Người Việt trồng trọt và bán rau quả trái cây tại chợ Nouméa

0:00 / 0:00

Thanh Trúc, phóng viên đài RFA

Thành phố Nouméa của New Caledonia, hòn đảo xanh nằm trên biển Nam Thái Bình Dương, có một chợ rau quả và trái cây mà hầu như người Việt Nam ở đấy giữ độc quyền. Họ là con, là cháu, là thế hệ thứ hai và thế hệ thứ ba của Chân Đăng, những phu mỏ Việt Nam đến New Caledonia để làm việc trong các quặng Nikel và Chrôme của người Pháp cả trăm năm trước.

NoumeaMarket200.jpg
Người Việt trồng trọt và bán rau quả trái cây tại chợ Nouméa. PHOTO RFA/ Thanh Trúc

Trong bài thứ hai hôm nay về New Caledonia, Tân Đảo, và thành phố Nouméa của Tân Đảo, Thanh Trúc mời quí vị ghé lại buổi chợ đông của thành phố, gặp gỡ và trò chuyện cùng những người Việt đang bán rau bán quả trong chợ này

Tiếng nhạc vang vọng từ lối vào chợ, do một người bản xứ say sưa đàn hát, là hình ảnh vui mắt và dể khiến người ta liên tưởng đến một buổi chợ phiên ở miền quê thanh bình nào đó của nước Pháp:

Đây rồi Thanh Trúc đã thấy những quầy rau quả và trái cây hàng ngang hàng dọc khắp chợ, để xem họ buôn bán như thế nào?

Chị Dung : Em là Dung.

Thanh Trúc : À chị Dung, mấy thứ rau cải, hành, ngò, mùi... phải không ạ?

Chị Dung : Vâng. Mùi.

Thanh Trúc : Rồi salad này mình trồng hay lấy ở đâu?

Chị Dung : Mình trồng.

Thanh Trúc : Trồng ở đâu?

Chị Dung : Ở gần nhà.

Thanh Trúc : Cái này là cái gì vậy chị Dung?

Chị Dung : Cái ấy là Berti đấy.

Thanh Trúc : À, Berti. Mình trồng lấy hả?

Chị Dung : Vâng. Nó giống như mùi, nhưng mà Tây thích ăn mùi này hơn.

Thanh Trúc : Còn đây là cải, poirou, mấy thứ này chị trồng hết.

Chị Dung : Vâng.

Thanh Trúc : Mua bán có đủ ăn không chị?

Chị Dung : Vâng, đủ ăn.

Thanh Trúc : Chợ bộ không có pomme de terre, không có khoai sao?

Chị Dung : Mình làm nhỏ thôi, mình đâu có làm nhiều đâu. Chỉ có một hecta. Phải làm nhiều cơ. Làm ít quá không bán nổi.

Thanh Trúc : Cảm ơn chị.

Chị Nhưng : Em tên là Nhưng

Thanh Trúc : Chị ở đây lâu chưa chị nhỉ?

Chị Nhưng : Trước kia thì em đẻ ở Malatu, một cái đảo bé hơn ở đây, đi độ 15 phút may bay thôi. Xong thì 8 tuổi em sang Calédonie ở 2 năm là 10 tuổi thì em về Việt Nam 25 năm. Em sang đây là 18 năm.

Thanh Trúc : Về Việt Nam rồi lại sang đây?

Chị Nhưng : Vâng. Vậy là tất cả anh em đều ở đây hết.

Thanh Trúc : Ở chợ này Thanh Trúc thấy người Việt mình bán trái cây với bán rau quả nhiều đó.

Chị Nhưng : Vâng.

Thanh Trúc : Những trái cây này mình trồng hay lấy ở đâu?

Chị Nhưng : Mình trồng.

Thanh Trúc : Chị trồng đu đủ sao mà trái to vậy ? Chị Nhưng : Vâng. Tại vì cái giống của nó đấy. Giống Mỹ. Thanh Trúc : Chuối chị cũng trồng luôn?

Chị Nhung : Vâng. Có dứa, rồi có quả bí các cái đều là của nhà đấy chị.

NoumeaMarket200b.jpg
Người Việt trồng trọt và bán rau quả trái cây tại chợ Nouméa. PHOTO RFA/ Thanh Trúc

Thanh Trúc : Chợ này có 53 gian hàng của Việt Nam mình như thế?

Chị Nhung : Rau với trái cây.

Thanh Trúc : Chị bàn như vậy từ sáng tới chiều ?

Chị Nhung : Sáng đến đây xong trưa về. Chiều đóng cửa.

Chị Nhung : Chị thấy không đất nước này không lạnh lắm mà cũng không nóng lắm. Cho nên cái đu đủ nó hợp. Chung quanh là bể. Nó có nhiều coraille.

Thanh Trúc : Thanh ra nó thích hợp để trồng đu đủ.

Chị Nhưng : Vâng.

Thanh Trúc : Đu đủ nó to như thế này?

Chị Nhưng : Chị này cũng là người Việt Nam đấy. Này Thao ơi!

Thanh Trúc : Dạ, chị Thao. Rau cải này mình trồng ở vườn nhà hay sao?

Chị Thao : Vâng. Mình trồng đủ loại rau.

Thanh Trúc : Anh bán gì ở đây?

Chồng chị Thao : Bán rau thôi.

Chị Thao : Cũng vậy!

Thanh Trúc : Đâu, hàng anh đâu?

Chồng chị Thao : Hàng đây. Đây này, chị này là chủ vườn đu đủ. Tôi nói thẳng, vườn của chị có 25 hecta. Ở bên này nói thực với chị là người bản xứ ở đây họ lười, họ không làm. Bây giờ có 230 nghìn dân, nhưng thành phố chị đang đứng đây có 96 nghìn dân. Người Việt ở đây rất là ít, nhưng họ có rất nhiều tiền. Nói thật cái vườn dứa của chị đứng bên cạnh kia chỉ mua 500.000 đôla Mỹ, 21 hecta.

Thanh Trúc : Rồi chỉ mướn người trồng?

Chồng chị Thao : Hai vợ chồng cùng trồng thôi, với thuê hai người nữa làm thôi. Cho nên ở đây nói thực với chị, trong hòn đảo chúng tôi nói chung là không có sức làm giàu thôi. Có những người, nói thực với chị, qua đây họ mua cái nhà không thôi tính ra 1 triệu đôla Mỹ. Ở đây nói thực sự ra là hầu như người ta gọi là không kèn cựa. Ai có sức làm giàu thì cứ việc làm. Nói thật ở đây thanh bình.

Chị Thao : Chung quanh đây toàn là người Việt Nam mình đó.

Chồng chị Thao : 40 người ở chợ. Còn ban đêm ở chỗ này có vào khoảng độ hai chục xe cơm ở đây.

Thanh Trúc : Xe cơm của người Việt Nam?

Chồng chị Thao : Xe cơm của người Việt Nam. Cứ 7 giờ tối chị qua đây. Những xe cơm đấy trông bình thường thôi. Tiền thuê xe cơm cả bãi chỉ có 250 đôla Mỹ thôi, nhưng người ta bán trung bình vào khoảng một tháng ngưòi ta thu nhập từ 5.000 đô đến 7.000 đô. Xe cơm bàn từ 6 giờ tối đến độ 12 giờ đêm.

Thanh Trúc : Chứ còn anh thì thu nhập của anh một tháng bao nhiêu nào?

Chồng chị Thao : Nói thật với chị thu nhập của tôi một tháng nếu mà trừ đi hết cá thứ thì còn khoảng 3 ngàn - 3 ngàn rưỡi đô.

Thanh Trúc : Cửa hàng rau của anh do anh trồng lấy hay anh lấy mối?

Chồng chị Thao : Trồng lấy. Và có những tháng mà râu đắt, rau đắt vào độ 6 đôla rưỡi một cân thì mình bán cho đất, cho tất cả các mối. Ngà nào bết nhất cũng bán được 2 ngàn rưỡi.

Thanh Trúc : Anh qua đây bao lâu rồi?

Chồng chị Thao : Qua 17 năm. Tức là đẻ ở đây năm 1955. Mẹ cũng đẻ ở đây, đẻ năm 1939 ở đây. Còn bố đi Chân Đăng từ Việt Nam qua đây nam 1940. Bây giờ ông cụ ở Hà Nội. Bà cụ cũng ở Hà Nội.

Thanh Trúc : Ông bà cụ về rồi làm sao anh qua đây được?

Chồng chị Thao : Lấy vợ thì vợ được Bác bảo lãnh qua đây thì mình qua đây.

Thanh Trúc : Tức là người Bác của vợ anh cũng là dân Nouméa? Ông bà tổ tiên anh là Chân Đăng đi qua đây, xong rồi con cái sinh ra ở đây. Đi về Việt Nam xong rồi lại bảo lãnh cho nhau qua đây và tiếp tục làm ăn ở đây và thành công ở đây?

Chồng chị Thao : Vâng. Nhưng mà nói chung là em ở đây, em thấy, nói chung là em xem Paris By Night thì người Miền Nam các chị là thành công nhất trên đất Mỹ và trên đất Canada, làm bác sĩ, đốc tờ, luật sư luật siếc.

Còn những người Miền Bắc họ cũng vượt biên qua bên đó thì nói chung là không thành công. Em đã từng sống ở nước ngoài trong thời kỳ gọi là chủ nghĩa cộng sản. Bước sang năm 1982 em qua Tiệp Khắc, bên Đức là sống thời kỳ cao điểm nhất của chủ nghĩa cộng sản bên nước ngoài.

Nhưng mà mình có tầm nhìn nhận rõ ràng, mình thấy rằng -không phải nói nịnh đâu- nói chung là Miền Nam khí hậu giống như đất Nouméa của em cho nên thứ hai Miền Nam đã qua thời kỳ của chủ nghĩa tư bản của Mỹ cho nên phong cách của người Miền Nam khác hơn ngưòi Miền Bắc. Đấy là cái thành công mà mình phải nhìn nhận.

Thanh Trúc : Chứ còn người Việt mình ở Nouméa thì phải nói là vượt trội hơn là người bản xứ.

Chồng chị Thao : Người Việt của mình ở đây là đứng đầu. Giàu nhất và thực sự có tiếng đứng đầu là ông Đặng Văn Nha. Hiện nay ông ấy là chủ Nickel, tức là có cổ phần Nickel ở xứ này. Nickel ở xứ này đứng thứ ba thế giới. Lương của ông ấy thì không nói rồi. Tiền thu nhâp của ông ấy tính ra vài triệu đôla Mỹ. Còn hàng Toyota của Nhật thì do ông ấy cầm đầu ở đây.

Thanh Trúc : Nhàn! Nhàn bán ở đây lâu chưa?

Nhàn : Lâu lắm rồi. Hơn 2 chục năm nay rồi.

Thanh Trúc : Làm giàu được chưa?

(Tất cả cùng cười)

Thanh Trúc : Bán rau mà trông thong thả, trông đẹp quá đi! Chị ở chợ cả ngày thì ai trông nom vườn tược cho chị.

Nhàn : Chồng em.

Thanh Trúc : Chồng chị coi. À, vậy đó. Tất cả mọi thứ này đều do chị trồng hết?

Nhàn : Không. Cái gì mình không có thì lấy thêm.

- Nếu chị đi vào thứ Bảy thì chị thấy đủ loại rau thơm của người Việt, rau muống, cần, cái gì cũng có hết. Thứ Bảy, Chủ Nhật là ngày chính của buổi chợ đây. Đấy, thư Bảy là đông nhất.

Nhàn : Phải đi sớm sớm một chút chứ đừng có đi muộn thì sẽ tan chợ rồi.

Thanh Trúc : Nhưng mà quế, rau muống thì người Việt Nam mình ăn chứ còn Tây có ăn không?

- Tây ở đây ăn hết. Chủ yếu Tây người ta ăn rau rác đủ thứ hết. Nói chung là người Việt cái gì ở đây cũng không thiếu.

Không chỉ rau quả mà trong chợ này cũng có vài quầy bán đậu phụ và giá nữa đấy, mời quí vị bước hẳn vào phía trái của chợ thì sẽ thấy gian hàng đậu phụ của bà Căn ngay:

Thanh Trúc : Đậu phụ này có phải chị làm ở nhà?

Bà Căn : Đúng.

Thanh Trúc : Rồi giá chị cũng làm ở nhà luôn?

Bà Căn : Giá cũng làm ở nhà luôn.

Thanh Trúc : Chỗ này hình như chỉ có anh chị làm giá và làm đậu phụ đem ra chợ này bán?

Bà Căn : Cũng có những người khác, nhưng đậu phụ của chúng tôi thì là đậu phụ hơi đặc biệt cho nên nó hợp với khách ở đây. Nó ngon lắm. Nó không vỡ mà nó bùi và nó tự nhiên một trăm phần trăm.

Thanh Trúc : Ngưòi Nouméa ở đây họ ăn giá có nhiều không?

Bà Căn : Họ ăn thành món thường xuyên. Họ thích lắm. Món cà đấy là cà Thái Lan. Cà Việt Nam thì cũng có lúc có nhưng mà nó không được tốt.

Thanh Trúc : Cà mà ngâm muối như vậy thì chắc chỉ có người Việt mình ăn thôi chứ?

Bà Căn : Cái đấy thì đặc biệt người Việt mình ăn nhiều. Thanh Trúc : Còn bún tươi này là ở đâu?

Bà Căn : Bún tươi đấy là nhập từ Việt Nam.

Thanh Trúc : Còn măng?

Bà Căn : Măng thì nhập của Thái Lan.

Thanh Trúc : Chị về nước năm nào?

Bà Căn : Năm 1964 rồi tôi tìm đường quay lại.

Thanh Trúc : Nhưng chị bảo là 15 năm đời lính là sao?

Bà Căn : Để tôi kể cô nghe. Sau đó tôi mới đi làm lính. Hai năm vê nước tôi tình nguyện đi bộ đội đấy. Nhưng người ta thấy tôi biết tiếng Pháp nên họ cho tôi đi học y tá và giữ tôi lại cái bệnh viện to nhất của quân đội là bệnh viện 108. Thế là tôi cứ làm ở đấy trong vòng 18 năm. Hoà bình xong thì cái mộng của tôi là quay lại xứ Calédonie. Năm 1979 tôi xin ra, xin phục viên. Rồi các anh ở bên này làm bảo lãnh cho tôi sang.

Thanh Trúc : Tại vì chỗ này là nơi chị sinh ra mà phải không?

Bà Căn : Vâng, tôi sinh ra ở đây.

Thanh Trúc : Hồi xưa có ở Chibagi là ở chỗ nào?

Bà Căn : Tôi sinh ở Chibagi. Sinh ở trên ấy năm 1948.

Thanh Trúc : Cũng nhờ ông bà mình ngày xưa cực khổ, không biết chữ biết nghĩa mà qua đây làm cho con cháu các thế hệ sau này đâm ra giỏi giang mà lại có tiền.

Bà Căn : Vâng. Nhà tôi may mắn lắm chị. Làm sao mà quay lại được. Không ngờ ấy! Ngưòi ta không ước gì hơn!

Thanh Trúc : Ông bà hồi xưa bắt con cái phải đi học hết, phải không ạ?

Bà Căn : Vâng, đi học. Mà tôi đi thì đi học về English là chính.

Quí vị vừa lắng nghe tâm tình, cảm nghĩ, đời sống hiện tại của những người Việt chạy chợ tại New Caledonie, hòn đảo vùng nhiệt đới, được mệnh danh là Bờ Biển Ngà của miền Nam Thái Bình Dương.

Thành phố Nouméa của New Caledonia, tức Tân Đảo, không chỉ thuần người Việt trồng rau để bán, mở tiệm ăn để sống, xây dựng nhà cửa cho người bản xứ, làm chủ siêu thị, tiệm quần áo hay của hàng bán thức ăn nhanh, mà còn có những người Việt tới đây và hoạt động trong lãnh vực tài chính. Đó là trường hợp của ông Nhan Kim Hoà, quốc tịch Pháp, trước cư ngụ ở miền Nam.

Sau năm 1975 ông Nhan Kim Hoà qua Nouvelle Caledonie, giữ chức giám đốc ngân hàng Indosuez ở thành phố Nouméa. Cũng có người xuất thân từ Chân Đăng, ông Pierre Chu Văn, sinh ra và lớn lên tại Nouméa, qua Pháp du học, hiện là giám đốc La Société Des Nickels, nhà máy sản xúât Nikel lớn nhất New Caledonia.

Trong bài thứ tới, cũng là bài cuối của loạt phóng sự về Tân Đảo, Thanh Trúc mời quí vị lên đường theo dấu vết người xưa, những Chân Đăng, những người Việt đi trong các đợt mộ phu của Pháp đến Tân Đảo, tức Nouvelle Caledonie hay Nouméa ngày nay, hoặc đến Nouvelles Hébrides, tên gọi khác của đảo Vanuatu, tức Tân Thế Giới ở gần đó.

Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.