Buồn vui gia đình nhân mùa bóng đá 2006


2006.07.03

Phương Anh, phóng viên đài RFA

Ở Việt Nam, vào thời gian này, hoà với hàng triệu người ở trên thế giới, hầu hết mọi người đều theo dõi các trận bóng đá sôi nổi và bàn tán thật rôm rả. Đâu đâu cũng thấy nhắc đến bóng đá, thậm chí có người còn thuộc vanh vách tên các cầu thủ nổi tiếng…Bóng đá đối với người Việt Nam, từ lâu, dường như đã trở thành môn thể thao cho cả nước.

WorldCupFanCry150.jpg
AFP PHOTO

Trong chuyên mục Trang Phụ Nữ kỳ này, Phương Anh mời quí vị nghe những chuyện vui buồn của các gia đình nhân mùa bóng đá 2006.

Ở Hà Nội, theo lời của một chị tên Loan, thì mùa bóng đá này bản thân chị mặc dù rất thích nhưng cũng không thể thức khuya để coi:

“Chỉ xem ít thôi, trong thời gian nghỉ thôi, trận 2 giờ sáng thì không coi, còn phải đi làm. Ở Việt Nam bây giờ nhiều người xem ở gia đình, những người không đi làm thì ra ngoài xem, vì ngày hôm sau người ta ngủ.”

Chị cũng cho biết fan của chị là đội Đức và rất hy vọng đội Đức sẽ đoạt chức vô địch: “Thích đội tuyển Đức, và theo kiểu trọng tài này thì Đức sẽ vô vì trọng tài thiên vị, đội chủ nhà dễ được lắm.”

Còn anh Nguyễn Văn Hùng, cũng ở Hà Nội thì cho biết vợ anh cũng rất mê bóng đá, nhưng: “Vợ tôi thì toàn thích đội nào đẹp trai, đội Ý đẹp trai thì thích, đội Đức đẹp trai thì thích, chứ có biết gì về bóng đá đâu, chỉ thấy người ta đá ào ào... “

Thực ra, mùa bóng đá thì vừa được đi chơi, vừa được xem đá bóng, đi làm cũng cảm thấy nhàn hơn, vì mọi người đều cuốn vào không khí đá bóng, đi muộn một tí cũng không ai kêu (cười) Thí dụ như ngày thường đến cơ quan là 8 giờ, nhưng mấy hôm nay 9 giờ đến cũng không sao.

Mùa thú vị

Anh Sơn, một thanh niên vừa tốt nghiệp đại học và đang làm cho Công Ty Công Nghệ Thông Tin, thì cho rằng mùa bóng đá này thật thú vị, vì:

“Thực ra, mùa bóng đá thì vừa được đi chơi, vừa được xem đá bóng, đi làm cũng cảm thấy nhàn hơn, vì mọi người đều cuốn vào không khí đá bóng, đi muộn một tí cũng không ai kêu (cười) Thí dụ như ngày thường đến cơ quan là 8 giờ, nhưng mấy hôm nay 9 giờ đến cũng không sao.

Ở cơ quan có một số trò chơi, mình cùng tham gia cho vui. Ví dụ như tham gia dự đoán kết quả world cup, có thể dự đoán từng trận hoặc dự đoán nguyên muà world cup, mọi người sẽ cùng đóng góp để làm một qũy phần thưởng cho tất cả mọi người dự đoán kết quả, ai mà nhiều điểm nhất sẽ được thắng cuộc và đi liên hoan.

Đó là trong cơ quan, còn về cá nhân em, thì thỉnh thoảng vẫn tụ họp ăn uống và xem đá bóng, bạn gái em cũng cùng xem. Thông thường, em thích đội nào thì bạn gái em không ủng hộ đội đó, ủng hộ đội ngược lại (cười) Em thích đội Anh và Hà Lan, nhưng Hà Lan đã bị loại rồi.”

Anh cũng cho biết, ngoài thời gian coi đá banh mỗi tối, anh còn phải thu xếp thời gian dành cho bạn gái của mình, anh nói: “Những trận mình không thích thì vẫn có thể bỏ coi để đi chơi với bạn gái, thì cũng không có gì đáng tiếc, vì nếu không đi chơi thì cũng giận, sẽ có chuyện…”

Phụ nữ Huế cũng ham mê bóng đá

Đối với những người dân ở Kim Long, Huế, thì ngày nay, phụ nữ Huế cũng ham mê bóng đá không khác gì nam giới. Chị Hạnh kể:

“Từ phụ nữ cho đến trẻ em, người nào cũng hâm mộ bóng đá. Gia đình nào cũng mở tivi cả, khi quả bóng mà lọt vào khung thành nào thì không cần biết, “la” to nhất là giới phụ nữ.

Ở các quán cà phê thì đàn ông mới “la”, ở các gia đình “la” to nhất là giới phụ nữ. Nói chung, phụ nữ dân lao động khác, khá giả hơn thì ban ngày đi làm cơ quan, cơ sở, họ có giờ họ coi bóng đá. Phụ nữ tối nào cũng coi hết.”

WorldCupFanCouple200.jpg
AFP PHOTO

Được hỏi về việc cá độ đá banh, chị nói: “Có, đa số là những người lao động, mấy chị em lao động. Thay vì họ đánh số đề, mùa bóng đá thì họ đánh tỉ số bóng đá, họ đi ghi số, đương nhiên ban đêm họ phải theo dõi các trận banh để biết họ trúng hay trật. “

Riêng với bà Nguyễn Thị Thiện, 53 tuổi, hiện đang làm cho trạm y tế của phường Kim Long thì mê bóng đá từ năm 1994, khi bà phải thức khuya lo chuẩn bị đồ ăn cho chồng, từ đó bà mê bóng đá cho tới nay, bà cho hay:

“Tui mê đội Ý nhất… khi mô tới mùa bóng đá thì ngủ ít, ốm ghê lắm! Vì coi cả đêm, ngày thức chứ răng! Khi tới mùa bóng đá, lo nấu ăn sớm, chuẩn bị đâu vào đó hết, để ngồi tranh thủ mà xem bóng đá, banh mà lọt lưới thì ủng hộ cho đội, la ghê lắm. Tui mong bóng đá kéo dài, đá cho lâu, đừng hết. Tui coi trận 10 giờ và 2 giờ, không bỏ trận mô hết.” Còn cô Đặng thị Mỹ Hạnh, ở Đông Ba, năm nay 24 tuổi, đang là sinh viên trường Cao Đẳng Sư Phạm Huế thì cho biết:

“Ba em mê đá banh từ hồi còn thanh niên, nên truyền lại niềm đam mê đó cho cả nhà, rồi nghe mấy chú, mấy bác bàn thảo với ba em, rồi cũng thích và từ đó mê luôn. Những trận mà lúc đó em không phải học thì cũng thức để coi.

Những đội mà em thích thì bằng mọi cách em phải coi cho được. Thỉnh thoảng em cũng đi quán cà phê coi đá banh để hoà cùng không khí, cũng vui. Năm nay, em hy vọng Đức và Brazil sẽ gặp nhau trong trận chung kết, và em nghĩ là Brazil sẽ vô địch.”

Chuẩn bị thức ăn khuya

Với chị Ấu ở thị xã Vũng Tàu, cũng như bao gia đình khác, khi mùa bóng đá tới, chị lo lắng chồng thức khuya coi đá banh, hại sức khoẻ, nên phải lo chuẩn bị thêm thức ăn, chị nói:

“Nhà em thì phụ nữ phải chuẩn bị thức ăn tối, để cho các anh ăn khuya, nếu đói. Nhưng bây giờ cũng không phải nấu nướng nhiều, chỉ chuẩn bị những gì tiện nhất như bánh mì sandwich, thịt nguội, phở sẵn, mì gói…Tụi em cũng không thể thức như các anh ấy được, chỉ ngồi tham gia những trận đầu tiên thôi.

Mấy năm trước, tôi hay ra các tụ điểm coi, vui lắm, nhưng năm nay ở nhà, không đi với bạn bè nên cũng không vui lắm… Mình điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe, cũng “la”, nhưng không lớn lắm, phải cố gắng đè nén vậy thôi, vì ở nhà mà! Sáng thì chạy ra quán cà phê, ngồi nói chuyện với anh em về bóng đá. Bà xã thì mình thích đội nào thì bả nghiêng về đội đó!

Ở Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, chị Dung, năm nay 34 tuổi, thì cho biết rằng, chị không ham mê coi đá banh nhưng vì chồng và con gái năm nay 14 tuổi lại rất thích, nên mùa bóng đá cũng làm cho không khí trong nhà vui hẳn lên, chị nói:

“Nhà em thì ai cũng mê thể thao hết, rất mê đá banh, nên không bỏ trận nào hết, cứ thức đêm mà coi thôi, nói chung là vui lắm. Còn em, ban ngày đi làm nên thức khuya không nổi, chỉ coi được một trận thôi.”

Còn chị Cao thị Nhũ, năm nay 55 tuổi, nhà ở đường Hồng Thập Tự, Long Khánh, thì cho rằng phụ nữ ở khu xóm chị bây giờ cũng ham mê coi đá banh và cũng biết bàn thảo, bình luận y như nam giới vậy, chị nói: “Cũng bàn luận đội này đội kia, chẳng hạn như trận này sao thẻ vàng nhiều quá… thấy đội này đội kia thắng thì háo hức.”

Riêng bản thân chị, chồng chết đã lâu, chỉ có mình cô con gái, năm nay 20 tuổi, cả hai mẹ con đều mê đá banh và vì có cửa tiệm tạp hoá, nên theo dõi các trận đấu cũng dễ dàng hơn:

“Bán tạp hoá tại nhà, nên vừa bán vừa coi, coi với trong nhà, em út, con…rất vui, rộn ràng, nói chung tất cả mọi người đều háo hức đón coi. Nhưng thức tới 2 giờ khuya thì ít người coi lắm, chỉ coi giấc 11, 12 giờ thôi.”

Chìu… vợ

Thưa quí vị và các bạn, dĩ nhiên, khi theo dõi các trận đá banh, nếu có thêm người cùng coi với mình thì sẽ hào hứng hơn nhiều…Nhưng đối với các ông chồng, vì thương vợ, thương con, đành phải hy sinh niềm vui cá nhân, như trường hợp anh Diệu, ở Biên Hoà, Đồng Nai, chẳng hạn:

“Mấy năm trước, tôi hay ra các tụ điểm coi, vui lắm, nhưng năm nay ở nhà, không đi với bạn bè nên cũng không vui lắm… Mình điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe, cũng “la”, nhưng không lớn lắm, phải cố gắng đè nén vậy thôi, vì ở nhà mà! Sáng thì chạy ra quán cà phê, ngồi nói chuyện với anh em về bóng đá. Bà xã thì mình thích đội nào thì bả nghiêng về đội đó!”

Nhà em ở vùng cao, vùng sâu vùng xa, nhưng rất quan tâm đến việc hứng thú như thế nên đêm có thể tìm cho chồng con vài thứ gì đó chẳng hạn, sáng ra thì có thể cho chồng nghỉ ngơi, ban ngày những trận nào chưa coi, thì có thể cho chồng coi những trận tiếp. Nói chung, em rất ủng hộ, em tạo mọi điều kiện để cho nhà em xem.

Còn anh Minh ở Sàigòn, thì lại khác, vì công việc làm ăn rất bận rộn, nhưng anh vẫn cố gắng tranh thủ theo dõi các trận đấu cho đỡ ghiền, anh tâm sự:

“Tôi thì hơi khó khăn trong vấn đề coi đá banh, bà xã hơi “nhăn” vì có hai con nhỏ, công việc thì bận rộn quá, nên nhiều lúc giờ đá banh toàn vào những giờ nghỉ ngơi, bà xã chẳng phục vụ, mà còn khó chịu, còn nói là đi ngủ, sướng hơn, ngồi coi làm gì mấy người chạy vòng vòng chung quanh rồi lưà trái banh vô, thủ môn có được gì đâu! Đi ngủ để lấy sức, ngày mai còn lao động. Nhiều khi tôi coi đá banh phải lén vợ.”

Đồng bào vùng cao

Thế còn đồng bào vùng cao, vùng sâu thì sao? Bóng đá có là niềm hạnh phúc cho các gia đình ở đây không? Anh Phạm Văn Hải, hiện ở Ninh Hòa, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, cho hay, sau mùa vải thiều năm ngoái, đã cố gắng tậu một ti vi nho nhỏ để giải trí. Năm nay, từ đầu mùa bóng đá, anh đã được vợ “ưu tiên” bồi dưỡng thức ăn, cà phê, nhiều hơn để theo dõi các trận giao đấu.

Anh nói: “Chúng em chỉ coi ở nhà thôi, vì dân ở đây thưa thớt lắm. Bà xã phục vụ đều đặn, cùng xem với chồng ở trận 22 giờ đêm. Còn trận đêm thì không theo dõi nổi vì ở vùng cao đi ngủ sớm lắm. Bọn em chỉ có những thứ vùng cao tăng gia được như trứng gà, cà phê thì chỉ mua loại Trung Nguyên pha “phin”.

Nói chung phụ nữ vùng cao cũng không quan tâm đến bóng đá lắm, cốt lõi nhất là phục vụ chồng thôi. Bà xã phục vụ thì mình phải ghi nhận. Đúng ra thiên chức của người phụ nữ Việt Nam là chịu thương, chịu khó, hy sinh cho chồng, cho con.”

Chị Phùng thị Thanh, năm nay 34 tuổi, cũng ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn thì tâm sự: “Nhà em ở vùng cao, vùng sâu vùng xa, nhưng rất quan tâm đến việc hứng thú như thế nên đêm có thể tìm cho chồng con vài thứ gì đó chẳng hạn, sáng ra thì có thể cho chồng nghỉ ngơi, ban ngày những trận nào chưa coi, thì có thể cho chồng coi những trận tiếp. Nói chung, em rất ủng hộ, em tạo mọi điều kiện để cho nhà em xem.”

Thưa quí vị và các bạn, vừa rồi là những tâm tình vui buồn của một số người dân ở ba miền nhân mùa bóng đá 2006. Chắc quí thính giả cũng đồng ý với Phương Anh rằng, môn thể thao vua của hành tinh này đã và đang là niềm vui cho các gia đình ở Việt Nam bà như lời bà Nguyễn thị Thiện ở Huế nói:

“Khi mình thấy họ đá banh, tất cả bao nhiêu nỗi buồn nó ra hết, con người mình tươi trẻ lắm. Khi họ đá vô lưới rồi, mình la lên, mình ủng hộ cho họ, bao nhiêu mệt nhọc, mệt mỏi tan hết, mình thấy trẻ trung lắm.”

Trang Phụ Nữ xin dừng nơi đây. Phương Anh hẹn gặp lại quí vị và các bạn trong chương trình kỳ sau.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.