Việt Nam toàn cầu hóa, những vấn đề trong xuất khẩu thủy sản

0:00 / 0:00

Lê Dân, phóng viên đài RFA

Trong tiến trình gia nhập nền kinh tế tòan cầu hóa, Việt Nam đã có những thành quả đáng kể, nhưng nhiều nhà quan sát cho là thiếu sự đồng bộ và kế hoạch. Do đó mà chưa đạt được hết những lợi thế mà Việt Nam lẽ ra phải hưởng. Điển hình nhất là những trở ngại trong việc xuất khẩu thủy hải sản.

SeafoodShrimp200.jpg
AFP PHOTO

Một trong những thế mạnh kinh tế của Việt Nam là xuất khẩu thủy hải sản. Chỉ riêng mặt hàng tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cũng đã đạt 500 triệu đôla mỗi năm.

Được xem là lãnh vực béo bở mang ngoại tệ về cho quốc gia, nhưng việc xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam vẫn còn đối diện với nhiều bất cập, trong số đó có những mặt lẽ ra đã được khắc phục từ lâu.

Điển hình như việc trao đổi thông tin giữa các tham vụ thương mại ở nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, việc phối hợp đồng bộ trong các khâu huấn luyện, tìm con giống, kỹ thuật nuôi trồng, chế biến để xuất khẩu.....

Xuất khẩu tôm sang Nhật

Dễ thấy nhất, mời quý vị cùng tìm hiểu lãnh vực xuất khẩu tôm sang Nhật. Đầu tháng Ba này, Tokyo đã cảnh cáo trên mạng của bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi của họ là có 2 lô hàng tôm sú nhập từ Việt Nam có hàm lượng chất AOZ quá mức cho phép.

Trước đó, cơ quan này cũng đã công bố tìm thấy dư lượng kháng sinh Chloramphenicol trong các lô hàng tôm, mực nhập khẩu từ Việt Nam. Ngoài ra họ cũng tìm thấy vi khuẩn E. Coli trong một số lô hàng tôm đông lạnh chiên sẵn của Việt Nam.

Trong hai ngàn công hàng này, người Nhật đã kiểm soát 100% và có 3 công (tenơ) bị phát hiện có Chloramphenicol với mức giới hạn là 0,7 phần tỷ. Tôi cho rằng là số công hàng bị phát hiện chiếm một tỷ lệ cực, cực nhỏ so với những công hàng được người Nhật chấp nhận vào thị trường.

Chính phủ cùng các nhà nhập khẩu Nhật đã quyết định sẽ kiểm tra tòan bộ hai mặt hàng này nhập của Việt Nam. Sự kiện đó cho thấy nguy cơ Nhật Bản đóng cửa thị trường của họ với tôm và mực của Việt Nam là rất lớn.

Tuy nhiên tại Hà Nội, nhiều nhân vật có trách nhiệm vẫn tiếp tục xem nhẹ nguy cơ như đã nhiều lần xảy ra trong các lãnh vực hàng không, hàng hải....khi Việt Nam bắt đầu chập chững vào sân chơi cùng thế giới.

Ông Cục trưởng An toàn Vệ sinh Thực phẩm thuộc bộ Thủy sản cho rằng tỷ lệ hàng vi phạm mà Nhật phát hiện là quá nhỏ, không đáng kể.

“Trong hai ngàn công hàng này, người Nhật đã kiểm soát 100% và có 3 công (tenơ) bị phát hiện có Chloramphenicol với mức giới hạn là 0,7 phần tỷ. Tôi cho rằng là số công hàng bị phát hiện chiếm một tỷ lệ cực, cực nhỏ so với những công hàng được người Nhật chấp nhận vào thị trường.”

Trong thực tế, dù nói mạnh như vậy nhưng bộ Thủy sản không phải là không lo lắng. Hồi cuối năm ngoái bộ đã ban hành quyết định số 1052 yêu cầu siết chặt việc quản lý chất lượng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp có 64 lô hàng bị cảnh cáo nhiễm kháng sinh cấm là Chloramphenicol, dẫn xuất AOZ của Nitrofurans.

Chưa đồng bộ

Văn bản nhắc đến biện pháp, đến thái độ kiên quyết, nhưng việc giải quyết có gọn gàng như vậy hay không thì lại là chuyện khác. Ở đây, nhiều nhà quan sát cho là cần một sự chỉ đạo, hoặc phối hợp đồng bộ từ nhiều cơ quan chức năng cho đến người dân.

Tiến sĩ Lê Chí Thành, chủ tịch Công ty Tư vấn Công nghệ Cao, nhận xét: "Thức ăn cũng như tất cả những hóa chất phục vụ cho việc nuôi tôm cũng chưa có được sự kiểm soát, hướng dẫn tốt.

Chưa kể đến chuyện người nông dân mua phải mặt hàng chất lượng xấu...bời vậy mới có vấn đề tôm chết hàng loạt, vấn đề nhiễm các vi khuẩn xấu, hay những vấn đề về kháng sinh hay về hóa chất ở trong tôm.”

Chưa kể đến chuyện người nông dân mua phải mặt hàng chất lượng xấu...bởi vậy mới có vấn đề tôm chết hàng loạt, vấn đề nhiễm các vi khuẩn xấu, hay những vấn đề về kháng sinh hay về hóa chất ở trong tôm.

Về mặt người nuôi trồng và chế biến thủy hải sản xuất khẩu cũng không thể nào làm gì hơn, nếu không có sự trợ giúp của chính quyền. Ông Trương Đình Hòe, phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, cho biết là làm sao mà các cơ sở chế biến có được những dụng cụ khoa học tinh vi để tự kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu ?

“Cần thiết phải có cách kiểm tra bằng thiệt bị, máy móc với mức phát hiện rất thấp, khoảng độ không phẩy không mấy phần tỷ. Thì rõ ràng là quá trình đó không thể nào tránh khỏi việc nó (hóa chất) lẫn trong hàng hóa của mình.”

Ngay trong nội bộ những cơ quan, những người có trách nhiệm, cũng thiếu sự phối hợp đồng bộ. Sau khi những hiệp hội ngành nghề, những người nuôi trồng chế biến thủy hải sản xuất khẩu nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng mới biết tin Nhật Bản sẽ kiểm tra tất cả những lô hàng nhập từ Việt Nam, thì phía những người có trách nhiệm trực tiếp vẫn chưa thông báo gì. Mới nhất là lời phân trần của Cục trưởng An toàn Vệ sinh Thực phẩm thuộc bộ Thủy sản:

“Chúng tôi cũng không nhận được một thông tin nào từ tham tán thương mại Việt Nam ở Nhật Bản hết cả.”

Nhiều nhà quan sát cho rằng với tình trạng này tái diễn mà không khắc phục kịp thời, khi có sự cố bất lợi nào xảy ra, thì trách nhiệm trực tiếp lại sẽ được tiếp tục đổ cho "cơ chế". Như vậy con đường mưu tìm thịnh vượng, ấm no cho dân chúng cứ bị "cơ chế" gây trở ngại mãi hay chăng ?