Phỏng vấn nhà thơ Viên Linh về giải thưởng do báo Khởi Hành khởi xướng


2007.08.19

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Chương trình Văn Học Nghệ Thuật tuần này Mặc Lâm mời quý vị nghe cuộc trao đổi giữa chúng tôi và nhà thơ Viên Linh xung quanh giải thưởng Văn Chương Tòan Sự Nghiệp do báo Khởi Hành khởi xướng và gải thưởng năm nay được trao cho nhà thơ Hữu Loan về những đóng góp to lớn của ông đối với nền văn thơ kháng chiến.

HuuLoanTrinhHung200.jpg
Nhà thơ Hữu Loan và nhạc sĩ Trịnh Hưng chụp năm 2005. Hình của nhạc sĩ Trịnh Hưng.

Theo lời nhà thơ Viên Linh, đương kim chủ nhiệm chủ bút báo Khởi Hành thì nhà thơ Hữu Loan đã "tự ý rời bỏ hàng ngũ Cộng Sản năm 1947, sống đời cực khổ nhất chưa từng có so với nhiều nhà thơ khổ cực khác, nhà thơ Hữu Loan chủ trương làm cách mạng triệt để, tự học, đỗ tú tài Pháp năm 1939, từng làm báo làm thơ, chủ nhiệm chủ bút, bị tù,...

Sự nghiệp văn chương 9 năm kháng chiến là văn học dân tộc, thuộc về Miền Nam bởi trong lúc Miền Nam đón nhận, thì CS từ khước!"

"Giải văn chương toàn sự nghiệp của báo Khởi Hành năm 2007 này, báo quyết định trao cho nhà thơ Hữu Loan. Giải được trao không phải chỉ nhắm tới tác phẩm của tác giả, mà còn căn cứ vào phong cách sống và hoạt động văn chương của chính tác giả đó !" nhạc...

Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp…

Mặc Lâm: Thưa nhà thơ Viên Linh, xin ông cho biết về sự thành lập giải thưởng mang tên Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành của nguyệt san Khởi Hành mà ông là người chủ trương. Phát xuất từ yêu cầu nào mà giải thưởng này thành hình, và mục đích củ giải là gì?

Nhà thơ Viên Linh: Giải Văn Chương do nguyệt san Khởi Hành tổ chức bắt đầu như thế này, anh em viết văn ở trong nhóm đều nhận thấy cái sinh hoạt văn hóa, văn học nghệ thuật của miền nam trong vòng 20 năm mà có một giải thưởng giá trị được phát hàng năm. Cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã 30 năm rồi mà không có được một cái giải thưởng nào cả thành ra anh em quyết định đứng ra làm cái việc đó.

Giải Văn Chương do nguyệt san Khởi Hành tổ chức bắt đầu như thế này, anh em viết văn ở trong nhóm đều nhận thấy cái sinh hoạt văn hóa, văn học nghệ thuật của miền nam trong vòng 20 năm mà có một giải thưởng giá trị được phát hàng năm. Cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã 30 năm rồi mà không có được một cái giải thưởng nào cả thành ra anh em quyết định đứng ra làm cái việc đó.

Khởi Hành là một tờ báo luôn luôn chủ trương khôi phục cái văn học nghệ thuật của miền Nam Việt Nam vì văn học miền nam tức là văn học của Việt Nam. Vào năm 2005, giải Văn Chương Khởi Hành đã được trao lần thứ nhất cho nhà văn Nguyễn Thụy Long. Khi chọn Nguyễn Thụy Long, anh em đều thấy rằng ông ấy là một nhà văn nổi tiếng của miền nam trước kia và ông ấy không được cầm bút, và hiện nay ông vẫn còn trong nước.

Cái giải Khởi Hành như thế cũng là một cách nào đó để nêu cao và vinh danh những người xuất thân trong một nền văn học dân tộc và hiện không cầm bút được, do đó có giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp. Chúng tôi gọi là giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp vì những người nhận giải đã có sự nghiệp vững chải rồi.

… cho những văn nghệ sỹ có công sức

Mặc Lâm: Ông vừa nói là giải thưởng này chỉ trao cho những văn nghệ sỹ có công sức phục vụ cho nền văn học nghệ thuật của miền nam Việt Nam. Ông lý giải thế nào khi giải thưởng năm nay lại được trao cho nhà thơ Hữu Loan, một nhà thơ mà mọi người đều biết là sống và sáng tác tại miền Bắc trong nhiều thập niên qua?

Nhà thơ Viên Linh: Tôi nói văn nghệ sỹ miền Nam tức là văn học miền nam. Điều này chứng tỏ rằng trong bao nhiêu năm ở miền nam, cũng như bao nhiêu năm ở hải ngoại cái nền văn học miền nam và nền văn học hải ngoại luôn luôn là văn học truyền thống Việt Nam.

Văn học miền nam 54 Nhà thơ Viên Linh: 75 nối liền từ văn học tiền chiến vẫn theo các truyền thống của các nhà thơ như Tản Đà, các nhà vănnhư Ngô Tất Tố và cũng theo truyền thống của những người phục vụ Chân Thiện Mỹ như ông Nhất Linh, ông Lê Văn Trương hay các nhà văn nhà thơ đề cao truyền thống dân tộc cái truyền thống dân tộc ấy có từ 20 năm ở miền nam và hơn 30 năm ở hải ngoại.

Khi chúng tôi chọn nhà thơ Hữu Loan chúng tôi có nói với anh ấy và có phỏng vấn anh. Chúng tôi nghĩ rằng trong 9 năm văn học kháng chiến từ 45- 54 thì nền văn học kháng chiến là nền văn học dân tộc. Các người như Hữu Loan, Quang Dũng, Hoàng Cầm...là những người làm thơ kháng chiến và kháng chiến dân tộc. Những người cầm bút trong giai đoạn này không phải theo một chủ thuyết cộng sản nào vì lúc ấy chưa có chủ thuyết cộng sản nào đưa vào văn hóa văn nghệ cả.

Cho nên 9 năm kháng chiến của anh em thời đó là chín năm văn học của dân tộc. Anh Hữu Loan cũng đồng ý với tôi trong bài phỏng vấn mà đã đăng trên Khởi Hành số 128, tháng Sáu. Nhà thơ Hữu Loan cũng đồng ý rằng 9 năm kháng chiến là văn học dân tộc và chúng tôi đã trao giải cho nhà thơ Hữu Loan trong ý nghĩa như thế

Mặc Lâm: Xin ông cho biết giải thưởng Giải Văn Chương Toàn Sự Nghiệp Khởi Hành lấy ngân khoản từ đâu để điều hành? Có tổ chức thiện nguyện nào trực tiếp yễm trợ không hay chỉ là sự đóng góp từ sụ kêu gọi của tờ báo?

Nhà thơ Viên Linh: Giải mang tên Khởi Hành tức là mang tên tờ báo chủ trương. Chúng tôi không dương danh nó hay tự xưng nó là giải văn học nghệ thuật Việt Nam hay gì cả...chúng tôi nói rõ đây là giải Văn Học Khởi Hành cũng như ở tiền chiến có giải Tự Lực Văn Đoàn vậy. Do đó chúng tôi kêu gọi anh em văn hữu cộng tác với tờ báo và các độc giả của Khởi Hành cùng tham gia và tham dự tức là cùng hỗ trợ tinh thần cũng như vật chất.

Lời kêu gọi đầu tiên năm 2005 khi phát động, đã được văn hữu và các độc giả ủng hộ nhiệt liệt. Ban đầu chúng tôi chủ trương rằng có lẽ có thể trao được cái giả bằng hiện kim là 2000 đô la thôi chứ không thể nhiều hơn được, nhưng cuối cùng với sự tham dự rất tích cực của văn hữu và của bạn đọc chúng tôi thấy rằng có thể tăng cái giải lên là 5000 Mỹ kim nhưng số tiền này sẽ chia làm hai phần, 3000 tả bằng hiện kim và 2000 để mua vé máy bay cho tác giả trúng giải từ Việt Nam qua Hoa Kỳ lãnh giải nếu người đó đi được.

Lời kêu gọi đầu tiên năm 2005 khi phát động, đã được văn hữu và các độc giả ủng hộ nhiệt liệt. Ban đầu chúng tôi chủ trương rằng có lẽ có thể trao được cái giả bằng hiện kim là 2000 đô la thôi chứ không thể nhiều hơn được, nhưng cuối cùng với sự tham dự rất tích cực của văn hữu và của bạn đọc chúng tôi thấy rằng có thể tăng cái giải lên là 5000 Mỹ kim nhưng số tiền này sẽ chia làm hai phần, 3000 tả bằng hiện kim và 2000 để mua vé máy bay cho tác giả trúng giải từ Việt Nam qua Hoa Kỳ lãnh giải nếu người đó đi được.

Trong trường hợp người đó không đi được thì 2000 này dùng để in tác phẩm và vẫn trả cho tác giả 10% tiền bản quyền theo thông lệ. Nguồn tài chính của giải hoàn toàn do tờ báo và bạn đọc của tờ báo bỏ ra chứ không do tài trợ của bất cứ cơ quan nào.

Nhà thơ Hữu Loan

Mặc Lâm: Theo ông và các vị trong ban chấm giải thì căn cứ vào những tiêu chí nào mà giải thưởng năm nay được trao cho nhà thơ Hữu Loan? có phải vì tài năng trong lĩnh vực thi ca của ông hay còn vì lý do nào khác?

Nhà thơ Viên Linh: Thứ nhất, khi còn trẻ tôi đã đọc bài thơ "Đèo Cả" của nhà thơ Hữu Loan. Trong thời gian này tôi cũng đã đọc những bài như "Tây Tiến" của Quang Dũng và Hữu Loan và Quang Dũng là những sinh viên đã gia nhập trung đoàn Thủ Đô để chống Pháp khi quân Pháp trở lại Việt Nam năm 1946.

Vào tháng 12 năm 46 sinh viên và thanh niên Hà Nội đã nổ súng chống Pháp và sau mấy ngày cầm cự thì sinh viên thua và rút đi từ đó cái gọi là cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu và cũng từ đó có thơ văn kháng chiến. Anh Hữu Loan là một trong những sinh viên Hà Nội và cũng tham dự cuộc kháng chiến ngay từ đầu, đây là lúc anh làm bài Đèo Cả và sau này anh làm thêm bài Màu Tím Hoa Sim rất nổi tiếng sau này để viết về người vợ trẻ mà anh mới cưới thì người vợ chết trong khi anh đang cầm súng chống Pháp.

Tôi theo dõi thơ văn của anh và thấy rằng anh đã rời bỏ cộng sản vì những chuyện anh đã chứng kiến trong chiến dịch cải cách ruộng đất khi cộng sản đem hai ông bà địa chủ những người đã từng giúp bộ đội khi đói nghèo. Khi họ lộ mặt cộng sản và mang hai ông bà ra đấu tố đến chết. Anh Hữu Loan khi nghe được tin này thì đi tìm người con gái của ông bà này khi cô gái này bị cộng sản ra lệnh cho dân làng không ai được cứu giúp cô ấy.

Hữu Loan không những cứu giúp cô gái này mà còn lấy làm vợ cô gái này. Cái việc anh lấy người con gái này làm vợ là một hành vi phản kháng là một hành vi rất dũng cảm. Cái từ tâm của anh đã vượt mọi sự sợ hãi trong lòng cho ta thấy rằng nhà thơ Hữu Loan là một người đã thực hiện những điều Chân Thiện Mỹ không những quan niệm nó mà còn thực hiện nó bằng bản thân và cuộc đời của mình.

Một người như thế mà sống trong bao nhiêu năm ở dưới một chế độ như thế cho đến giớ phút này tôi có thể nói rằng nhà thơ Hữu Loan là người duy nhất trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm đòi tách văn nghệ ra khỏi cộng sản chỉ huy.

Anh còn là người duy nhất vẫn giữ được cuộc chiến đấu ấy trong khi có những người bạn của anh đã mất, đã chết hay có những người mệt mỏi vì cuộc sống đã thỏa hiệp cách nào đó. Hữu Loan xứng đáng để chúng tôi nêu danh và xứng đáng để mọi người nhìn như là môt tấm gương của một nhà thơ mà nhà thơ ấy còn là kẻ sĩ của thời đại nữa.

Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà thơ Viên Linh về cuộc nói chuyện hôm nay ông dành cho thính giả Đài Á Châu Tự Do.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.