Vì sao VN vẫn còn là một nước chậm phát triển? (phần cuối)


2008.01.30

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trên Diễn Đàn trong những tuần qua, chúng ta đã nghe các bạn trẻ ở Việt Nam và tại hải ngoại tranh luận, phân tích các nguyên nhân khiến cho Việt Nam vẫn còn là một trong những nứơc nghèo trên bản đồ thế giới. Làm thế nào để giúp Việt Nam tung cánh bay lên sánh vai với bạn bè quốc tế, và thanh niên cần phải làm gì để góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của đất nước?

CatholicProtest200.jpg
Giáo dân Công giáo cầu nguyện trước Toà Khâm Sứ, Hà Nội, hôm 5-1-2008. Photo AFP

Đó cũng là nội dung trao đổi trong phần cuối loạt hội luận nhiều kỳ xoay quanh chủ đề này, với sự tham dự của bạn Quang, sinh viên tại Hà Nội; Trung, mới qua Pháp du học được vài năm; Vinh và Đức, hai thanh niên trưởng thành ở Mỹ; cùng với Hộ, một ngừơi trẻ định cư tại Canada.

Trà Mi : Trà Mi có câu hỏi với Quang là Đảng Cộng Sản Việt Nam lấy tôn chỉ Mác-Lê làm đuốc soi đuờng, nói đó là đỉnh cao của trí tuệ loài người, Quang được học những điều đó thì Quang có bao giờ đặt ra câu hỏi là tại sao nước của mình đi theo những cái "dỉnh cao trí tuệ", những cái "ưu việt" nhứt trên thế giới mà lại là một trong những nước nghèo nàn lạc hậu nhứt trên thế giới không?

Quang : Việt Nam đang đi theo một lộ trình để có thể trở thành đỉnh cao của thế giới, nhưng mà chúng ta cần thời gian chứ không thể muốn một cái là có thể đến được ngay.

Trà Mi : Quang nói mình tự tin là mình đang sở hữu những cái trí tuệ đỉnh cao của thế giới đó, có đúng hay không? Hay là nên kế thừa những thành quả của những nước tiến bộ, của những xã hội văn minh phát triển?

Quang : Em nghĩ rằng chính quyền Việt Nam cũng đã biết được là Việt Nam không phải là đỉnh cao gì của thế giới mà chúng ta đang cần phải học hỏi.

Vinh : Nhưng mà biết mà lại không học theo, không làm theo thì cũng không là cái gì cả bạn Quang à. Hồi nãy Quang nói là Việt Nam mình đi theo cái con đường đó cần một cái thời gian, thế thì Vinh hỏi là cái thời gian này là 100 năm hay là 1.000 năm. Người ta có thể chịu đựng lâu như vậy hay là không?

Ví dụ như Hàn Quốc năm 1953 họ ngưng chiến với Bắc Hàn, thì từ những năm 1980 họ trở thành một đất nước rất là mạnh, thì tại sao Việt Nam mình phải cần thời gian lâu như vậy? Từ năm 1945 cho tới bây giờ, dĩ nhiên là mình có chiến tranh, nhưng mà mình đừng đổ thừa cho chiến tranh tất cả. Mình đổi mới 20 năm rồi, nếu mà đảng lãnh đạo giỏi thì nước Việt Nam mình đã tiến lên tới đâu rồi. Tại sao Vinh nói là Đảng CSVN không lãnh đạo giỏi, tại vì họ không biết nhìn xa .

Trung : Thứ nhất là tuổi đó. Nếu mà so ra giữa Nam Hàn với Miền Nam Việt Nam mình trước đây thì thập niên 1960 lợi tức bình quân đầu người ở Miền Nam mình đã là 160 đôla, trong khi Nam Hàn chỉ có 120 đô. Nhưng mà ngày hôm nay, sự phát triển kinh tế của Nam Hàn như thế nào? Còn nước Việt Nam mình ra sao?

Vinh : Đúng. Tại Việt Nam mình đã làm cái gì để phát triển chưa? Không làm được một cái gì cả. Hàn Quốc họ có một lịch sử rất giống với Việt Nam. Họ vẫn bị đo hộ từ Trung Quốc, từ Nhật Bản, nhưng chỉ trong 25 năm thôi họ đã làm ra xe hơi, đã làm ra tivi, tủ lạnh. Việt Nam mình làm được điều đó chưa?

Trung : Đến giai đoạn này thì mình thấy bạn Quang và tất cả bạn Đức, bạn Hộ đều đã hiểu là cuối cùng không có sự kế thừa trong này rồi.

Vinh : Đồng ý là tất cả đều góp ý cho nhau cả, không có thù địch chống lại ai. Nhưng mà đảng cộng sản họ lại dùng cái này để che lấp những cái gì mà họ làm không được, họ đổ lỗi cho những thế lực thù địch.

Trà Mi : Qua những hình ảnh mình đưa ra để so sánh và phân tích cụ thể cho từng nguyên nhân thì theo các bạn, nguyên nhân thực thụ của sự chậm tiến của Việt Nam mình là do đâu?

Vinh : Tôi nghĩ có 3 điều rất là quan trọng cho một đất nước phát triển, là: chính trị tự do, kinh tế tư bản, và luật pháp hợp lý. Nhưng mà chính trị vẫn là cái chính. Chính trị là cơ sở mà nó có thể toạ ra luật pháp công bằng. Rồi từ luật pháp hợp lý nó mới tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đó là theo đường lối kinh tế tư bản.

EconomicInvest200.jpg
Muốn một đất nước phát triển mạnh thì tự do dân chủ là một điều rất cần thiết. Photo: AFP

Điều đó tôi thấy nó không có khó đâu. Thì Vinh nghĩ, với sự lãnh đạo của đảng cộng sản từ năm 1945 tới bây giờ chỉ cần một đầu óc thông minh tối thiểu thì cũng hiểu nền kinh tế Việt Nam cần thay đổi, đất nước Việt Nam cần thay đổi. Nhưng chỉ có cộng sản Việt Nam đến 62 năm nay mới bắt đầu thay đổi thì anh nghĩ thử coi sự thông minh của Đảng CSVN đến mức độ nào.

Trung : Anh Vinh ơi, anh Vinh không chính xác một chỗ là chỗ muốn thay đổi chính trị không được; làm sao những người đang cầm quyền chấp nhận có đảng mới. Anh Vinh phải đưa một chính sách mới làm sao để cho những người hiện giờ đang cầm quyền vẫn cầm quyền cho ngày mai, nhưng là để cho quốc gia Việt Nam thay đổi, thì cái đó nên nói hơn.

Vinh : Ở đây tôi nói là thay đổi chính trị, tôi không nói là phải đạp đổ chế độ cộng sản đâu. ( Trung : Những người cộng sản lại sợ họ bị lật đổ). Ý tôi muốn nói là tất cả những người Việt Nam, ngay cả những người ở nước ngoài cũng vậy, ở trong nước cũng vậy, chỉ muốn chế độ cộng sản phải chấp nhận những ý kiến khác.

Bao nhiêu đó cũng đã đủ rồi. Nếu mà Đảng CSVN có muốn cầm quyền một ngàn năm nữa thì tôi cũng không ngại miễn là sự cầm quyền đó phải được người dân bầu ở trong một môi trường cạnh tranh. Nếu Đảng CSVN là một đảng tối ưu như những gì họ nói thì không ngại gì đâu.

Trung : Nếu anh Vinh nói vậy thì Trung cũng hoàn toàn đồng ý với anh Vinh.

Vinh : Nếu mà thực sự giỏi như vậy thì họ dâu có sợ. ( Trung : Đó, cái đó là cái khó đó.). Những người dở thì thường thường người ta độc tài. Tại sao? Tại họ sợ người ta chiếm quyền của họ. Anh Quang có đồng ý với tôi điều đó không ạ?

Quang : Dạ vâng.

Vinh : Những lớp cảm tình đảng, ví dụ như người bạn của Vinh mới học, Vinh mới hỏi nó là "Học lớp cảm tình đảng thấy có gì cảm tình không?", thì nó nói là "Thật sự học lớp cảm tình đảng ra xong rồi không thấy cảm tình gì cả". Vinh mới nói là nếu mà không có cảm tình thì tại sao mày không nói là những đứa bạn...

Trà Mi : Không có cảm tình mà tại sao phải đi học lớp cảm tình đảng? Vinh có hỏi lý do không?

Vinh : Thì Vinh có hỏi lý do là nếu không có cảm tình thì tại sao lại đi học? Nó nói là tại vì muốn lên chức thì phải học.

Hộ : Nếu trường hợp luật pháp Việt Nam rõ ràng thì người đầu tư vô sáng chế hoặc là những kỹ thuật mới của họ phải được luật pháp bảo vệ, vì luật pháp phải nghiêm minh, mà những người làm ra luật mà vi phạm luật pháp phải bị trừng phạt hai hoặc ba lần nhiều hơn.

Trung : Đó, để trả lời câu hỏi của bạn. Những người đựoc vào quốc hội để làm luật pháp đó lại không được phải là những người trí thức mới; như vậy mới chết đó chứ. Cho nên hỏi nhiều ý kiến của nhiều trí thức ở Việt Nam bằng cách nào để phát triển kinh tế tốt, bằng cách nào xây dựng được hệ thống luật để bảo vệ người dân, nên hỏi nhiều ý kiến của dân, hỏi xong rồi hãy thực hiện giùm một cái. Vinh : An h Trung à, anh nói tôi nghĩ cái đó hơi quá thừa đi, tại vì họ đã biết rồi. Trung : Cho nên bây giờ làm sao dân tộc Việt Nam chúng ta, nhứt là anh Quang nè, bạn bè của anh nè, làm sao mình phải hiểu rằng dân tộc Việt Nam chúng ta thông minh, nhưng mà một cái đảng lãnh đạo tồi, nói hẳn ra là lãnh đạo tồi, thì đó là nguồn gốc sâu xa.

Trà Mi : Vâng, mời anh Quang.

Quang : Các anh nói thì em thấy có nhiều điều thì cũng đúng.

Trà Mi : Như vậy là những nguyên nhân như là do hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh chiến tranh, rồi do Việt Nam có nhiều thế lực thù địch, rồi do xuất phát điểm thấp nghèo nàn lạc hậu, v.v. thì các anh đều tạm bác hết, tức là các anh không cho đó là những nguyên nhân kềm hãm sự phát triển, mà cái nguyên nhân chính yếu các anh đang bàn tới: trở lục chính là do từ Đảng CSVN với sự lãnh đạo yếu kém, không đặt quyền lợi của dân tộc lên hàng đầu.

Vinh : Đó là yếu tố chính.

Trà Mi : Thế thì giải pháp nào giúp cho Việt Nam tung cánh bay lên sánh vai được cùng với các bạn bè trên thế giới để hội nhập với thế giới, với thời đại phát triển hiện nay?

Trung : Thứ nhứt là Đảng CVSN bây giờ phải biết nghĩ quyền lợi của dân tộc và tổ quốc trên hết, đó là điều kiện tiên quyết. Nhưng mà quyền lợi của tổ quốc và dân tộc là cái gì? Về chính trị trước, cho nên bây giờ mở cửa rộng về chính trị, rồi truyền thông báo chí đi. Chúng ta thấy truyền thông báo chí rất ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, văn hoá, đến đời sống nhân dân, quyền lợi của nhân dân.

Kềm hãm mất tiêu rồi thì lấy gì đất nước phát triển hầu mở cửa về chính trị, cho những người có kiến thức chứ không phải cho những người học bổ túc mà vô làm về chính sách, đầu tư về kiến thức, cho đa nguyên đa đảng, cho một pháp luật rõ ràng đem đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam đến cõi vinh quang thôi.

AutoEconomic200.jpg
Photo AFP

Hộ : Cái hay của đa đảng đó là ý kiến phản biện. Trong thời gian thực dân Pháp chiếm đóng đất nước mình, người Việt Nam mình vẫn có những tờ báo độc lập. Mà ngày hôm nay ở Việt Nam có trên 600 tờ báo nhưng mà tất cả những tờ báo này chỉ có một tổng biên tập thôi.

Các bạn thấy đó là tại sao đất nước mình không phát triển. Tất cả mọi sự thật đều bị bưng bít hết. Kể cả vụ Hoàng Sa và Trường Sa, người dân cũng đâu có biết được. Cho nên các bạn qua cuộc hội luận này, tất cả mọi người chúng ta phải có bổn phận.

Vinh : Ngày xưa Pháp nó chiếm Việt Nam mình, Hồ Chí Minh có thể qua Pháp viết báo chống lại chính quyền Pháp lúc đó mà không bị bắt, ngược lại những người trong nước của mình viết những lời phê bình chính chế độ của mình mà họ vẫn bị bắt, trhì chế độ mình bây giờ có phải là hà khắc không, so với chế dộ thực dân rất là nhiều không?

Quang : Sự việc như là luật sư Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài đó, mình chỉ nghe thôi thì mình cũng đặt câu hỏi nhiều về thực chất là người ta đã làm cái gì mà dẫn đến việc đó (việc bị án tù), tại vì mình chỉ biết là người ta chống đối thôi. Thì sau buổi thảo luận này thì suy nghĩ của em cũng thay đổi một chút là phải tìm hiểu.

Vinh : Điều quan trọng là Quang phải tìm hiểu, nhưng mà tìm hiểu họ ở đâu? Nếu Quang tìm hiểu trên 600 tờ báo ở trong nước thì nó vô nghĩa quá.

Quang : Theo anh thì em nên tìm hiểu ở đâu?

Vinh : Điều quan trọng là mình đọc tất cả hai phía, mình đọc báo trong nước và mình đọc báo trên mạng. Mính suy nghĩ và phân tích. Anh cứ lên trang www.saigonbao.com thì anh sẽ thấy tất cả những tờ báo cộng sản rồi báo nước ngoài.

Anh muốn đọc báo nào vì nó có tất cả. Anh phải đọc hai phía, tôi không cần anh phải tin đấu, nhưng mà tôi cầu mong anh mở cái lòng anh ra nếu anh phân tích những ý kiến ở ngoài, những điều đó đúng hay là sai để mình tìm thấy chân lý. Đừng để ai nhét chân lý vô đầu mình cả.

Trung : Lên trang web của Á Châu Tự Do để mà đọc, tại vì tin tức của Á Châu Tự Do thì khá nhiều.

Trung : Nảy giờ mình thấy rất là phấn khởi khi mà nghe Quang đã rất là chân thành, đã chia sẻ cảm nghĩ của Quang. Mình rất là hoan hô. Thì mong bạn tiếp tục như vậy. Phải học hỏi, nhưng phải biết chọn lựa thông tin mà học hỏi.

Vinh : Mỗi ngày anh bị 600 tờ báo cứ đưa những thông tin vô đầu ( Trung : Thông tin một chiều đó), điều đó mình không thể tránh khỏi, nhưng điều quan trọng ở đây là mình không dừng ở chỗ đó ( Trung : Đúng rồi) mà mình phải đi tìm những nguồn khác.

Trà Mi : Cho Trà Mi hỏi là Trung kể từ bao giờ Trung bắt đầu có những quan điểm thay đổi khác so với những bạn còn đang ở trong nước?

Trung : Trả lời cho chị Trà Mi biết là sau khi gặp được những người bạn có ý kiến khác với Trung. Trao đổi riết rồi mình suy nghĩ và sau đó đi tìm tài liệu để kiểm tra lại những lời họ nói.

Trà Mi : Để có đựơc những sự thay đổi như là các anh mong muốn như vậy thì là người trẻ các anh nghĩ bằng cách nào mình có thể thực hiện đựoc những điều mơ ước đó. ( Vinh : Đòi hỏi. Đòi hỏi. Mình phải đòi hỏi nhà nước.) Và vai trò của giới trẻ như thế nào?

Vinh : Cái nguồn gốc của nó là người dân Việt Nam mình không biêt đòi hỏi. Mình phải có sự đòi hỏi quyền lợi của mình và mình biết đòi hỏi những nhà lãnh đạo của mình phải làm cái gì. Chứ mình không thể nào ngậm miệng hoài, chờ hoài được đâu. Mình phải biết chấp nhận cái nào đáng chấp nhận, cái nào không đáng nhận là mình phải đào thải. Đó là chuyện dĩ nhiên người Việt Nam mình làm được.

Điều đó là điều Khối 8406 đang làm. Điều đó là điều mà Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đang làm. Họ chỉ là những người đòi hỏi thôi. Họ không phải là những người chống lại chế độ đâu. Anh cứ đòi hỏi như họ và anh khuyên các bạn anh đòi hỏi như họ đi rồi nước Việt Nam mình sẽ phát triển.

Trung : Theo ý anh Quang thì sao? Để anh Quang nói đi các bạn.

Quang : Em trao đổi với các anh thì em cũng phần nào chia sẻ là đảng cộng sản cần phải khá hơn nữa để lãnh đạo, còn nếu mà không thì nên trang bị cho một bộ phận khác có ngày ra làm ấy việc, chứ không nên chỉ một mình Đảng CSVN làm hết cả mọi việc.

Vinh : Điều đó anh nói rất là đúng, nhưng mà chưa đủ. Nếu mà anh có thể chia sẻ những quan điểm đó với những người bạn học của anh thì tôi nghĩ điều đó nó hay hơn nhiều.

FarmerWTO150.jpg
Chính sách đổi mới kinh tế bắt đầu từ năm 1986 chỉ mang lại sự giàu có cho một bộ phận nhỏ, phần đông dân chúng vẫn còn lam lũ, khổ cực. AFP PHOTO.

Trung : Mình nên đòi hỏi nhà nước. Bản thân các bạn trẻ bên này, những người yêu nước, là đã cố gắng học hỏi những kinh nghiệm tốt rồi đó. Còn ở Việt Nam nữa kìa, phải đòi hỏi.

Trà Mi : Nhưng mà đòi hỏi bằng cách nào và cần phải làm gì?

Vinh : Rất là nhiều cách. Mình có thể truyền miệng. Mình có thể nói cho những bạn bè của mình biết trong các lớp học. Trà Mi : Quang thấy thế nào, Quang? Là một người trẻ trong nước Quang nghĩ cần phải làm gì để góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của đất nước, để đất nước có thể sánh vai với bạn bè thế giới, mà gần nhứt là các bạn bè trong khu vực trước cái đã.

Quang : Qua các trao đổi, ý của em có thay đổi một chút sau khi nói chuyện với các anh, em sẽ tìm hiểu thêm và nếu quả thực những gì mà các anh vừa chia sẻ là đúng thì cần có một sự thay đổi, nhưng sự thay đổi là như thế nào thì quả thực tầm hiểu biết của em hiện nay đến thời điểm này em chưa đưa ra được câu trả lời. Điều em sẽ làm là em sẽ nói với các bạn ở gần bên em là có sự việc đó như thế mà mình chưa biết, nên tìm hiểu thêm.

Trung : Trà Mi cho mình góp một ý kiến nữa. Thứ nhứt, điều kiện sâu sắc nhứt, sâu xa nhứt là mình cởi trói sự sợ hãi. Chúng ta thấy không, các sịnh viên nước ngoài họ không có sợ gì hết.

Trà Mi : Vâng. Anh đưa ra những ví dụ của những người thanh niên nước ngoài nhưng mà anh nhìn lại những người thanh niên trong nước có chung một quan điểm là đòi hỏi sự dân chủ, đòi hỏi sự tiến bộ, sự cởi mở chính trị mà các anh vừa bàn tới thì hầu như bị quy vào một dạng là tuyên trưyền chống đối nhà nước Việt Nam.

Trung : Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao! Không có gì tự nhiên mà nó xảy ra Trà Mi ơi.

Trà Mi : Nhưng làm thế nào để người trẻ tự chứng minh là mình chống đối lại đường lối của nhà nước không có nghĩa là mình là phản động, không có nghĩa là mình chống đối lại sự phát triển của dân tộc?

Trung : Mình phải đặt câu hỏi lại với giới cầm quyền là họ làm cái gì? Trong trường hợp của mình đặt câu hỏi đó không phải để mong sự trả lời của họ nhưng mà mình mong họ suy nghĩ về câu hỏi của mình và họ tự hỏi họ và từ đó họ hỏi người khác, thì nhân rộng ra mình hãy bắt tay nhau học hỏi những cái rất tốt, rất hay làm sao để dân Việt Nam mình, những người bạn mình, những người nghe mình nói hôm nay cùng với nhau học hỏi những điều tốt, mà muốn học hỏi được những điều đó, phải nói được ngoại ngữ , các bạn, ít nhứt là tiếng Anh.

Trà Mi : Cũng mong rằng Quang qua chương trình này, cũng như là những người bạn cũng tư tưởng vớí Quang sẽ chịu khó tìm hiểu thêm những nguồn thông tin khác nhau để tự mình tìm ra cho mình những điều mà mình cảm thấy là đúng và những điều mình cảm thấy có ích có lợi cho đất nước.

Quang : Rất là cảm ơn các anh đã chia sẻ thông tin với em.

Trà Mi : Chúng tôi xin chan thành cảm ơn thời gian cũng như sự góp ý của tất cả các bạn trẻ khắp nơi đã dóng góp cho chương trình ngày hôm nay, và hẹn gặp lại các anh trong những chương trình sau.

Các bạn trẻ của chương trình đồng lên tiếng : Dạ. Cảm ơn Trà Mi. Cảm ơn các bạn, nghe.

Quý vị và các bạn muốn tham gia, hoặc góp tiếng, với "Diễn đàn bạn trẻ", xin email về vietweb@rfa.org hoặc để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác gọi vào Mỹ, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775.

Diễn Đàn Bạn Trẻ hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong một đề tài mới, sáng Thứ Tư tuần sau. Trà Mi thân ái kính chào.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.