Học sinh trung học Việt Nam qua Mỹ theo chương trình Trao đổi văn hoá (phần 2)

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Đề mục của Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay vẫn là Chương Trình Giao Lưu Văn Hoá học sinh cấp trung học từ Việt Nam sang Hoa Kỳ trong một năm, còn gọi là Chương trình Trao Đổi Du Học Sinh.

0:00 / 0:00
ExchangeStudent200.jpg
Dũng và cô bạn người Ðài Loan.

Trong mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi phát đi tối thứ Năm tuần trước, Tiến Trường, Anh Thư và Dũng đã kể về bước đầu bỡ ngỡ vào học đường Mỹ tại những tiểu bang các em được đưa tới. Trường đến thành phố Farmington bang Arkansas, Anh Thư ở thành phố Louisville bang Kentucky, Dũng tới thành phố Mineral Wells bang Texas.

Các bạn trẻ đã nhận xét và so sánh cái hay cái dở giữa hai nền giáo dục Mỹ và Việt Nam trong tầm nhận thức của mình. Trở lại cùng quí vị hôm nay, Trường, Anh Thư và Dũng sẽ nói đến sự va chạm văn hoá các em phải đối diện trong những gia đình bảo trợ, tức những host families ở đây. Đầu tiên là ý kiến của Trường.

Trường: Đối với em thì gia đình này rất là tốt. Có một điều em muốn chia sẻ là đối với em qua đây vài tuần là coi như em làm quen hết mọi việc trong nhà rồi, nên em giống như là em lấy cái gì tuỳ ý mà không xin phép người ta nên người ta cứ tưởng em là vô nhà người ta mà giống như là ở một mình vậy. Cái đó cũng là vấn đề của em. Còn bây giờ thì quen hết rồi nên nó cũng đỡ.

Thanh Trúc: Ngoài ra thì còn điều gì khác không Trường?

Trường: Điều khác thì cũng là làm gì mình cũng phải xin phép, rồi khi người ta làm gì cho mình mình cũng phải cảm ơn, muốn cái gì mình cũng phải hỏi ý người ta trước chứ đừng tự ý làm.

Thanh Trúc: Đúng rồi, tại vì họ nghĩ rằng các em còn nhỏ, và bên cạnh việc bảo trợ họ còn có nhiệm vụ hướng dẫn cho các em nữa. Không biết Anh Thư có đồng ý như vậy không?

Anh Thư: Qua đây thì chủ yếu là mình phải có host family trước. Nhưng mà hình như bạn Dũng lúc mới qua thì có host family sau đó lại chuyển qua IEC đúng không vậy?

Dũng: Thì từ từ em sẽ nói sau.

Host Family là những người chính thức nhân nuôi mình, còn IEC là những người khi mình gặp vấn đề gì thì mình gọi điện thoại để họ giải quyết vấn đề của mình.

Anh Thư: Thì ý mình muốn hỏi trước đã.

Thanh Trúc: Như vậy thì phải giải thích Host Family là gì và IEC là gì, bởi sau khi Anh Thư nêu ra vấn đề thì cũng nên nói rõ cho mọi người hiểu.

Anh Thư: Host Family là những người chính thức nhân nuôi mình, còn IEC là những người khi mình gặp vấn đề gì thì mình gọi điện thoại để họ giải quyết vấn đề của mình.

Thanh Trúc: Anh Thư có gặp trường hợp đó không?

Anh Thư: Nói chung qua đây mà gặp vấn đề gì thì tốt nhất người ta thường khuyên mình là nên nói với IEC, nhưng mà tuỳ trường hợp có nên nói hay không nên nói, tại vì người IEC đó là bạn rất thân với gia đình Host Family này, mình nói ra mà hai người bạn thân binh nhau là mình đi đứt rồi. Bởi vậy chắc em không nói đâu, cùng lắm thì nói với ba mẹ để ba mẹ khuyên mình thôi chứ biết sao giờ.

Thanh Trúc: Chị Thanh Trúc xin ngắt lời Anh Thư ở đây là thay vì báo với IEC thì có thể nói với cơ quan hay là tổ chức ở bên Việt Nam đã đưa các em qua đây?

Anh Thư: Nếu muốn biết về vấn đề đó thì qua lời bạn Dũng chị sẽ biết rõ thêm, tại nếu nói với cơ quan đó thì mọi chuyện sẽ rắc rối hơn.

Thanh Trúc: Dũng có thể giải thích rõ về trường hợp của em.

Dũng: Lúc mới qua đây thì em gặp rất nhiều vấn đề. Khi còn ở Việt Nam lúc nào mình cũng mơ tưởng ở Mỹ là gia đình tốt đẹp rồi giàu có nên mình cũng sung sướng. Nhưng mà khi tới gia đình host đầu tiên thì mình rất thất vọng tại vì bà này li dị chồng và có hai con phải nuôi. Ngoài ra còn có rất nhiều chó mèo ở trong nhà mà mình thì không thích chó mèo tí nào.

Em cảm thấy yên tâm, những vẫn còn nhiều vấn đề vì ngay từ đầu quan hệ của mình với gia đình host đầu tiên và quan hệ với bà IEC thì không được tốt đẹp, lúc nào họ cũng nói xấu về mình với trụ sở chính ở Boston nên ông bà host hiện giờ nhiều khi cũng nghi ngờ.

Với lại mình phải chia sẻ phòng chứ không có phòng riêng nên lúc đầu em rất là thất vọng. Em có mấy người bác ở đây rồi thì cũng có ý định chuyển qua vì thấy điều kiện sống khó khăn quá.

Thanh Trúc: Tức là những người bà con của em ở đây họ muốn chuyển em qua sống với họ hay sao?

Dũng: Dạ đúng rồi vì họ thấy điều kiện không được thuận lợi nên họ cũng có ý đó nhưng tại em làm việc với trụ sở chính ở Boston thì họ không cho, nên từ đó mối quan hệ giữa em với gia đình host không được như lúc đầu nữa.

Em cũng có làm việc với IEC là người thường xuyên tư vấn cho em nhưng mà thấy không có khả quan gì hết. Sau đó một tháng, tự vì chuyện không được tốt, bà trong host family không quan tâm đến em nên em được chuyển qua nhà bà IEC.

Thanh Trúc: Qua nhà người IEC này thì em thấy sao?

Dũng: Em thấy cũng tốt, nhưng mà họ nhận nuôi nhiều qua, tới bốn du học sinh nên cơ sở vật chất thì thật là khó khăn, em phải ngũ trên ghế xa lông ngoài phòng khách chứ không có giường hay là gì hết. Rồi chó mèo thì nó cứ ở trong nhà nó chạy bừa bãi vậy đó.

Thanh Trúc: Cho đến lúc này thì tình trạng của Dũng như thế nào?

Dũng: Sau hai tháng thì ba IEC tìm được cho em một gia đình host. Chuyện cũng là tình cờ thôi, em gặp họ trong một quán ăn thì họ có ý định nhận nuôi em, với lại họ thích làm việc từ thiện, họ hay làm việc trong nhà thờ nên họ nhận nuôi em. Gia đình host này rất là tốt.

Thanh Trúc: Bây giờ em cảm thấy yên tâm rồi?

ExchangeStudent200b.jpg
Dũng và cô bạn người Phần Lan.

Dũng: Em cảm thấy yên tâm, những vẫn còn nhiều vấn đề vì ngay từ đầu quan hệ của mình với gia đình host đầu tiên và quan hệ với bà IEC thì không được tốt đẹp, lúc nào họ cũng nói xấu về mình với trụ sở chính ở Boston nên ông bà host hiện giờ nhiều khi cũng nghi ngờ.

Thanh Trúc: Trường và Anh Thư muốn chia sẻ thêm điều gì nữa?

Anh Thư: Em muốn nói là mình không phải con ruột của họ, cho dù họ có nói mình là con thì họ cũng không bao giờ đối xử với mình như vậy. Bởi vậy khi gặp trường hợp họ làm tổn thương tình cảm của mình thì mình cũng cố vượt qua tại vì buồn hoài thì cũng như vậy thôi, không thể nào tiến triển hơn được.

Như là mình đi vào siêu thị thì hồi đó mình đi với má mình, mình muốn đi đâu thì má mình đi theo mình để mua đồ. Còn bên đây mình đi thì mình đi, họ đi thì họ đi họ cũng chẳng đợi mình. Có khi họ đã hoàn tất rồi họ đi ar xe mà họ cũng không kêu mình. Lúc mình quay qua quay lại thấy mất tiêu mới lò dò chạy theo.

Thanh Trúc: Trường thì sao?

Trường: Ba má hiện tại rất là thương em, thường hỏi là nếu mà muốn đi đâu thì phải nói trước để ba má sắp xếp thời gian. Ba má nuôi của em bây giờ là RC chứ không phải IEC, coi nguyên cả bang Arkansas nên rất bận rộn. Nếu em muốn đi đâu thì ba má sẽ cố sắp xếp nhanh để mà đi, bởi vậy lúc nào ba má cũng hỏi thăm này nọ. Nói chung thì cuộc sống bây giờ rất là tốt rồi.

Thanh Trúc: Với kinh nghiệm các em trải qua, hết một năm rồi trở về nước thì khi biết có những bạn khác sẽ đi theo chương trình trao đổi du học sinh các em sẽ khuyến khích, ngăn cản hay có gì thiết thức để khuyên họ?

Trường: Theo em thì kinh nghiệm thứ nhất là đừng có sợ. Hồi em mới qua em cứ nghĩ tiếng Anh mình không có giỏi nên em rất ít nói chuyện với người ta.

Thanh Trúc: Ngoài ra thì mình còn học thêm điều gì nữa?

Theo em thì kinh nghiệm thứ nhất là đừng có sợ. Hồi em mới qua em cứ nghĩ tiếng Anh mình không có giỏi nên em rất ít nói chuyện với người ta.

Trường: Đừng nên làm người ta buồn, đừng nên đánh nhau với con người ta, hãy cố gắng nói chuyện với người ta, cố gắng nói nhiều.

Dũng: Theo mình thì sau một năm học tập nếu cần truyền lại kinh nghiệm mình sẽ nói là đừng có mơ tưởng nhiều qua bên này sẽ thất vọng tại nhiều cái không như mình mong muốn. Với lại ở đây nên cởi mở tiếp xúc với mọi người, và hai câu thường nói nhất là Thank You và Sorry mỗi lần mình làm sai hay được người ta cho cái gì. Dù việc nhỏ việc lớn gì cũng phải nói chứ không thì họ để bụng họ không có thích mình.

Thanh Trúc: Chị Thanh Trúc nghĩ còn thiếu một chữ nữa đó …

Dũng: Excuse me..

Trường: Appreciate…

Thanh Trúc: Appreciate, một hình thức cảm ơn đó, nhưng còn một chữ nữa gọi là magic word, rất có hiệu quả khi em nhờ người ta một chuyện gì …

Anh Thư: Please?

Thanh Trúc: Đúng như thế. Anh Thư muốn bổ túc gì không?

Anh Thư: Em muốn bổ túc nhiều lắm, em qua đây thì vô nhằm cái gia đình host family, ông host có cái chân bị tổn thương vì ông bị tiểu đường, còn bà vợ thì rất là nhạy cảm, đụng một cái là khóc liền. Bởi vậy nói năng phải cẩn thận. Cái điều làm mình bực mình là bà ấy là giáo viên, thường bắt mình làm những thứ mình không muốn. Bà hỏi cái gì mình phải suy nghĩ trước khi trả lời, chưa kịp trả lời thì bả giận nói là mình "rude".

Mỗi lần có ai hỏi em là bạn từ đâu tới, em nói với họ em là người Việt Nam thì họ nhìn em bằng ánh mắt …Sau khi đã quen dần thì bọn họ không cón nhìn em như vậy nữa thì em hỏi tại sao lúc trước nhìn em như vậy, bọn họ mới nói ạti vì lúc trước Việt Nam với Hoa Kỳ có chiến tranh với nhau rồi nhiều cái lắm. Em nghĩ điều này thật là điên.

Thanh Trúc: Đó là những va chạm đầu tiên khi các bạn đến ở với những host families, những gia đình bào trợ các bạn. Các bạn có nhận thấy văn hoá Mỹ có nhiều nét khác biệt với văn hoá Việt Nam không?

Dũng: Rất là khác. Theo ý mình thì người Châu Á thân thiện hơn người Mỹ.

Anh Thư: Chính xác một trăm phần trăm.

Dũng: Tại người Mỹ thì em đã ở tất cả ba gia đình rồi, em thấy họ lúc nào cũng tính toán chứ không có thân thiện hay giúp đỡ như người Châu Á mình.

Trường: Mỗi lần có ai hỏi em là bạn từ đâu tới, em nói với họ em là người Việt Nam thì họ nhìn em bằng ánh mắt …Sau khi đã quen dần thì bọn họ không cón nhìn em như vậy nữa thì em hỏi tại sao lúc trước nhìn em như vậy, bọn họ mới nói ạti vì lúc trước Việt Nam với Hoa Kỳ có chiến tranh với nhau rồi nhiều cái lắm. Em nghĩ điều này thật là điên.

Thanh Trúc: Chị Thanh Trúc có thể nói như thế này, khi Dũng về thành phố Mineral Wells của Texas, Anh Thư về thành phố Louisville của Kentucky, Trường về thánh phố Farmington của Arkansas, những nơi đó không có một cộng đồng Việt Nam, không có nhiều người Châu Á cho nên ít nhiều các em rơi vào cái trường hợp trơ trọi và có những va chạm nhưng mặt khác các em cũng học hỏi được nhiều.

Hy vọng các bạn trẻ ở bên nhà nếu nghe được buổi nói chuyện hôm nay thì cũng sẽ học hỏi được ít nhiều.

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi xin được chấm dứt ở đây. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.