du khách, trước mắt, hoạt động ở địa bàn thành phố Sài Gòn.
Câu hỏi được nêu lên là tình hình an tòan du lịch Việt Nam hiện có gì đáng ngại không mà cơ quan chức năng du lịch Việt Nam cần thành lập lực lượng như vậy?
Qua cuộc phỏng vấn của Thanh Quang, thực hiện từ Bangkok, ông Lê Nhựt Tân, Phó giám đốc Sở Du lịch TPHCM giải thích:
“Rất là an toàn, không có vấn đề gì phải lo ngại hết nhưng sở dĩ tụi tui cho lập lực lượng bảo vệ là vì nhu cầu du khách ngày càng tăng. Thành ra tụi tui chỉ muốn đảm bảo sự an toàn tốt hơn cho du khách nên mới thành lập ra lực lượng này để hỗ trợ với các ngành công an, với các ngành để làm thôi.
Còn về tình hình an ninh chính trị ở Việt Nam nói chung và ở thành phố HCM nói riêng rất là tốt, tình mạng hay tài sản của du khách lâu nay cũng không có gì đáng tiếc xảy ra…”
(xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh phía trên)
Hôm qua ông Lê Nhựt Tân cho báo chí biết tuần tới sẽ làm việc với Hiệp hội Du lịch, Sở Công an, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, cùng các quận 1 và 3 nhằm phối hợp và thống nhất về quy chế thành lập lực lượng bảo vệ du khách.
Nguồn nhân lực của lực lượng sẽ do Công ty Dịch vụ Công ích thuộc Lực lượng Thanh niên Xung phong tuyển dụng và cung cấp. Sở Du lịch sẽ đảm nhận huấn luyện về ngoại ngữ và nghiệp vụ du lịch, Sở Công an dạy về nghiệp vụ bảo vệ và võ thuật.
Ngoài ra, còn thiết lập một đường dây nóng và một tổng đài điện thoại để tiếp nhận mọi thông tin từ du khách và xử lý mọi tình huống có thể xảy ra.
Được biết ngành du lịch sẽ phối hợp với một số cơ quan khác, như công an, Sở Lao động, Thương binh, Xã hội… để thành lập lực lượng này.
Dĩ nhiên là các nhân viên trong lực lượng bảo vệ du khách phải giỏi về võ thuật, nhưng còn các khía cạnh khác để phục vụ du khách như ngọai ngữ, nghiệp vụ du lịch.v.v… vẫn còn phải tiếp tục được huấn luyện, đào tạo.
Các tin, bài liên quan
- Tình trạng gọi là “cháy phòng” khách sạn tại Việt Nam
- Ông Đỗ Anh Thư, với dịch vụ xích lô “Không Lo Âu” (phần 1)
- Phố “Tây Ba Lô” ở Sài Gòn (phần 2)
- Sài Gòn: Lực lượng Thanh niên Xung phong lãnh nhiệm vụ bảo vệ du khách
- Phố “Tây Ba Lô” ở Sài Gòn (Phần 1)
- Đi lễ chùa Hương
- Văn hoá Tết Việt Nam trong mắt du khách ngoại quốc
- Những mặt tích cực và tiêu cực của ngành du lịch Việt Nam
- Việt kiều về Việt Nam ăn Tết ngày càng đông
- Người nghệ sĩ chơi đàn Hạ Uy Cầm ở Phố cổ Hội An
- Ngày càng có nhiều du khách ngoại quốc đến thăm Việt Nam
- Vì sao du lịch Việt Nam vẫn chưa giữ chân được khách quốc tế?
- Hơn 50% hướng dẫn viên du lịch không thạo ngọai ngữ
- Hơn 50% hướng dẫn viên du lịch Việt Nam không biết ngọai ngữ
- Khoảng hơn 100,000 Việt kiều về nước ăn Tết Nguyên Đán Bính Tuất
- Nhiều du khách bị công ty lữ hành lừa khi du lịch đến Thái Lan
- Hà Nội được bình chọn là 1 trong 5 thành phố du lịch tốt nhất Châu Á
- Du khách Mỹ đến Việt Nam tăng mạnh