Trà Mi, phóng viên đài RFA
Diễn đàn hôm nay sẽ mang đến cho quý vị và các bạn phần hội luận tiếp theo giữa ba bạn trẻ trong và ngoài nước về điều 4 Hiến pháp, với những câu hỏi phản biện của Tuấn tại Hà Nội, Phương từ Mỹ, và của thính giả khắp nơi gửi về tham luận với Sơn, sinh viên khoa Sử-Văn ở Hải Phòng. Trà Mi sẽ không giới thiệu dài dòng, để dành thời gian cho các bạn trẻ của chúng ta thảo luận với nhau. Trước tiên là ý kiến của anh Phương đặt ra với Sơn:

Phương: Như anh nói, những gì mà Đảng CSVNam đang nhìn ra, những gì Đảng Cộng Sản đang muốn thay đổi, thì thực sự ra Điều 4 Hiến Pháp này là cái lực cản, là cái nút thắt cho sự phát triển của dân tộc và ngay cả cho sự phát triển của đảng, vì nếu Đảng Cộng Sản biết lắng nghe mọi người thì đảng sẽ phát triển rất là tốt, sẽ càng ngày càng mạnh hơn. Nhưng bởi vì Đảng Cộng Sản cho mình quyền lực duy nhất, là người được quyền nói, và tất cả mọi người khác đều phải nghe mình, thành ra Điều 4 này đã vô tình đưa Đảng Cộng Sản đi vào ngõ cụt. Đảng Cộng Sản không chịu lắng nghe người khác nên không bao giờ phát triển được. Điều 4 trong hiến pháp là cái nút thắt cả dân tộc, cả chính Đảng Cộng Sản, anh có nghĩ như vậy hay không?
Sơn: Tôi nghĩ rằng những điểm chưa hợp lý, tôi nghĩ rằng hiện nay ở Việt Nam thực hiện rất là khó, vì sao? Rất nhiều là các luật không bình thường, có nghị định, rồi thì thông tư để hướng dẫn sừ dụng, và hiến pháp cũng như pháp luật là một hệ thống chưa hoàn chỉnh. Có một sự không thống nhất về quyên lực cũng như các phạm vi quyền hạn của mỗi một cơ quan, cả hành pháp và tư pháp lẫn lộn với nhau, vì vậy
Cản trở sự phát triển của đất nước
Phương: Thì đảng có nên nghĩ là Điều 4 trong Hiến Pháp là sai không? Hả, anh Sơn?
Sơn: Thực ra chúng tôi trong quá trình học cũng được biết Điều 4 Hiến pháp, nhưng tôi cũng thừa nhận thế này là bởi vì chúng tôi không biết được cái kỳ họp của quốc hội nào đã thông qua điều này. Chúng tôi không có thông tin. Trong thời gian tới tôi nghĩ rằng đảng ta sẽ có những biến chuyển, thay đổi, chỉnh hướng sao cho phù hợp, vẫn đảm bảo được sự lãnh đạo của đảng cũng như đảm bảo được quyền lợi, sự tham gia phát huy toàn thể sức mạnh trí tuệ của những người ngoài đảng.
Phương: Thật ra rất nhiều người muốn đóng góp để đưa đất nước đi lên, rất là nhiều người, nhưng chỉ bởi Điều 4 nằm trong hiến pháp này mà đại đa số người dân không thể đóng góp được, và họ không muốn đóng góp. Có hai vấn đề: (1) không thể, bởi vì đảng cộng sản không cho họ đóng góp, (2) người ta không muốn, không thích đảng cộng sản là người lãnh đạo.
Tôi muốn phát biểu trước. Ba mục mà Trà Mi mới vừa đưa ra đó, đảng đại diện giai cấp công nông đó, thì tôi thấy giai cấp công nông bây giờ hiện tại ở Việt Nam hình như đảng đã bỏ rơi họ rồi, thành ra không thể nào nói là họ vẫn còn đại diện cho giai cấp công nông.
Thật sự tất cả những vị chủ tịch nước, thủ tướng đi nước ngoài đều kêu gọi Việt kiều về nước đóng góp xây dựng, nhưng thật sự ra khi mà họ kêu gọi thì họ kêu gọi đóng góp cái gì? Họ kêu gọi đóng góp tiền của về xây dựng đất nước Việt Nam nhưng họ không kêu gọi đóng góp tâm trí về cùng lãnh đạo với đảng cộng sản. Không có điều đó.
Đó là mấu chốt quan trọng nhất. Nếu như họ thật sự muốn đưa đất nước đi lên, thật sự lý tưởng của họ là vì dân tộc đó, thì họ phải chấp nhận tất cả ý kiến tôt, xấu. Họ phải biết lắng nghe, phải biết áp dụng. Đàng này họ chỉ biết trù dập, bỏ tù những tiếng nói nào khác mình. Điều đó là điều rất quan trọng. Phải nhìn ra vấn đề là như vậy.
Sơn: Tôi muốn lấy ví dụ đã có rất nhiều trí thức Việt Nam, Việt kiều được trọng dụng như Trần Đại Nghĩa chẳng hạn, Đặng Văn Ngữ chẳng hạn. Trong cái thời điểm hiện nay có thể có những chính sách trọng dụng nhân tài của Việt Nam chưa có thu hút được người Việt ở hải ngoại cũng như là du học sinh. Đó là tình trạng chảy máu chất xám rất đau lòng. Tôi thừa nhận như vậy.
Phương: Tôi đã một lần về Việt Nam đầu tư tại Việt Nam. Khi nghe lời kêu gọi, tôi đã về nước làm ăn. Tôi gặp trở ngại, tôi phải bỏ chạy. Điều rất là sai: tại sao người Việt về Việt Nam đầu tư mà lại gặp khó khăn?
Sơn: Có rất nhiều Việt kiều về có sao đâu.
Phương: Anh thấy bao nhiêu Việt kiều về làm ăn đều vào tù hết không?
Sơn: Tôi chẳng có thông tin nào về việc Việt kiều mà bị vô tù.
Phương: Thì ông gì mở Trường Đại Học Quốc Tế ở Hà Nội đó. Cái dự án đầu tư rất là lớn. Ông đó đã vào tù rồi.
Sơn: Chắc chắn ông ta đã có những hành động vi phạm luật pháp, về hình sự nên phải vào tù. Nếu anh nói như vậy thì tại sao rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài họ vẫn vào Việt Nam?
Trước hết tôi xin nói là bản văn của hiến pháp đấy, tính hợp pháp của nó phải đặt trên ngày đầu tiên. Tôi xét lại từ năm 1946 đến nay thì bản văn đó hoàn toàn phi pháp.
Phương: Người nước ngoài lại khác mà Việt kiều lại khác. Vấn đề là Việt kiều bị đối xử khác với người nước ngoài.
Sơn: Phải thế, có một sự phân biệt đối xử.
Phương: Anh chỉ là trên lý thuyết thôi, anh không thấy thực tế. Tôi là người đã từng trải qua thực tế như vậy nên tôi mới nói cho anh điều đó. Đảng cộng sản sợ tất cả những gì mà có thể ảnh hưởng tới họ và nhất là Việt kiều ở nước ngoài về Việt Nam làm ăn họ sẽ gặp sự cản trở rất lớn.
Nguyên do của tình trạng nhập nhằng phi lý
Trà Mi: Vâng, anh Sơn cũng có nhìn nhận một số điểm bất cập hiện nay, có những nhập nhằng trong hành pháp, tư pháp, lập pháp lẫn lộn chung. Sự lẫn lộn đó, thế anh có tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của những tiêu cực, những bất cập mà anh nhìn thấy là do đâu hay không? Ai là người trà trộn lập pháp, hành pháp, tư pháp để cho anh cảm thấy là lẫn lộn? Và ai là người chịu trách nhiệm cuối cùng.
Sơn: Hiện nay có một tình trạng mà chính tôi cũng phải thừa nhận, đó là sự phân quyền không rõ ràng giữa đảng và nhà nước, cũng như là tam quyền chưa phân lập.
Trà Mi: Anh có thừa nhận, nhưng mà tôi muốn đặt ra câu hỏi là anh có tìm hiểu nguyên nhân vì sao hay không? Thực tế thì ai cũng nhìn nhận, nhưng mà nguyên nhân sâu xa thì anh có tìm hiểu hay không?
Sơn: Cái nguyên nhân thực tế là những người trong lãnh đạo đôi lúc chưa phân biệt được thế nào là tổ chức chính trị, việc nào là việc của chính phủ, việc nhà nước. Cũng như những người hành pháp chưa biết phân biệt được việc nào là việc của tư pháp. Đấy là vấn đề sai lầm về nhận thức.
Phương: Vậy xin hỏi anh Sơn những người lãnh đạo đó là ai vậy?
Tôi xin thưa với anh, đầu thế kỷ 20 có 3 xu hướng. Xu hưóng thứ nhất là xu hướng Cần Vương, quân chủ phong kiến. Phong trào do cụ Phan Bội Châu lãnh đạo bị thất bại. Phong trào thứ hai Khởi Nghĩa Thái Nguyên bị Pháp chia rẻ, và các phong trào có xu hướng cộng sản cũng thất bại. Và phong trào thứ ba là Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường là con đường theo chủ nghĩa Mác Lê-nin thì lại thành công.
Sơn: Những người lãnh đạo này tất nhiên tôi chắc chắn đó là những đảng viên đảng cộng sản rồi. Nhưng cái sai lầm đó là sai lầm của cá nhân mà trong quá trình phát triển thì những sai lầm đó sẽ trải qua một quá trình đấu tranh ngay trong nội bộ những lãnh đạo
Phưong: Nhưng mà họ có bị thay thế hay không, anh? Sau khi họ làm sai thì họ có bị thay thế không? Hay là họ chỉ nhận khuyết điểm rồi sẽ phát huy làm tốt hơn? Tại sao không thay thế những người đó bằng những người tốt hơn?
Sơn: Tôi muốn nói rằng đó là một quá trình, đang là quá trình vận động để có sự thay đổi.
Phương: Để đến khi họ về hưu rồi thì mình thay người khác phải không anh?
Tuấn: Đúng đấy. Tôi thấy đúng đấy.
Sơn: Tôi nói như ông phó thủ tướng chính phủ vừa rồi, đấy là một sự thay đổi nhận thức chứ.
Phương: Anh nghĩ bây giờ tất cả những người đảng viên đó là giỏi nhất rồi sao? Tại sao những đảng viên làm sai mà vẫn tiếp tục ngồi ở vị trí đó trong khi những người giỏi hơn không được leo lên vị trí đó? Không được vào những vị trí đó để làm việc? Đó là cái sai lầm của đảng cộng sản, bởi vì đảng cộng sản luôn luôn nghĩ mình là trên hết và đặt cái điều 4 vô trong hiến pháp của mình, để rồi gạt tất cả những người khác, những người giỏi hơn mình ra ngoài.
Anh có biết từ khi đảng cộng sản thống nhất đất nước thì bao nhiêu triệu người đã bỏ nước đi ra nước ngoài? Bởi vì sao? Anh có biết là giai cấp công nhân bây giờ là lực lượng lao động rẻ nhất để cho nước ngoài tới đầu tư, tại sao vậy? Bây giờ biết bao nhiêu người Việt, nhất là con gái Việt Nam phải đi nước ngoài lấy chồng không? Chỉ cần hai ba trăm đô thôi! Đó là tại vì đời sống quá khổ cực cũng do bởi vì đảng cộng sản lãnh đạo đất nước gây ra cuộc sống cực khổ như vậy nè.
Nắm giữ quyền lực vì “thành quả cách mạng”
Có nghĩa là cái quốc hội này không phải là do người dân Việt Nam đại diện, không phải là tiếng nói của người dân Việt Nam. Vì vậy cái hiến pháp hiện tại ở Việt Nam không phải là hiến pháp của người dân Việt Nam. Tất cả những cái điều trong hiến pháp này, trong đó cả điều 4 hiến pháp, đều không phải là nguyện vọng của người dân Việt Nam.
Trà Mi: Anh Sơn có nói rằng hy sinh cống hiến cho cả đất nước là của toàn dân, nhưng mà thành quả cách mạng thì anh công nhận không chỉ là của đảng cộng sản mà thôi, mà cũng của toàn dân, thì điều này có mâu thuẫn với những gì mà anh Phương vừa nêu ra hay không? Tức là thành quả cách mạng đó được chia sẻ như thế nào mà lại có những thực tế đau buồn như anh Phương vừa nêu ra?
Và nếu như đảng thực sự có chia sẻ thành quả cách mạng của mình với toàn dân thì tại sao những vị trí lãnh đạo thì đảng lại độc tôn, không muốn chia sẻ quyền lực, như vậy thì thành quả cách mạng chia sẻ cho toàn dân là gì?
Phương: Là sự nghèo khổ, sự bất công.
Trà Mi: Anh nói là khi người thanh niên lớn lên có tình yêu có hạnh phúc thì không chia sẻ với ai, thì một trong những câu hỏi mà quý thính giả đặt ra để tham luận với anh là: có phải người thanh niên là đảng cộng sản mà anh ví von đó cảm thấy hạnh phúc trên sự nghèo nàn bất công của xã hội Việt Nam hay sao?
Sơn: Anh ta phải giữ gìn cái hạnh phúc của anh ta. Cái thành quả là cho gia đình anh ta. Gia đình anh ta là gì? Đó là nhân dân.
Trà Mi: Gia đình anh ta ở đây anh có chắc chắn là 84 triệu dân, hay là gia đình của 3 triệu đảng viên?
Mời các bạn tham gia vào mục Diễn Đàn RFA
Sơn: Bởi vì đảng, đó, tôi vừa nói ví von đó là một ví dụ của gia đình.
Trà Mi: Anh nói rằng cho cả gia đình của anh ta, nhưng mà người trụ cột gia đình là 3 triệu đảng viên ngồi ở trên vị trí cao và lại ăn trên ngồi trước chứ còn tất cả các thành viên còn lại của gia đình đó là hơn 80 triệu dân thì câu hỏi mà nhiều người đặt ra là họ được những gì?
Sơn: Các anh chị có thể nhìn thấy cái thành quả, thì dụ như tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng là đáng nể.
Phương: Cái đó không phải là thành quả của đảng, chỉ dảng đã sửa sai và quay lại con đường cũ mà thôi, con đường trước đây thôi.
Sơn: Anh có thể xem cái thu nhập GDP đầu người tăng rất đấng kể chứ!
Phương: Anh hãy đi về các miền quê đi, anh sẽ thấy người nông dân sống như thế nào, cái thu nhập của người ta như thế nào. Đất đai của người ta ngày xưa thì bây giờ không còn là của người ta nữa. Nhà nước trưng thu, nào là đánh tư sản, đánh địa chủ để lấy đất ban sẻ cho tất cả mọi người, nhưng rồi tất cả mọi người chẳng được gì hết.
Tuấn: Nói về kinh tế, mình quên mất chỉ số lạm phát. Cách đây độ mấy năm với một trăm nghìn có thể mua được một lượng hàng hoá nhưng bây giờ không còn mua được số lượng ấy nữa rồi mà tiền lương thì không tăng và dân tình đói khổ, vì sao?
Sơn: Lạm phát là một phần tất yếu của nền kinh tế vì vận động theo cơ chế thị trưòng thôi. Các giá dầu mỏ các thứ có ảnh hưởng đấy. Đó là việc rất bình thường trong nền kinh tế thôi. Thứ hai nữa tôi thừa nhận rằng nông dân Việt Nam đang sống rất là khó khăn.
Thực tế đời sống nhân dân
Trà Mi: Nông dân bây giờ chiếm trên 77% dân số Việt nam.
Sơn: Nhưng mà Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sẽ tiến hành cơ khí hoá nông nghiệp của nông thôn, khi đó sẽ xuất hiện một tầng lớp công nhân mới bắt nguồn từ nông dân. Nó phải có một quá trình chuyển đổi tầng lớp nông dân đó thành ra giai cấp công nhân, hoặc là công nhân nông nghiệp. Quá trình công nghiệp hoá không thể nào một sớm một chiều trong 10 năm mà làm được.
Phương: Vì đảng cộng sản là đại diện của giai cấp công nhân và nông dân mà tại sao những người đảng viên thì lại giàu, công nhân và nông dân thì lại quá nghèo vậy anh?
Sơn: Tôi thừa nhận rằng hiện nay có một số bộ phận đảng viên đang suy thoái đạo dức và nhân cách, nhưng không phải tất cả. Không thể lấy một thiểu số để đánh đồng với tất cả được. Hai nữa là nếu đất nước mà ít dân như là Na Uy hay Hà Lan thì họ có thể có một sự chăm sóc đầy đủ cho tất cả mọi người. Nhưng chúng ta không thể áp dụng cái tư duy của chủ nghĩa bình quân như cũ được. Tất nhiên không thể lo được cho tất cả mọi người đầy đủ, nhưng những yếu tố cơ bản
Tuấn: Đương nhiên làm sao mà lo được.
Trà Mi: Ở đây chúng ta không đặt ra vấn đề là lo đầy đủ cho tất cả mọi người, mà vấn đề đặt ra là đảng là đại diện lanh đạo của giai cấp công nông mà nông dân ở Việt Nam chiếm 77% dân số, vậy đảng đại diện lãnh đạo thì làm được những gì cho họ? Một câu hỏi nữa được đặt ra là tất cả những quốc gia giàu có và tiến bộ trên thế giới, họ có cần đảng cộng sản đại diện lãnh đạo không? mà đời sống của người công nhân, người nông dân của họ coi bộ sung túc gấp bội lần so với ở Việt Nam.
Sơn: Các anh các chị phải xem xét lại cái lịch sử quá trình hình thành tích lũy của chủ nghĩa tư bản. Nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản tích luỹ nguồn vốn từ đâu, từ buôn nô lệ, từ chiếm và khai thác thuộc địa, v.v. và v.v. Tư bản tích luỹ đấy, các anh có thể nhìn thấy. Vì vậy cả quá trình của thời kỳ đó công nhân ở các nước đó, nông dân cũng bị phá sản thành công nhân mới.
Tuấn: Cái đó không đúng đâu anh ạ. Bởi vì sao? Vì Thái Lan có tích luỹ mấy đâu? Nhật Bản có tích lũy mấy đâu? Nó là phong kiến đi lên đây chứ. Hàn Quốc cũng vậy. Bắc Hàn - Nam Hàn đấy; anh so sánh hai cái, đàng nào tích luỹ nhiều hơn? Gần đây là Philippines, Indonesia, có tư bản đâu?!
(xin mời theo dõi toàn bộ nội dung cuộc hội luận trong phần âm thanh bên trên)
Luận điểm cho rằng hoàn cảnh lịch sử là nguyên nhân của những sự trì trệ tại Việt Nam dẫn đến những tranh luận như thế nào? Mời quý vị và các bạn đón nghe phần trao đổi tiếp theo, trên Diễn đàn này, sáng thứ tư tuần tới. Trà Mi kính chào.
Chương trình rất mong nhận được ý kiến tham luận của bạn nghe đài khắp nơi để Diễn đàn ngày càng phong phú và bổ ích hơn.
Quý vị muốn chia sẻ quan điểm, xin để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại. Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775. Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ : vietweb@rfa.org.
Trà Mi kính chào.