Chỉ thị 37/CP của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhìn dưới góc độ pháp lý

Trần Thanh Hiệp - Việt Long

Ngày 29-11-2006 Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra chỉ thị số 37 quyết ngăn cản không cho tư nhân hóa báo chí. Nhà báo kỳ cựu Bùi Tín đã nhận định rằng đó là chiến lược để nhà cầm quyền Việt Nam kịp thời ngăn chận tự do báo chí khi Việt Nam vào được tổ chức WTO.

newspaper150.jpg
Ngày 29-11-2006 Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra chỉ thị số 37 quyết ngăn cản không cho tư nhân hóa báo chí. AFP PHOTO

Việt Long của Đài chúng tôi tiếp tục cùng với Luật sư TrầnThanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris, tìm hiểu thêm mặt pháp lý của chỉ thị này.

Việt Long: Mới đây, trong cuộc trao đổi với đài chúng tôi về chỉ thị số 37 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 29-11, nhà báo Bùi Tín phân tích rằng chỉ thị ấy cho thấy nhà cầm quyền Hà Nội quyết tâm kiểm soát thật chặt báo chí, nhất định không cho báo chí thoát ra khỏi sự quản lý nhà nước để đi vào con đường tư nhân hóa.

Nhưng quyết tâm ấy, theo ông Bùi Tín, chỉ phản ánh thế yếu chứ không phải thế mạnh. Đồng thời ông cũng nhận xét rằng chỉ thị 29-11 vi hiến. Luật sư có chia xẻ cách nhìn này với ông Bùi Tín không?

Luật sư TrầnThanh Hiệp: Cựu đại tá Bùi Tín đã có cái nhìn xuyên suốt về chỉ thị ngày 29-11 của ông Nguyễn Tấn Dũng, coi nó là sự tiếp nối của chính sách Đảng chỉ huy báo chí trong tình huống mới, khi Việt Nam xã hội chủ nghĩa với tư cách thành viên của WTO phải đi sâu hơn vào con đường hội nhập với thế giới dân chủ, tự do cạnh tranh.

Đi sâu với bên ngoài nhưng bên trong thì vẫn muốn duy trì nguyên vẹn sự lãnh đạo toàn diện của đảng như trước. Nhận định về măt chính trị như vậy là xác đáng rồi, tôi không có điều gì thêm bớt. Nhưng về mặt pháp lý tôi có một số nhận xét về chỉ thị ngày 29-11 của ông Nguyễn Tấn Dũng, nhất là về tính cách gọi là vi hiến của nó.

Hơn cả vi hiến

Theo tôi tự bản thân nó, chỉ thị này 29-11 chỉ có hiệu lực chính trị và hành chánh chứ không có hiệu lực pháp lý. Thường thường người ta hay đồng hóa một cách sai lầm chỉ thị với nghị định. Chỉ thị không phải là một văn bản có giá trị một quy phạm với hiệu lực bắt buộc phải theo, mà chỉ là cách thực tiễn để áp dụng một quy phạm nào đó.

Việt Long: Xin ông cho biết ý kiến. Trước hết, theo Luật sư thì chỉ thị của Thủ Tướng Dũng có vi hiến không?

Luật sư TrầnThanh Hiệp: Chẳng những vi hiến mà còn hơn cả vi hiến nữa. Nhưng về mặt từ ngữ thì theo tôi, nếu nhìn dưới độ góc luật học, tính tự vi hiến chỉ thích hợp với một vài trường hợp mà thôi, nên cần thận trọng mỗi khi dùng nó. Tôi sẽ nói rõ hơn tại sao phải như vậy. Bây giờ trước hết tôi tưởng là chúng ta nên nhận định cho rõ về bản chất và hiệu lực pháp lý của chỉ thị ngày 19-11 của Thủ Tướng Dũng.

Việt Long: Tại sao lại nêu vấn đề hiệu lực pháp lý? Theo Luật sư thì chỉ thị ngày 29-11 có hay không có hiệu lực pháp lý?

Luật sư TrầnThanh Hiệp: Theo tôi tự bản thân nó, chỉ thị này 29-11 chỉ có hiệu lực chính trị và hành chánh chứ không có hiệu lực pháp lý. Thường thường người ta hay đồng hóa một cách sai lầm chỉ thị với nghị định. Chỉ thị không phải là một văn bản có giá trị một quy phạm với hiệu lực bắt buộc phải theo, mà chỉ là cách thực tiễn để áp dụng một quy phạm nào đó.

Chỉ thị của ông Nguyễn Tấn Dũng không đưa ra một qui phạm nào về tự do báo chí. Nó chỉ làm công việc, như đã được xác định trong tên gọi của nó là “chỉ thị về việc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí”.

Ngoài ra, chỉ thị này còn viện dẫn Luật báo chí và đưa ra những chỉ dẫn để áp dụng luật này. Tức là chỉ thị ngày 20-11 được ra đời để lo cho việc áp dụng hai loại quy phạm.

Những loại quy phạm

Việt Long: Ông muốn nói đến những loại quy phạm nào?

Đúng như thế vì trong Hiến pháp 1992 không có một điều khoản nào qui định rằng Bộ Chính trị là cấp trên của chính phủ và chính phủ phải thi hành lệnh của Bộ Chính trị. Chưa hết, ở điều 3, ngay trên điều 4, người ta đọc thấy rằng “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh v.v…”.

Luật sư TrầnThanh Hiệp: Loại quy phạm chính trị của Bộ Chính tri và loại quy phạm của Luật pháp. Trong hệ thống luật pháp quốc nội, kết luận của Bộ Chính trị không có hiệu lực pháp lý như các đạo luật nhưng khi ra chỉ thị ngày 29-11, Thủ Tướng Dũng đã coi nó như có hiệu lực này. Nên đã ra lệnh cho các cấp dưới phải thi hành để tăng cường quyền lãnh đạo cho Đảng.

Theo lệnh này của Thủ Tướng, nguyên văn thế này: “Bộ Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Hội Nhà báo nước Việt Nam và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc kết luận của Bộ Chính trị, hướng dẫn các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan chủ quản báo chí và các cơ quan báo chí thực hiện Thông báo số 162-TB/TW ngày 01 tháng 12 năm 2004 của Bộ Chính trị”. Trên đây tôi chỉ mới kể một vài việc để làm thí dụ thôi.

Việt Long: Hiến pháp 1992 nơi điều 4 có định rằng Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vậy nếu Thủ Tướng chính phủ có ra chỉ thị yêu cầu các câp dưới thực hiện kết luận của Bộ Chính trị thì chẳng qua cũng chỉ là áp dụng Hiến pháp mà thôi ?

Luật sư TrầnThanh Hiệp: Quả thật điều 4 này có dành cho Đảng cộng sản địa vị lãnh đạo cả Nhà nước lẫn xã hội thật. Nhưng thế nào là lãnh đạo? Và điều này có đồng nghĩa với việc chính phủ đương nhiên phải triệt để thực hiện theo lệnh của Bộ Chính trị hay không?

Theo chỗ tôi hiểu khi đọc Hiến pháp năm 1992 này- là Hiến pháp đang có hiệu lực-, thì chính phủ không đương nhiên phải theo lệnh Bộ Chính trị, nhất là để đàn áp một nhân quyền cơ bản như quyền tự do báo chí. Thật thế, câu chót của điều 4 này đã nói rõ rằng “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Việt Long: Vậy điều đó có nghĩa là bộ Chính trị là một tổ chức của Đảng thì cũng phải tôn trọng Hiến Pháp?

Luật sư TrầnThanh Hiệp: Đúng như thế vì trong Hiến pháp 1992 không có một điều khoản nào qui định rằng Bộ Chính trị là cấp trên của chính phủ và chính phủ phải thi hành lệnh của Bộ Chính trị.

Chưa hết, ở điều 3, ngay trên điều 4, người ta đọc thấy rằng “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh v.v…”.

Tại sao Nhà nước đã tự cam kết là dân chủ mà lại ra chỉ thị thực hiện một một chủ trương đàn áp quyền tự do của người dân, kịch liệt chống lại tư nhân hóa báo chí? Cho nên, theo tôi, chỉ thị này 29-11 của Thủ Tướng Dũng là một bằng chứng hiển nhiên và hùng hồn cho thấy rõ nhân quyền, dân quyền ở Việt Nam hiện vẫn bị nhà cầm quyền đàn áp tới mức tối đa. Và Đảng cầm quyền đã đứng ở ngoài và ở trên Hiến pháp và luật.

Có điều là, nếu chỉ thị ngày 29-11 có nói những điều trái ngược với một số điều của Hiến pháp 1992 thì nó cũng chỉ nói những điều trái ngược mà Hiến pháp này dự liệu. Thí dụ điều 50 của Hiến pháp 1992 công nhận cho người dân có đủ mọi nhân quyền nhưng lại buộc rằng phải được “quy định trong Hiến pháp và luật”, rồi đến khi làm luật thì tìm cách xóa bỏ hết.

Hiến pháp 1992 của CHXHVNVN

Việt Long: Thế thì rõ ràng là chỉ thị ngày 29-11 đã vi hiến rồi, đâu có nghi ngờ nào nữa?

Luật sư TrầnThanh Hiệp: Nói vi hiến là nhìn vấn đề dưới ánh sáng luật học phương Tây với một Hiến pháp đích thực dân chủ. Nhưng Hiến pháp 1992 của CHXHVNVN thì khác. Nó không phải là đạo luật tối cao của nhân dân buộc Nhà nước phải tuân theo mà chỉ là một công cụ cai trị phi dân chủ kiểu đảng cử dân bầu.

Việt Long: Cho là như thế đi chăng nữa, thì hiến pháp đã được viết ra vẫn phải được chấp hành tuyệt đối chứ?

Luật sư TrầnThanh Hiệp: Có điều là, nếu chỉ thị ngày 29-11 có nói những điều trái ngược với một số điều của Hiến pháp 1992 thì nó cũng chỉ nói những điều trái ngược mà Hiến pháp này dự liệu. Thí dụ điều 50 của Hiến pháp 1992 công nhận cho người dân có đủ mọi nhân quyền nhưng lại buộc rằng phải được "quy định trong Hiến pháp và luật", rồi đến khi làm luật thì tìm cách xóa bỏ hết.

Đó chính là trường hợp Luật báo chí có tác dụng thủ tiêu tự do báo chí mà chỉ thị ngày 29-11 lại kiếm đủ cách để triệt để áp dụng. Như thế tức là mới đầu tưởng chỉ thị ngày 29-11 vi hiến, nhưng hoá ra không phải. Để cho đúng, phải nói là nó đã bổ sung cho Hiến pháp để thực hiện đường lối đảng trị.

Việt Long: Thưa luật sư, lúc đầu ông có đồng ý với ông Bùi Tín là có thể dùng chữ vi hiến để nói về chỉ thị của thủ tướng Dũng, nhưng nay thì hoá ra dùng chữ vi hiến trong trường hợp này lại có vẻ là không ổn?

Luật sư TrầnThanh Hiệp: Đó là lý do tại sao tôi nói rằng tính tự vi hiến chỉ thích hợp với một vài trường hợp mà thôi, nên cần thận trọng mỗi khi dùng nó. Trong trường hợp này, thì quả nhiên là không dùng từ đó được.

Việt Long: Xin cảm ơn Lật sư Hiệp.

Theo dòng câu chuyện:

- Việt Nam kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới bất kỳ hình thức nào

Thông tin trên mạng :

- Chỉ thị số: 37/2006/CT-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2006

- Wikiepedia - Hiến pháp Việt Nam