Hội luận của giới trẻ trong và ngoài nước về điều 4 Hiến Pháp (phần 1)

0:00 / 0:00

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Trà Mi hân hạnh chào đón quý vị và các bạn đang đến với chuyên mục "Diễn đàn bạn trẻ", nhịp cầu thảo luận-giao lưu của thanh niên trong và ngoài nước, phát thanh sáng thứ tư hàng tuần.

YouthVote150.jpg
AFP PHOTO

Trong bài diễn văn nhân dịp đến thăm Tổng Cục Chính trị-Bộ Quốc phòng ngày 27/8 vừa qua, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã nhấn mạnh rằng bỏ điều 4 Hiến Pháp là đồng nghĩa với việc "chúng ta tuyên bố tự sát".

Ngoài kênh truyền hình VTV 3, cho tới nay không thấy một báo đài nào khác tại Việt Nam loan tải lời phát biểu ấy. Tuy vậy, nó đã được truyền đi rất nhanh qua mạng internet, gây xôn xao dư luận cả trong và ngoài nước.

Bắt đầu từ tuần này, Diễn đàn sẽ mở loạt hội luận ghi nhận tâm tư, cảm nghĩ của giới trẻ về lời tuyên bố của người đứng đầu nhà nước, với sự tham gia của các bạn thanh niên ở hai miền Nam-Bắc và tại hải ngoại. Đó là Tuấn và Sơn, cư dân Hà Nội; Quang, từ Sài Gòn, và Phương hiện đang định cư tại Mỹ:

Tôi là Tuấn ở Hà Nội. Tôi là Quang 32 tuổi đang làm việc trong ngành vận tảỉ ở Sài Gòn. Tôi là Sơn, sinh viên khoa Sử Văn ở Hà Nội. Tôi là Phương hiện sinh sống ở Hoa Kỳ.

Trà Mi : Cảm ơn tất cả các anh đã dành thời gian tham gia vào chương trình hôm nay. Về nội dung điều 4 Hiến Pháp thì Trà Mi xin phép được tóm tắt có 3 điểm chính: (1) Đảng cộng sản là đại diện giai cấp công nông và đại diện cho cả dân tộc, (2) theo chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, (3) độc tôn quyền lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo xã hội. Đó là 3 điểm chính của điều 4 Hiến Pháp.

Thứ nhất, trước khi nói về lời phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, xin các anh vui lòng cho biết ý kiến về điều 4 Hiến Pháp. Trong 3 điểm mà Trà Mi vừa liệt kê, xin các anh bàn thảo về điều thứ nhất, tức đảng là đại diện cho giai cấp công nông và đại diện cho dân tộc, thì ý kiến của người trẻ ra sao? Đồng tình hay phản đối? Các anh có quan điểm như thế nào? Xin mời các anh.

Tôi muốn phát biểu trước. Ba mục mà Trà Mi mới vừa đưa ra đó, đảng đại diện giai cấp công nông đó, thì tôi thấy giai cấp công nông bây giờ hiện tại ở Việt Nam hình như đảng đã bỏ rơi họ rồi, thành ra không thể nào nói là họ vẫn còn đại diện cho giai cấp công nông.

Phưong: Tôi là Phương. Tôi muốn phát biểu trước. Ba mục mà Trà Mi mới vừa đưa ra đó, đảng đại diện giai cấp công nông đó, thì tôi thấy giai cấp công nông bây giờ hiện tại ở Việt Nam hình như đảng đã bỏ rơi họ rồi, thành ra không thể nào nói là họ vẫn còn đại diện cho giai cấp công nông.

Thứ hai, nói về định hướng xã hội chủ nghĩa, đi theo con đường chủ nghĩa Mác Lê-nin tư tưởng Hồ Chí Minh, xã hội chủ nghĩa, thì Việt Nam hình như đã hoàn toàn bước ra khỏi con đường cộng sản rồi. Cộng sản thì chỉ có từ năm 1945 cho tới năm 1985 thôi. Bắt đầu bước qua năm 1986 cộng sản đã "đổi mới", mở cửa, kinh tế thị trường thì không thể nào còn gọi là cộng sản được nữa.

Thứ ba, đảng cộng sản không thể nào tự mình đặt ra là lực lượng duy nhất để lãnh đạo đất nước, lãnh đạo dân tộc, vì muốn lãnh đạo đất nước, lãnh đạo dân tộc thì phải được sự đồng ý của cả dân tộc. Họ chưa bao giờ đưa ra một cuộc trưng cầu dân ý để xem coi ý dân có muốn họ là lực lượng duy nhất lãnh đạo hay là không. Đó là ý kiến của tôi.

Trà Mi : Cảm ơn anh Phương. Xin mời mấy anh khác góp ý kiến thêm. Bây giờ nói một lúc 3 điều như vậy thì hơi dài, vậy xin các anh phân tích điểm đầu tiên trong điều 4 này trước, đó là đảng đại diện cho giai cấp công nông và đại diện cho cả dân tộc. Mình sẽ phân tích sâu từng điểm một. Bây giờ xin mời anh Sơn phát biểu ý kiến.

Sơn : Theo tôi thì phải xét đến nguồn gốc ra đời của đảng cộng sản. Đảng cộng sản là tổ chức hợp nhất giữa 3 tổ chức đảng, vì vậy cưong lĩnh và đường lối của nó là đại diện dựa trên nền tảng liên minh công nông và bên cạnh đó là liên kết với trí thức tiểu tư sản. Trong suốt quá trình phát triển đảng cộng sản đã phấn đấu mục tiêu đều là trên lợi ích của đại đa số công nhân và nông dân, vì vậy điều 4 đầu tiên phải xét về nguồn gốc ra đòi của đảng cộng sản.

Trà Mi : Vâng. Với ý kiến của anh Phương vừa đưa ra là đảng cộng sản cho tới ngày hôm nay thì không còn mang tính chất đại diện cho công nông và dân tộc nữa thì ý kiến của anh ra sao, anh có đồng ý không?

Sơn : Riêng tôi hoàn toàn phản đối, tại vì nếu mà xét như vậy là không xét tới nguồn gốc của vấn đề. Và tiếp nữa anh nói rằng bây giờ không còn mang tính chất xã hội chủ nghĩa cộng sản, đấy là một nhận thức rất là sai lầm. Tại vì sao? Nên nhớ rằng đảng cộng sản chủ trương là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa chứ không có nói là bỏ qua nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Thời kỳ quá độ phải chấp nhận có thời kỳ tiếp thu những thành tựu của tư bản chủ nghĩa, nhưng vẫn duy trì định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy không thể nói rằng hiện nay không còn mang tính chất xã hội chủ nghĩa mà nhà nước hiện nay và đảng cộng sản hiện nay vẫn đang tiếp tục xã hội chủ nghĩa. Cái điều chỉnh của đảng, điều chỉnh của nhà nước là can thiệp vào nền kinh tế. Vì vậy không có lý gì nói rằng không còn định hướng xã hội chủ nghĩa nữa.

Phương : Tôi muốn hỏi anh cái định hướng xã hội chủ nghĩa nó như thế nào vậy anh?

Trước hết tôi xin nói là bản văn của hiến pháp đấy, tính hợp pháp của nó phải đặt trên ngày đầu tiên. Tôi xét lại từ năm 1946 đến nay thì bản văn đó hoàn toàn phi pháp.

Sơn : Thực ra cái định hướng xã hội chủ nghĩa hiện tại đã dựa trên 5 mục tiêu, đó là độc lập, tự do, hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hôi. 5 mục tiêu của xã hội chủ nghĩa cũng phù hợp với mục tiêu của thời đại. Vì vậy hiện nay những định hướng của đảng cộng sản là đi cùng, hoà đồng với trào lưu chung của xã hội và thời đại. Không có lý gì xã hội chủ nghĩa lại không thể thực hiện được.

Trà Mi : Xin mời ý kiến của các anh khác.

Tuấn : Trước hết tôi xin nói là bản văn của hiến pháp đấy, tính hợp pháp của nó phải đặt trên ngày đầu tiên. Tôi xét lại từ năm 1946 đến nay thì bản văn đó hoàn toàn phi pháp.

Trà Mi : Anh nói là phi pháp thì mời anh chứng minh những lý do nào khiến anh khẳng định rằng đó là bản văn phi pháp.

Tuấn : Vì là không được lập bởi một quốc hội do nhân dân bầu ra, không có bầu cử tự do dân chủ. Quốc hội đấy có bao giờ dân chọn đâu mà là đảng đã chọn sẵn rồi. Hẳn nhiên là ở trong nước ai nấy đều biết.

Phương : Tôi là Phương, tôi muốn góp thêm ý kiến với anh. Thực sự bản hiến pháp năm 1945 mang tính dân chủ rất cao. Nó hội tụ tất cả những đảng phái trong nước Việt Nam thời đó. Nhưng từ năm 1946 Việt Nam bắt đầu bước vào cuộc chiến chống Pháp lần thư hai, rồi tới cuộc chiến chống Mỹ này kia đó, thì bản hiến pháp đó lúc đó được áp dụng ngoài Miền Bắc cho tới năm 1975, rồi Miền Bắc kêu là giải phóng Miền Nam mới áp dụng toàn bộ bản hiến pháp đó lên cả đất nước Việt Nam.

Nhưng cho tới năm 1980 bản hiến pháp đó được thay đổi một lần nữa. Lúc đó điều 4 hiến pháp mới được ép vô trong bản hiến pháp hiện thời. Rồi đến năm 1992 điều 4 hiến pháp đó được củng cố thêm một lần nữa. Thành ra điều 4 hiến pháp là điều đã được cộng lên trên bản hiến pháp đầu tiên của năm 1945. Bản hiến pháp đầu tiên rất là dân chủ và không có điều 4 trên đó. Điều 4 là điều độc tôn của đảng cộng sản. Họ muốn tự mình áp chế tất cả quyền lực lên trên hiến pháp để lẫnh đạo toàn bộ dân tộc theo đường đi của họ.

Trà Mi : Xin ý kiến của anh Sơn.

Sơn : Tôi thì tôi đưa ra một câu chuyện như thế này. Một đứa trẻ trong hoàn cảnh nghèo khó mà vất vả mới kiếm được miếng bánh thì nó có chia xẻ cho người khác không?

Tôi xin thưa với anh, đầu thế kỷ 20 có 3 xu hướng. Xu hưóng thứ nhất là xu hướng Cần Vương, quân chủ phong kiến. Phong trào do cụ Phan Bội Châu lãnh đạo bị thất bại. Phong trào thứ hai Khởi Nghĩa Thái Nguyên bị Pháp chia rẻ, và các phong trào có xu hướng cộng sản cũng thất bại. Và phong trào thứ ba là Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường là con đường theo chủ nghĩa Mác Lê-nin thì lại thành công.

Thứ hai, khi đứa trẻ lớn lên trở thành một thanh niên, anh ta có chia sẻ tình yêu hạnh phúc của mình cho một tình địch hay không? Thứ ba, khi thanh niên đó trở thành người trưởng thành thì có chia sẻ sự nghiệp thành đạt của mình cho người khác không? Đó là 3 giai đoạn phát triển của đảng cộng sản: thời kỳ thành lập, trưởng thành và phát triển. Họ được giai cấp công nông lựa chọn và đại diện cho giai cấp tầng lớp của mình.

Phương : Tôi phản đối anh. Hoàn toàn giai cấp công nông chưa bao giờ chính thức đưa đảng cộng sản lên nắm cả đất nước, cả dân tộc, anh à. Cái đó tự đảng cộng sản thôi. Chưa bao giờ giai cấp công nông đã được hỏi ý kiến.

Sơn : Tôi xin thưa với anh, đầu thế kỷ 20 có 3 xu hướng. Xu hưóng thứ nhất là xu hướng Cần Vương, quân chủ phong kiến. Phong trào do cụ Phan Bội Châu lãnh đạo bị thất bại. Phong trào thứ hai Khởi Nghĩa Thái Nguyên bị Pháp chia rẻ, và các phong trào có xu hướng cộng sản cũng thất bại. Và phong trào thứ ba là Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường là con đường theo chủ nghĩa Mác Lê-nin thì lại thành công.

Vì vậy đó là một sự lựa chọn tất yếu của lịch sử. Mà khi sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc dựa trên nền tảng liên minh công nông xoay quanh Đảng Lao Động Việt Nam tức Đàng Cộng Sản Việt Nam thì nó thành công vì vậy vô hình trung là một điều tất yếu lịch sử đã lựa chọn đảng cộng sản làm ngọn cờ đầu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Vì vậy điều 4 hiến pháp chỉ là sự củng cố khẳng định lại cái lựa chọn, cái quyết tâm của đảng cộng sản để củng cố quyền lực của mình, để bảo vệ giai cấp của mình.

Phương : Thì cái đó chỉ là do đảng cộng sản muốn tự vậy thôi chứ hoàn toàn không do ý dân. Hiến pháp là để áp dụng cho toàn dân tộc chứ không phải chỉ để cho một đảng nào đó dùng. Thành ra điều 4 hiến pháp là điều sai nên được sửa hoặc là phải có luật cho điều 4 đó hoặc dời nó ra ngoài. Đảng cộng sản không thể nào cho mình luôn luôn lúc nào cũng đúng mà bắt buộc mọi người theo mình. Đó là điều không được.

Sơn : Đây không phải là điều bắt buộc mà đấy chỉ là khẳng định lại và thể hiện được ý chí nguyện vọng của người dân, của nhân dân.

Phương : Tôi xin lập lại là nguyện vọng, ý chí của người dân thì người dân chưa bao giờ được trưng cầu dân ý cả. Đảng cộng sản chưa bao giờ chính thức hỏi người dân mình có được quyền độc ton lãnh đạo hay là không. Điều đó là điều quan trọng. Đảng cộng sản khi mà mới bắt đầu lên cầm quyền là dùng bạo lực cách mạng để giải phóng dân tộc, để tiến lên con đường xã hội chủ nghĩâ, nhưng cái bạo lực cách mạng đã gây ra biết bao nhiêu cảnh núi xương sông máu!

Sơn : Nhưng tôi hỏi anh nếu không có đảng cộng sản thì làm sao giải phóng dân tộc được khỏi áp bức của thực dân Pháp? Trong khi tất cả các lực lượng khác là dân chủ tư sản, quân chủ, đều đã thất bại. Vì vậy đấy là tất yếu lịch sử mà chính người dân tham gia vào ngọn cờ cách mạng do dảng cộng sản lãnh đạo.

Trà Mi : Anh nói rằng sự thành lập đảng cộng sản là xu hướng tất yếu của lịch sử, thế nhưng bây giờ nói về mặt thực chất, cái tính chất của đảng cộng sản là có thực chất đại diện cho người dân hay không , hay chỉ là một sự mạo nhận mà thôi, thì xin các anh phân tích thêm. Ý kiến của anh Tuấn ra sao ạ?

Có nghĩa là cái quốc hội này không phải là do người dân Việt Nam đại diện, không phải là tiếng nói của người dân Việt Nam. Vì vậy cái hiến pháp hiện tại ở Việt Nam không phải là hiến pháp của người dân Việt Nam. Tất cả những cái điều trong hiến pháp này, trong đó cả điều 4 hiến pháp, đều không phải là nguyện vọng của người dân Việt Nam.

Tuấn : Tôi xin nói thêm một tí về lịch sử. Năm 1945 phải nói hiến pháp là đúng rồi, rất dân chủ, nhưng mà thực chât thì chả thực thi được gì cả. Tại vì lúc đó Hồ Chí Minh tiêu diệt tất cả các đảng phái quốc gia rồi và nắm quyền hoàn toàn rồi thì không cần điều 4 hiến pháp trong đó.

Hồi đó Hồ Chí Minh đã vứt bỏ tư pháp, còn Trường Chinh thì ký văn kiện cho đi tù cải tạo bất cứ thành phần nào có hơi bất bình một tí. Những điều này mọi người có thể tham khảo Hoa Địa Ngục của ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện, người đi tù 27 năm dưới chệ độ.

Trà Mi : Tiếp tục bàn về 2 điều khác, xin mời ý kiến anh Quang. Nảy giờ anh Quang hơi im tiếng. Theo anh, anh ủng họ ý kiến anh Phương hay anh Sơn? Đảng có thực chất đại diện cho ngưòi dân hay đay chỉ là sự mạo nhận?

Quang : Theo ý kiến cá nhân của tôi, tôi thấy đảng cộng sản khi nói được quyền lãnh đạo đât nước Việt Nam căn cư vào điều 4 hiến pháp này thì tôi thấy nó hơi có cái gì đó khập khiễng. Hiến pháp chính là nguyện vọng, ý chí của người dân. Và hiến pháp do đâu mà ra? Hiến pháp phải do quốc hội đề ra những luật lệ hình thành nên hiến pháp. Nhưng cái quốc hội này có phải do dân bầu ra hay không?

Có phải là người dân được nói lên tiếng nói của mình trong quốc hội này hay không? Quốc hội này có phải là vì dân hay không? Thì tôi thấy rõ ràng là tôi sống 32 năm ở Saì Gòn, nhưng tôi có thể nói thẳng là cho tới giờ này tôi cũng không biết cái lá phiếu bầu quốc hội nó tròn, nó vuông, hay là méo, hay là nó là cái gì nữa.

Có nghĩa là cái quốc hội này không phải là do người dân Việt Nam đại diện, không phải là tiếng nói của người dân Việt Nam. Vì vậy cái hiến pháp hiện tại ở Việt Nam không phải là hiến pháp của người dân Việt Nam. Tất cả những cái điều trong hiến pháp này, trong đó cả điều 4 hiến pháp, đều không phải là nguyện vọng của người dân Việt Nam.

Mời các bạn tham gia vào mục Diễn Đàn RFA

Phương : Tôi hoàn toàn đồng ý với phát biểu của anh. Thêm một phần nữa là bản hiến pháp năm 1945 do Hồ Chí Minh vớí một nhóm người lập ra đó rồi đưa lên thành bản tuyên ngôn đó hoàn toàn lúc đó chỉ có Miền Bắc chứ không có Miền Nam. Miền Nam chỉ bị áp dụng bản hiến pháp này sau năm 1975.

Trà Mi : Đến đây thời lượng dành cho chương trình cũng đã hết. Diễn đàn bạn trẻ sẽ trở lại cùng quý vị và các bạn vói phân hội luận tiếp theo cũng vào giờ này, sáng thứ tư tuần sau.

(Xin mời theo dõi toàn bộ nội dung trong phần âm thanh bên trên)

Chương trình rất mong nhận được ý kiến tham luận của bạn nghe đài khắp nơi để Diễn đàn ngày càng phong phú và bổ ích hơn.

Quý vị muốn chia sẻ quan điểm, xin để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trước dãy số (202) 530-7775. Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ : vietweb@rfa.org.

Hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào sáng thứ tư tuần sau. Trà Mi kính chào.