Việt Nam cần phải làm gì để gia nhập WTO vào năm 2006
2005.12.20
Đỗ Hiếu, phóng viên đài RFA

Với tựa đề “Việt Nam và hội nghị WTO ở Hồng Kông”, Tuổi Trẻ online cho hay là Hà Nội đã nhượng bộ nhiều hơn, và với những đòi hỏi thái quá của các quốc gia đối tác, những người nghèo nhất nước sẽ chịu thiệt hại nặng nề hơn nữa.
Phần các chuyên gia quốc tế thì nói rằng, việc Hà Nội tìm kiếm chiếc thẻ hội viên WTO ngày càng trở nên khó khăn, vì Washington tỏ ra khắc khe hơn trong các cuộc đàm phán với Việt Nam. Để tìm hiểu thêm chi tiết và làm sáng tỏ những lập luận vừa nói, Ban Việt Ngữ chúng tôi đã hỏi chuyện giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, phụ trách khoa chính trị và bang giao quốc tế tại đại học George Mason, Hoa Kỳ.
Đỗ Hiếu: Thưa giáo sư, nhân dịp hội nghị lần thứ 6 của WTO vừa diễn ra tại Hồng Kông từ hôm 13 đến 18 tháng 12 vừa qua, các chuyên gia quốc tế nhận định rằng, có sự đòi hòi thái quá từ phía ba nước là Hoa Kỳ, Australia và New Zealand yêu cầu Hà Nội nhượng bộ nhiều hơn trong lãnh vực nông nghiệp, tuy nhiên nếu Việt Nam chiều ý họ thì, những người nghèo nhất nước sẽ chịu thiệt hại nặng nề. Giáo sư có suy nghĩ gì về lập luận vừa nói?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Dĩ nhiên, tôi nhớ, khi điều đình về WTO các điều kiện thì càng ngày càng ngặt nghèo hơn, bởi vì: Thứ nhất, thời gian thay đổi thì tình hình cũng thay đổi. Thứ hai, người ta cũng học được những bài học quá khứ.
Có những quốc gia, như Trung Quốc chẳng hạn, hứa rồi không làm, thành ra họ muốn thấy làm rồi thì mới tiếp tục tiến lên. Thành ra những quốc gia nào xin gia nhập WTO chậm thì dĩ nhiên bị thiệt hại hơn bởi vì những thay đổi mà tôi vừa mới nói.
Còn về việc nhượng bộ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của nông dân thì thực sự những lãnh vực nông phẩm là được bảo vệ nhiều nhất. Mỹ cũng bảo vệ, Âu Châu cũng bảo vệ, thì những quốc gia thiên về nông nghiệp như Việt Nam và Trung Quốc thì phải bảo vệ thôi.
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)
Những bài liên quan
- Tình trạng “đôla hóa” tại Việt Nam
- Ý nghĩa của những hoạt động nội bộ và ngoại giao của Việt Nam trong tháng qua
- Hội nghị WTO tại Hồng Kông đạt được thoả hiệp tạm thời vào phút chót
- Việt Nam được lợi gì trong Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ nhất
- Trung Quốc kêu gọi các nước giàu tiếp tục trợ giúp các nước nghèo
- Bóng mờ Trung Quốc lên mối quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam
- Thương mại toàn cầu bị đe dọa
- Hội nghị WTO khai diễn tại HongKong giữa làn sóng biểu tình
- Tìm hiểu thị trường cổ phần đầu tư trong nước (Phần 2)
- Mãnh lực Mỹ kim
- Mối liên hệ giữa việc gia nhập WTO và nhân quyền tại Việt Nam
- Ngày Việt Nam tại Berlin
- Lượng tiền người Việt gởi về nước năm nay dự đoán sẽ vượt kỷ lục năm ngoái
- Thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay
- Ngân hàng Thế giới: nền kinh tế Việt Nam cần có thêm một đợt cải tổ mới
- Trách nhiệm Xã hội của Quản trị
- Việt Nam và WTO (VI)
- Việt Nam và WTO (V)
- Việt Nam và WTO (IV)
- Việt Nam và WTO (III)