Nguyên nhân và hậu quả của nạn buôn người từ Việt Nam sang Đài Loan
2005.04.27
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Vào tuần lễ đầu tiên của tháng Năm tới, hội nghị phòng chống tệ nạn buôn người sẽ diễn ra tại thủ đô Đài Bắc của Đài Loan, qui tụ những viên chức thừa hành pháp luật, những người chuyên họat động cho nhân quyền, các nhà xã hội học, một số các tổ chức ngoài chính phủ . Việt Nam cũng được mời tham dự hội nghị này.
Từ cuối tháng 12 năm 2004, vì số người Việt sang Đài Loan làm việc mà bỏ trốn ra ngoài quá cao, bộ lao động sở tại quyết định ngưng tiếp nhận công nhân Việt trong một thời gian. Tháng Giêng 2005, bộ lao động bản xứ lại ra thông báo không nhận phụ nữ Việt Nam sang Đài Loan làm nghề giúp việc nhà nữa.

Biện pháp của nhà chức trách
Trong khi đó, tại Việt Nam, nhà nước bắt đầu kiểm sóat chặc chẽ hơn, đóng cửa một số công ty môi giới lao động lẫn môi giới hôn nhân qua Đài Loan. Tuần trước, chính phủ ra qui định mới là kể từ nay phụ nữ trong nước muốn lấy chồng ngọai quốc thì phải biết nói tiếng nước ngoài.
Phải chăng đây là phản ứng không có không được của giới hữu trách Đài Loan và Việt Nam trước những vụ việc tiêu cực quá rõ rệt mà công nhân và cô dâu Việt qua Đài Loan là nạn nhân. Tại sao vẫn có nhiều người thích đi Đài Loan làm việc hoặc cấhp nhận lấy những ôntg chồng Đài Loan đáng tuổi cha chú của mình?
Liệu những biện pháp răn đe của chính phủ có giải quyết được tận gốc vấn đề nổi cộm này không?
"Kỹ nghệ buôn người"
Trong lần từ Đài Loan về Hoa Kỳ thăm gia đình mới đây, nhưng quan trọng nhất là gặp gỡ một số viên chức trong bộ ngọai giao ở Washington DC Mỹ để trình bày về tệ trạng buôn người ở Đài Loan, chị Mỹ Nga, đã cộng tác với linh mục Nguyễn Văn Hùng ở Đài Loan ba năm nay để tìm cách giúp đỡ những công nhân và cô dâu Việt Nam, đã giúp Thanh Trúc một lần nữa hiểu thêm ngọn nguồn về những câu hỏi vừa nêu ra trong mục Đời Sống Khắp Nơi hôm nay.
Bạn nghĩ gì về sự kiện này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Đây là những câu hỏi không có gì mới, chỉ quanh đi quẩn lại là vì đâu công nhân Việt Nam bị môi giới bóc lột, thiếu nữ Việt Nam bị lừa vào đường mãi dâm, cô dâu Việt Nam bị nhà chồng Đài Loan ngược đãi , hành hạ, phụ nữ giúp việc nhà Việt nam bị ông chủ Đài Loan xâm hại tình dục.
Đối với mục Đời Sống người Việt Khắp Nơi và Thanh Trúc, chừng nào những chuyện này chưa sáng tỏ thì chừng ấy những câu hỏi vừa kể vẫn phải lập lại. Còn đối với chị Mỹ Nga, từng chứng kiến những cảnh thực đời thực của công nhân và cô dâu Việt ở Đài Loan, thì họ là những mắt xích trong guồng máy mà chị gọi là kỹ nghệ buôn người.
Hiện trạng cô dâu Việt Nam ở Đài Loan
Chị Mỹ Nga cho biết hiện có khoảng 100.000 người Việt Nam lao động ở Đài Loan, và con số cô dâu Việt ở Đài Loan cũng trên dưới 100.000: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Thưa quí thính giả, khi đến với Mục Đời Sống Khắp Nơi để trình bày thêm về hiện trạng cô dâu Việt Nam ở Đài Loan, chị Mỹ Nga đề cập và phân tích về hai yếu tố tác động, đó là kinh tế và xã hội. (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Cách đây hai tuần, chị Mỹ Nga về thăm Việt Nam. Được hỏi chị thấy nổ lực của chính phủ trong việc phòng chống để giảm thiểu tệ nạn buôn người từ Việt Nam qua Đài Loan có hiệu quả ra sao, chị Mỹ Nga kể: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi đến đây tạm ngưng. Thanh Trúc xin hẹn tái ngộ quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.
Những bài liên quan
- Công ty môi giới hôn nhân Singapore quảng cáo rao bán cô dâu Việt Nam
- 98 trong số 2,000 thuyền nhân Việt ở Philippines được tái định cư tại Na Uy
- Đạo diễn trẻ Lê Văn Kiết và phim "Bụi Đời"
- Cộng đồng người Việt tại Mỹ giúp đỡ nạn nhân sóng thần người Miến ở Thái Lan
- Nữ diễn viên nổi tiếng Kiều Chinh, xưa và nay
- Nghề cấy trầm hương tự tạo ở Việt Nam
- Ðà Lạt và kế hoạch giải tỏa khu dân cư
- Câu chuyện của 53 thuyền nhân Việt Nam vượt biển đến Australia
- Thuyền nhân Việt Nam trở lại thăm đảo Galang, Indonesia
- Thuyền nhân Việt Nam trở về thăm lại đảo Bidong
- Câu chuyện của một người Mỹ gốc Việt trở về tìm kiếm người mẹ ruột sau 30 năm xa cách (II)
- Đại sứ Mỹ Michael Marine gặp gỡ cộng đồng người Việt tại San Francisco
- Tường trình cuộc gặp gỡ giữa Đại sứ Michael Marine với Cộng đồng Người Việt Bắc Cali
- Những thuyền nhân Việt Nam nào ở Philippines sẽ được sang Canada tị nạn?
- Vì sao sự đóng góp của người Việt hải ngoại vào trong nước còn rất hạn chế?