Ngành giáo dục Việt Nam sẽ thật sự đổi mới sau 10 năm tới
2006.07.07
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Sau khi ông Nguyễn Thiện Nhân được bầu chọn làm tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì công luận trong nước gần như đồng loạt tán thành nhân vật mới này. Nhưng liệu ông có kham nỗi di sản giáo dục gay go vốn tích lũy từ nhiều thập niên qua hay không ? Tổng hợp thông tin liên hệ, Thanh Quang trình bày vấn đề như sau.
Giữa lúc nền giáo dục Việt Nam bị than phiền là yếu kém và nhiều tiêu cực, thì sự xuất hiện của tân Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân được công luận trong nước xem tựa như cơn gió mát bắt đầu thổi qua vùng đất khô cằn từ bấy lâu nay.
Lạc quan
Một điểm nổi bật là, theo lời một chuyên gia giáo dục ở Hà Nội, ngay sau khi nhậm chức, bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân “đã có sự trao đổi khá kịp thời, thẳng thắn, cởi mở, và đặc biệt là có sự so sánh giữa căn bệnh thành tích trong nhà trường phổ thông với căn bệnh buôn lậu trong kinh tế”.
Trong mấy ngày qua, tin tức trong nước đề cập tới rất nhiều ý kiến - của các nhà giáo, các chuyên gia, phụ huynh học sinh, bạn đọc -bày tỏ tin tưởng ở sự lèo lái con thuyền giáo dục của ông Nguyễn Thiện Nhân tới mục tiêu mà ông Nhân tỏ ra lạc quan qua một lá thư đăng trong báo Tuổi Trẻ rằng “10 năm tới, nền giáo dục Việt Nam sẽ có những bước phát triển mới, xứng đáng với đòi hỏi của sự nghiệp hiện đại hóa-công nghiệp hóa đất nước…”
Mới đây, Tiến Sĩ Lê Quang Minh, Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ cũng bày tỏ sự tin tưởng ở tân Bộ trưởng Giáo dục này:
Mấy ngày nay dự luận thông qua báo chí cho biết một số nhà giáo uy tín ở Việt Nam có đăng một số bài báo, có vẻ rất ủng hộ tân Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân. Tôi cho rằng nền giáo dục hiện nay rất cần những cải cách để cho kịp với các nước. Tôi tin rằng bộ trưởng mới này sẽ là một nhà cải cách. Với những background của ông, thì tôi rất tin ở điều này.
“ Mấy ngày nay dự luận thông qua báo chí cho biết một số nhà giáo uy tín ở Việt Nam có đăng một số bài báo, có vẻ rất ủng hộ tân Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân. Tôi cho rằng nền giáo dục hiện nay rất cần những cải cách để cho kịp với các nước. Tôi tin rằng bộ trưởng mới này sẽ là một nhà cải cách. Với những background của ông, thì tôi rất tin ở điều này.”
Theo giáo sư Phạm Phụ, thì “giáo dục là một vấn đề lớn, đổi mới giáo dục cũng như chữa trị cho được những ‘căn bệnh nan y’ của giáo dục là một công việc dài hạn của xã hội”. Vẫn theo GS Phạm Phụ thì “tân bộ trưởng (Nguyễn Thiện Nhân) có thể đưa ra những giải pháp chiến lược…, thậm chí có thể phải phủ định một cái gì đó để đổi mới thật sự nền giáo dục nước nhà”.
Giải quyết tận gốc rễ
Giáo sư Tiến sĩ Dương Thiệu Tống lưu ý rằng “Bộ trưởng mới hãy đổi mới giáo dục thật sự chứ không phải đổi mới trên lý thuyết”. Giáo sư Tống nhấn mạnh rằng nếu không đổi mới ngay bây giờ sẽ không còn kịp nữa; và ông mong là “ông bộ trưởng nên bình tĩnh xem xét lại tất cả những ưu, khuyết điểm của ngành. Hãy dũng cảm nhìn nhận cái sai vì sai không phải là xấu…”.
Tiến sĩ Hùynh Văn Sơn thì hoan nghênh ông Nguyễn Thiện Nhân qua “việc trả lời công luận bằng một bức thư của ông bộ trưởng thể hiện sự lắng nghe, tôn trọng của người lãnh đạo đối với người dân”.
Nhưng Tiến sĩ Sơn cho rằng “những vấn nạn trong ngành phải được giải quyết tận gốc rễ, chứ không đơn thuần là ‘hư chỗ nào thì chữa chỗ đó’ hay ‘xấu chỗ nào thì che chỗ đó’ ”.
Trong khi đó một độc giả của báo Tuổi Trẻ nhận xét rằng “chúng ta vẫn biết chất lượng giáo dục tồi tệ bấy lâu nay có một nguyên nhân cơ bản thuộc về chất lượng con người trong bộ máy quản lý của ngành giáo dục, đó là bệnh hình thức.
Bộ máy lãnh đạo của địa phương, của ngành đã chạy theo thành tích, tạo nên sức ép đối với cơ sở. Sức ép thành tích đặt lên vai kẻ cơ hội mà không có năng lực đã tạo nên thành tích giả dối”.
Và bạn đọc này nêu lên câu hỏi với tân bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân rằng “ông sẽ phải làm gì và làm như thế nào nâng cao chất lượng giáo dục khi mà dưới ông có những người bất chấp mọi giá để đạt được thành tích?”.
Các trường hoặc các tỉnh đều chạy theo thành tích. Tỉnh này cạnh tranh với tỉnh kia, trường này cạnh tranh với trường kia. Thành ra những tiêu cực đó phát sinh từ các chỉ tiêu đề ra. Mà trong nền giáo dục có tình trạng cạnh tranh như vậy thì nói chung nó đưa đến những tiêu cực là điều đương nhiên rồi.
Bệnh thành tích
Bệnh thành tích cùng bệnh học thuộc lòng là hai vấn đề mà bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân có đề cập tới lá thư gởi bạn đọc báo Tuổi Trẻ.
Cái “sức ép thành tích” ấy được một giáo viên cấp 3 ở Saigòn mô tả: “Các trường hoặc các tỉnh đều chạy theo thành tích. Tỉnh này cạnh tranh với tỉnh kia, trường này cạnh tranh với trường kia. Thành ra những tiêu cực đó phát sinh từ các chỉ tiêu đề ra. Mà trong nền giáo dục có tình trạng cạnh tranh như vậy thì nói chung nó đưa đến những tiêu cực là điều đương nhiên rồi”
Một bạn đọc khác thì cho rằng “bệnh thành tích là cách gọi trốn tránh tên thật của bệnh dối trá – một thứ bệnh không chỉ có trong ngành giáo dục Việt Nam”. Theo độc giả của báo Tuổi Trẻ này thì “ Nếu chỉ có ngành giáo dục Việt Nam mà chữa bệnh dối trá trong khi các ngành khác và tòan xã hội không chữa thì…bệnh của ngành giáo dục còn rất lâu mới khỏi…được”.
Vẫn theo ý kiến bạn đọc Tuổi Trẻ thì “nguồn gốc của bệnh thành tích có lẽ xuất phát từ sự giả dối đang lan tràn trong xã hội chúng ta. Làm sao không đua bằng cấp khi người ta lấy thước đo bằng cấp để thăng tiến hay để cản đường chứ không phải là năng lực, tài năng”.
Tinh thần liêm sĩ
Tiến sĩ Lê Quang Minh cũng nhắc tới “ bệnh bằng cấp” như sau: “Ở Việt Nam tới bằng tiến sĩ mà nó còn không có chất lượng thì mọi cái chuyện khác khỏi bàn nữa. Những lọai chứng chỉ này chứng chỉ kia cái giá trị thực sự nó thấp lắm.”
Có lẽ những ý kiến tiêu biểu vừa rồi phần nào thể hiện điều mà chính tân Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân qua bức thư đăng trong báo Tuổi Trẻ nhìn nhận rằng “ những khó khăn, yếu kém trong ngành giáo dục nước ta hiện nay đang làm cả dân tộc lo lắng”.
Tâm trạng hân hoan đợi chờ “ngọn gió mát” Nguyễn Thiện Nhân thổi tới, cùng những băn khoăn trăn trở cho nền giáo dục được bày tỏ vào lúc báo chí đề cập tới tình trạng tiêu cực tiếp diễn qua đợt tuyển sinh đại học 2006 ở Việt Nam hiện giờ, từ việc “Thi hộ, thi kèm vẫn trầm trọng”, “Phát hiện một đường dây thi thuê đại học” cho tới “phát hiện nhiều gian lận qua điện thọai di động”.
Giáo sư Tiến sĩ Dương Thiệu Tống cảnh báo rằng “ tiêu cực thi cử thời nào chẳng có, nơi nào chẳng có nhưng” ông “lo vì gian lận đã trở thành phổ biến, gian lận mà người ta không thấy xấu hổ”. Và ông nhấn mạnh rằng “đã đến lúc phải giáo dục cho học sinh ‘tinh thần liêm sĩ’ ngay từ bậc tiểu học”.
Những bài liên quan
- Gian lận thi cử tại Việt Nam, căn bệnh trầm kha (phần 2)
- Làm gì để giải quyết tận gốc những tiêu cực học đường?
- Gian lận thi cử tại Việt Nam, căn bệnh trầm kha (phần 1)
- Giới trẻ Việt Nam ngày nay thiếu hiểu biết về giới tính và an toàn tình dục
- Việc dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam chưa đạt hiệu quả
- Nạn gian lận thi cử ngày càng phổ biến ở Việt Nam
- Thí sinh không nhận được giấy báo hay lỡ bị mất vẫn sẽ được dự thi đại học
- Phỏng vấn anh Ngô Ðức Thành về tình hình dự báo khí tượng thủy văn tại Việt Nam
- Hoa Kỳ yêu cầu Bộ Ngoại Giao Bỉ dẫn độ ông Bửu Huy về Florida
- IVCE sẽ tổ chức 6 kỳ hội thảo liên tiếp về du học tại Việt Nam
- Việt Nam sửa đổi một số điểm quan trọng trong quy chế tuyển sinh
- Lưu xá La Vang cho nữ sinh nghèo ở Việt Nam
- Quy mô phát triển của Đại học Cần Thơ
- Cô sinh viên Nguyễn Thị Phương Dung, gương mặt trẻ tiêu biểu 2005 của Việt Nam
- Ý kiến của một sinh viên về nền giáo dục Việt Nam hiện nay
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 5-5-2006)
- Sinh viên Mỹ bị hành hung ngay thủ đô Hà Nội
- Bi quan hay lạc quan trước tương lai giáo dục Việt Nam (bài 4)
- Tại sao Việt Nam có nhiều tiến sĩ giả? (Bài 3)
- Những điều cần làm ngay nhằm cải thiện ngành giáo dục Việt Nam (Bài 2)
- Nhận xét chung về nền giáo dục hiện nay ở Việt Nam (bài 1)
- Các thủ đoạn gian lận trong phòng thi ngày càng tinh vi hơn
- Phòng trọ cho sinh viên liên tục tăng giá
- Những bước cần chuẩn bị khi đi du học Mỹ (phần 3)
- Những bước cần chuẩn bị khi đi du học Mỹ (phần 2)