Về thăm lại những chiến địa Dakto, Tân Cảnh, Kontum năm xưa


2005.04.30

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Khi tàn cuộc chiến, những vùng đất chết từng là mồ chôn hàng ngàn chiến sĩ hai bên, sau những trận đánh ác liệt nhất trong chiến tranh, cũng từ từ hồi sinh. Người Việt mình ai mà chẳng biết các địa danh Dakto, Tân Cảnh, KonTum. Các nơi đó, nay đã ra sao? Gia Minh mời quý vị thăm lại vùng chiến địa năm xưa.

Vùng đồi núi Charlie

Hẳn không mấy ai sinh sống tại miền Nam trong suốt cuộc chiến chưa một lần nghe một bài hát theo ca từ da diết của bát hát “Người ở lại Charlie” do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh cảm tác. Ý tưởng của bài hát xuất phát từ sự ra đi của một tiểu đoàn trưởng nhảy dù trong một trận đánh ác liệt hồi năm 1972.

Nơi đó đã đi vào lịch sử cuộc chiến Việt Nam, vùng đồi núi Charlie, đó là nơi được tác giả Phan Nhật Nam trong tác phẩm “Mùa hè đỏ lửa” mô tả ‘là tên quân sự để gọi một cao độ nằm trong chuỗi cao độ chập chùng vùng Tân Cảnh, Kontum. Charlie hay Cải cách hay C đỉnh núi cao không quá 900 thước nhìn xuống thung lũng Sông Pô kô và đường 14, đông bắc là thị xã Tân Cảnh, với 12 cây số đường chim bay, đông nam là Kontum, thị trấn cực bắc của Tây Nguyên’.

Người nghe cảm nhận từ bài hát không chỉ là câu chuyện của một người lính cụ thể mà là biểu tượng cho những người lính ra trận và phải xả thân vì bom đạn trong một cuộc chiến khốc liệt như lời kể của một người dân Kon Tum từng sống trong những ngày tháng khốc liệt đó: “Chiến tranh dữ dội lắm, ngày nào cũng có người chết mang về và dân chúng Kon Tum sống trong lo âu, không ai dám xây dựng nhà cửa mà tất cả chỉ là tạm bợ”.

Dốc Ðầu Lâu

Tuy ác liệt đến thế, dấu tích của chiến tranh được bàn tay con người từ sau những ngày loạn lạc năm 1975, trở về thu dọn và sắp xếp để tạo lập nơi cư ngụ mới. Tại những nơi từng diễn ra những trận đánh ác liệt hay là vị trí chiến lược quan trọng đối với hai phía, nay xuất hiện những công trình tưởng niệm.

Ra khỏi Kontum đi về hướng Daktô- Tân Cảnh, tại con dốc mà người dân đặt tên nghe khá rùng rợn là Dốc Đầu Lâu có hai đài tưởng niệm: một mới một cũ. Cái mới xây gần đây là đài mang tên Độ cao 601, đối diện bên kia con đường là miếu cô hồn được lập lên từ trước năm 1975. Miếu thờ những vong linh chết oan khi đi qua đoạn đường dốc mà hai phía cố chiếm cho được để kiểm soát thị xã Kontum thời bấy giờ.

Ngoài hai mốc tưởng niệm ấy, nay nhiều nhà cửa được dựng lên trên những ngọn đồi quanh đó và màu xanh cây cối cũng điểm xuyết với đất đỏ núi đồi Tây Nguyên. Không chỉ người bản địa mà dân từ những vùng khác của đất nước cũng đến để sinh sống tại các khu định cư mới. Một bạn trẻ cùng cha mẹ từ miền bắc vào tỉnh Kon Tum sinh sống sau chiến tranh cho biết công việc thu dọn khi họ đến vùng đất mới.

Số xe tăng và vô số chiến cụ được cho biết từng rải rác khắp vùng Daktô- Tân Cảnh, nay chỉ còn lại trong bảo tàng hay ở đài tưởng niệm chiến thắng ngay tại trung tâm thị trấn Daktô. Một trong hai chiếc tăng đặt trên bệ để tưởng niệm cũng là một chứng nhân lịch sử được đi vào âm nhạc miền bắc Việt Nam qua bài hát ‘Năm Anh em trên một chiếc xe tăng’.

Từng được xem là biểu tượng hào hùng của chiến tranh nay tính logic của bài hát được tiết lộ: loại tăng vừa nói chỉ có bốn người vận hành thôi; thế nhưng người nhạc sĩ không thể ví bốn anh em như bốn ngón tay nên sáng tác thêm ra một ngùơi nữa. Sự thật lịch sử được nói lại cho người nghe và tuỳ phán xét của mỗi người trước những cách thức diễn giải sự việc theo ý của người làm nhạc hay viết sử. Người dân Kon Tum kể về điều đó: “Tác giả Doãn Nho không thể ví bốn người lái tăng như bốn ngón tay trên một bàn tay nên đành thêm thành năm”.

Sân bay Phượng Hoàng

Ra khỏi thị trấn Daktô, đến Sân bay Phượng Hoàng là vùng đồi Charlie hiện rõ trước mắt. Sân bay dài 2 cây số vẫn còn nằm trong sự quản lý cũa quân đội nhân dân Việt Nam nhưng dân thường vẫn có thể đi qua và dừng xe lại để nhìn đường băng cũ. Khuất xa khỏi đường lộ mà trước kia có ký hiệu 514, nay là một doanh trại quân đội khá lớn.

Theo dân chúng địa phương thì đó là một căn cứ chiến lược nên không ai được đến gần. Tuy vậy, những vùng đất quanh đó nay được nhiều người khai khẩn để canh tác dù rằng độ màu mỡ của đất không thể nào sánh được với những vùng thuộc tỉnh Gia Lai hay Daklak cũng thuộc vùng Tây Nguyên đất đỏ bazan.

Tường tự như những vùng mới tạo lập sau ngày chiến tranh, người Việt luôn bám lấy vệ đường để cất nhà cửa. Mặt tiền dọc theo tuyến đường đi từ Daktô qua huyện Ngọc Hồi đến thị trấn Pleicần rải rác mọc lên nhiều căn nhà bán kiên cố.

Đến phố huyện thì hình ảnh đó rõ nét hơn tuy rằng mật độ chưa dày đặc như những khu trung tâm của các phố thị miền xuôi; nhưng trong tường lai không xa thị trấn Pleikần cũng sẽ sầm uất vì đây là đầu mối đi về Đà Nẵng ở phía bắc, cũng như là điểm đầu từ hướng cửa khẩu Bờ Y, ngã ba Đông Dường đi về các tỉnh miệt biển khác.

Từ thị trấn Pleikần, tuyến đường 18 dẫn về hướng ngã ba biên giới Cam Bốt - Lào- Việt Nam. Khu này đã hình thành với một số công trình nhà cửa và cơ sở hạ tầng tốt không kém gì những đoạn đường mới được xây dựng khác khắp nhiều nơi tại Việt Nam.

Cửa khẩu quốc tế Bờ Y

Dọc từ ngã ba biên giới ngược lên đoạn đến cửa khẩu quốc tế Bờ Y, hình dạng của một khu thường mại dù chưa được định hình rõ nhưng những đường mở rộng và khu qui hoạch báo trước một khu buôn bán giao thường sẽ ra đời trong tường lai.

Đất đai tại vùng biên giới ấy nay không còn là đất bỏ hoang ‘khỉ ho cò gáy’ mà trở thành vàng, người dân thường khó mà mua được như lời của người dân Kontum cho biết: “Đắt lắm, đất đó đã có chủ hết rồi”.

Khu Cửa Khẩu Bờ Y đã đi vào hoạt động để đưa sản phẩm gỗ từ đất Lào đến các cảng ở miền xuôi Việt Nam đi đến những nơi khác trên thế giới, và trong tường lai sẽ chuyển tải những loại hàng tiêu dùng từ Việt Nam sang đất Lào và có thể đi xa hơn nữa. Tuy nhiên cho đến nay hoạt động đó chưa được nhộn nhịp vì tin nói là phía bên Lào vẫn chưa hoàn chỉnh cửa khẩu của họ.

Những tuyến đường mới xây dựng cũng như những con đường cũ được nâng cấp như mạng đường 14, tuyến đường 18, hệ thống đường Hồ Chí Minh giúp đem lại sự hồi sinh cho nhiều vùng xâu, vùng xa của tỉnh Kontum sau bao năm tháng chiến tranh và khó khăn của sự đi lại.

Những con đường mới còn giúp cho những người xưa từng đóng quân hay tham gia những chiến trận tại vùng Dakto- Tân Cảnh có thêm phường tiện để trở về như ao ước được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nói lên khi chiến sự còn ác liệt ở Việt Nam: ...Khi đất nước tôi thanh bình tôi sẽ đi thăm...

Tìm lại kỷ niệm xưa

Đó không chỉ là ao ước của người Việt thuộc cả hai phía mà còn của những lính chiến Mỹ từng có thời được điều động đến chiến đấu ở Daktô- Tân Cảnh. Tây Nguyên từng bị nhà cầm quyền Hà Nội đóng cửa đối với người phường Tây, nhưng trong những năm gần đây một số cựu binh Hoa Kỳ đã được phép đến để thăm lại những nơi xưa họ từng đặt chân đến.

Và cũng như bao người khác khi được trở về với miền kỷ niệm thì cảm xúc bồi hồi xúc động là điều không thể tránh khỏi. Người dân Kon tum thường tiếp xúc với những đoàn cựu binh trở lại chiến trường xưa kể lại những trường hợp mà anh đã gặp: “Nhiều người cảm động đã khóc, có người mang hoa quả đến phúng điếu bạn bè đã nằm xuống”.

Những người trở lại không chỉ mục đích tìm lại kỷ niệm xưa, bày tỏ tình cảm đối với những bạn bè không may đã khuất mà họ còn muốn phải thực hiện một cử chỉ nào đó để góp phần xoa dịu những hậu quả của cuộc chiến. Nơi mà họ thường đến sau khi thăm chiến địa cũ là những cơ sở từ thiện như cô nhi viện trong vùng. Một nữ tu phụ trách cô nhi viện Vinh Sơn 1 tại ngoại ô Kontum cho biết những vật dụng mà cơ sở nhận được từ những vị khách phường xa. Họ thường đến cho các cháu bút vở...

Tỉnh Kon Tum dù đang được xây dựng với những tuyến đường trong mạng lưới quốc gia, dù có một số dự án phát triển về cây công nghịêp, chế biến gổ, rồi các chường trình phát triển nông nghiệp, các loại dược phẩm quí của vùng núi Ngọc Linh như Sâm khu V, và những loại dược phẩm quí hiếm khác; nhưng Kontum vẫn còn là một tỉnh nghèo trong cả nước. Ông Nguyển Đức Dũng, đại biểu quốc hội tỉnh Kon Tum thừa nhận: “Đây là tỉnh còn nghèo khó”.

Vùng miền núi xa xôi, trong thời chiến được xem trọng nhờ vào vị trí chiến lược của nó, nay trong thời bình đang cần phải chữa lành vết thường cũ. Theo lẽ thường, bản thân người bị thường biết rất rõ mức độ đau đớn mà vết thường gây ra cho mình, họ hiểu cần phải được chữa trị ra sao.

Tuy nhiên chỉ có bác sĩ giỏi mới giúp chữa trị vết thường liền da, không biến chứng lúc trái gío trở trời và độ lành lặn của vết thường thật thẩm mỹ khiến người ngoài nhìn vào không thể biết chổ da thịt ấy đã từng thường tổn.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.