Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm Cambodia
2005.12.09
Nguyễn Bình tường trình từ Phnompenh
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Dy Niên đã thực hiện chuyến thăm Cambodia một ngày, vào hôm thứ ba, mùng 6 tháng 12 năm 2005, để ký vào văn bản trao đổi Hiệp ước bổ sung cho Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa 2 nước Việt Nam và Cambodia năm 1985.

Hai ông Bộ trưởng Ngoại giao Cambodia và Việt Nam đã tổ chức Lễ trao đổi văn kiện Hiệp ước biên giới bổ sung vào buổi chiều thứ ba, ngày 6 tháng 12 năm 2005 tại Văn phòng Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Cambodia, cùng với lời hứa hẹn là 2 bên sẽ thực hiện đúng những điều khoản đã qui định trong Hiệp ước.
Lãng tụ đảng đối lập Sam Rainsy từng cho rằng Hiệp ước biên giới bổ sung này bất lợi cho Cambodia, thì không mấy vui trước lễ trao đổi văn kiện của 2 ông Bộ trưởng đã diễn ra tại thủ đô Phnom Penh.
Hiệp ước biên giới bổ sung
Hiệp ước bổ sung cho Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa 2 nước Việt Nam và Cambodia có từ năm 1985, đã được Thủ tướng Cambodia, Hun Sen và Thủ tướng Việt Nam, Phan Văn Khải ký vào ngày 11 tháng 10 năm 2005 vừa qua tại Hà Nội. Sau đó, Quốc hội Cambodia thông qua hiệp ứơcvào ngày 11 tháng 11, một tháng sau khi Thủ tướng hai nước ký kết.
Nhà vua Sihamuni phê chuẩn Hiệp ước vào ngày 30 tháng 11 năm 2005, trước làn sóng phản đối của Đảng đối lập và các tổ chức dân sự ở Cambodia vì họ cho rằng Hiệp ước đó làm cho Cambodia mất đất. Còn phía Việt Nam, thì Quốc hội đã phê chuẩn vào vào ngày 29 tháng 11 năm 2005 vừa qua.
Ông Phó thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Cambodia, Hor Nam Hong, là người đại diện cho phía Cambodia ký vào biên bản trao đổi văn kiện. Ông nói rằng phía Cambodia sẽ thực hiện đúng theo nguyên tắc đã thỏa thuận về việc cấm cột mốc biên giới giữa hai nước. Dự kiến, việc này sẽ kết thúc vào năm 2008.
Theo thông lệ quốc tế, mọi Hiệp ước song phương sau khi được phê chuẩn, phải tổ chức lễ trao đổi văn kiện được phê chuẩn ấy, thì Hiệp ước đó mới có hiệu lực thi hành. Thủ tướng hai nước đã hứa hẹn sẽ giải quyết xong vấn đề biên giới trước năm 2008.
Khi giới báo chí hỏi chừng nào Hiệp ước biên giới bổ sung này được thi hành, thì ông Bộ trưởng Hor Nam Hong trả lời rằng ông chưa nói được thời điểm chính xác, nhưng ông mong rằng sẽ được thi hành trong một tương lai gần.
Phản đối
Về phía đảng đối lập Sam Rainsy, phát ngôn viên đảng này tuyên bố rằng ông ta lấy làm tiếc trước việc Quốc hội Cambodia thông qua Hiệp ước vừa kể, sau đó thì được Nhà vua Sihamoni phê chuẩn. Lý do được ông đưa ra là việc đo đạc thực địa được chính phủ giải trình trước đây vẫn chưa minh bạch.
Nhiều tờ báo của đảng đối lập phát hành vào hôm thứ tư, ngày 7 tháng 12 cho rằng Nhà vua Sihamoni bị chính phủ Phnom Penh gây áp lực buộc phải phê chuẩn Hiệp ước biên giới bổ sung này.
Các báo đài của đảng đối lập và giới truyền thông độc lập từ trước tới nay vẫn cho rằng Hiệp ước biên giới bổ sung vừa kể làm cho Cambodia mất đất, còn chính phủ Phnom Penh thì phản bác lại, nói rằng Hiệp ước ấy không làm cho Cambodia mất đất mà còn được thêm.
Những bài liên quan
- Thủ tướng Hun Sen cảnh báo về một cuộc cách mạng ở nông thôn Campuchia
- Bà Banquita Walsh Collum thăm gia đình ông Man Sonando
- Vấn đề người Hồi giáo ở biên giới Thái Lan - Campuchia
- Mìn còn sát lại từ thời chiến phát nổ, giết chết 14 nông dân Campuchia
- Cambodia mở chiến dịch tuyên truyền về bệnh AIDS
- EU yêu cầu Cambodia trả tự do cho 2 người phản đối hiệp định biên giới Cambodia-Việt Nam
- Quốc hội Campuchia thông qua Hiệp ước bổ sung
- Khủng hoảng chính trị ở Campuchia sẽ kết thúc trước lễ hội đua thuyền vào ngày 15/11
- ADB viện trợ 18 triệu đôla cho dự án cung cấp nước sạch tại 5 tỉnh của Campuchia
- Đảng Sam Rainsy ủng hộ nền quân chủ lập hiến
- Thủ tướng Hun Sen dọa sẽ thay đổi chế độ quân chủ lập hiến thành chế độ Cộng hòa
- Tòa án Campuchia truy tố ông hoàng Sisowath Thomico
- Thủ tướng Hun Sen cảnh báo về tình trạng buôn lậu vũ khí ở Campuchia
- Người dân Campuchia được lợi từ hiệp ước biên giới với Việt Nam
- Tranh chấp biên giới trong tâm tư người Campuchia
- Giám đốc đài FM 105 bị bắt vì tố cáo Thủ tướng Hun Sen nhượng đảo Phú Quốc cho Việt Nam
- Xung quanh chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Thủ tướng Hun Sen
- Việt Nam sẽ giải quyết các tranh chấp biên giới với Campuchia bằng đối thọai
- Cảnh sát Campuchia đập phá 200 nhà dân ở thủ đô Phnom Penh
- Một cựu tướng quân đội Hòang gia Campuchia bị bắt giữ tại Việt Nam