Mạn đàm với nhà văn Nguyễn Đình Toàn
2006.09.10
Nhà văn Hoàng Khởi Phong
Năm 1954 khi đất nước chia đôi, thì văn học Việt Nam cũng chịu chung với số phận của đất nước mà chia làm hai bộ phận, với hai cung cách sáng tác đối nghịch với nhau.
Ở ngoài Bắc, các văn nghệ sĩ cho dù đã tạo thành những tên tuổi lớn như Nguyễn Tuân, Văn Cao, Thế Lữ... giờ đây phải ép mình trong sự chỉ đạo của chế độ, và dường như từ khi đặt mình dưới sự chỉ đạo này, các tên tuổi lớn đã nêu ở trên không còn cống hiến cho người đọc những tác phẩm có giá trị như trước.
Trong khi đó thì tại miền Nam, nơi khu vườn văn học tương đối trống trải đã hình thành một dòng văn học khác, mà trong đó bên cạnh các cây bút đã thành danh, và tạo ảnh hưởng lớn như Nhất Linh, Lê Văn Trương đã có một thế hệ bắt đầu viết và tạo ảnh hưởng ngay khi vừa mới đặt chân xuống miền Nam.
Mà điển hình là nhóm Sáng Tạo hay với các với các cây bút độc lập, mới tinh hảo, chỉ thực sự cầm bút, sau khi đặt chân xuống miền Nam như Dương Nghiễm Mậu, Mai Trung Tĩnh, Thế Nguyên, Uyên Thao, Nguyễn Đình Toàn...
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn trước 75 là một biên tập viên của đài phát thanh. Ông là người được hàng triệu thính giả của miền Nam ái mộ qua các chương trình “Nhạc Chủ Đề” do ông đề xướng. Năm 1975 ông và gia đình kẹt lại ở trong nước, và chỉ mới đến Mỹ vào cuối thập niên 90, đoàn tụ với người con trai đã vượt biên trước đó hàng chục năm. Ông hiện cư ngụ tại Quận Cam.
Kính thưa quý thính giả, Chương trình Văn Học Nghệ Thuật lần này đến với quý vị qua cuộc mạn đàm với nhà văn Nguyễn Đình Toàn, nhân dịp ông cho phát hành cuốn “Bông Hồng Tạ Ơn”, mà ở đó ông đã chọn được 190 văn nghệ sĩ, đã cống hiến cho cuộc đời những bông hồng nghệ thuật.
Những văn nghệ sĩ này hiện còn sống hay đã chết, ở trong nước cũng như ở hải ngoại chính là những động cơ khiến cho nền văn học Việt Nam giữ được sự liên tục đời đời.
Dưới đây là nguyên văn cuộc mạn đàm của chúng tôi với nhà văn Nguyễn Đình Toàn.
Hoàng Khởi Phong: Xin chào nhà văn Nguyễn Đình Toàn, chúng tôi xin đi thẳng vào tác phẩm đầu tay của ông, cuốn “Áo Mơ Phai” được xuất bản vào năm 1957. và xin hỏi: Bối cảnh và nội dung của cuốn truyện này có chịu một chút ảnh hưởng nào từ biến cố chia đôi đất nước?
Nguyễn Ðình Toàn: Tôi xin nói ngay rằng cuốn “Áo Mơ Phai” không phải là cuốn đầu tay của tôi mà là cuốn thứ 2, hay thứ 3, nhưng bây giờ nó cũng không quan trọng. Nói về ảnh hưởng của cuốn sách thì thực ra có rất nhiều ảnh hưởng chứ không phải một.
Có những người thức thời, nhìn xa trông rộng, có thể tiên đoán dự liệu được những biến chuyển của thời cuộc, dù, dĩ nhiên, có những điều họ tiên đoán và cũng có những điều sai. Mà đúng hay sai thì chỉ khi nào sự việc xảy ra thì họ mới biết được.
Tôi viết cuốn sách đó chỉ dựa trên những dự cảm đối với hoàn cảnh lịch sử cho một người chịu đựng hoàn cảnh lịch sử như chịu đựng sự đổi thay của thời tiết.
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)
Những bài liên quan
- Mạn đàm với nhà văn Phan Nhật Nam
- Phương pháp sáng tác hiện thực Xã hội chủ nghĩa (phần 2)
- Bài viết của nhà văn Tam Nguyên về Phương pháp sáng tác hiện thực Xã hội chủ nghĩa
- Mạn đàm với nhà văn Hà Sĩ Phu (phần 2)
- Mạn đàm với nhà văn Hà Sĩ Phu (phần 1)
- Nói chuyện với Bùi Minh Quốc (phần 2)
- Nói chuyện với Bùi Minh Quốc
- Brian Đoàn, nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Việt Nam
- Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và tập thơ Hoa Địa Ngục
- Việt Nam cho phép lưu hành toàn bộ tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung
- Phỏng vấn nhà văn Thế Uyên
- Phỏng vấn hoạ sĩ Nguyễn Trọng Khôi
- Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng về tờ báo Viet Tribune mới ra mắt tại San Jose
- Ngày văn hóa Việt Nam tại Đại học Hamburg
- Phim ‘Chúng tôi muốn sống’, sử liệu về một giai đoạn tang thương của đất nước
- Nhà thơ Tô Thuỳ Yên
- Ảnh hưởng của kỹ thuật hiện đại ở Ðông Khê, Cao Bằng
- Nhà văn Dương Thu Hương: “Mâu thuẫn làm cuộc sống phát triển”
- Cuộc trò chuyện với nhà văn Dương Thu Hương tại thư viện New York
- 31 năm sau, hồi ức của một trong những Việt đầu tiên đặt chân đến quận Cam
- Nhà văn Dương Thu Hương tham dự Festival Văn Chương Quốc tế tại New York