Dân chủ không thể có bằng “xin-cho”
2007.03.28
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Bàn về việc xây dựng một nền dân chủ tiến bộ tại Việt Nam, các bạn trẻ tham gia diễn đàn kỳ trước thống nhất với nhau rằng cần phải đấu tranh đòi hỏi dân chủ chứ không thể “xin thì ngừơi ta cho”.
Thế nhưng phải đấu tranh như thế nào? Làm sao cho có hiệu quả? Người trẻ nên làm gì trong công cuộc phát triển một xã hội “do dân làm chủ” thực thụ?
Mời quý vị theo dõi diễn tiến phần thảo luận tiếp theo trong chương trình hôm nay. Một lần nữa, Trà Mi xin đựơc giới thiệu sự góp mặt của ba bạn trẻ đến từ hai miền Nam Bắc là Hùng ở Sài Gòn, Tiến và Nguyễn tại Hà Nội:
Nguyễn: Chúng ta có thể có các hình thức như: Giới trẻ có thể có các diễn đàn sinh viên. Giới kinh doanh có thể lập ra các hội những doanh nghiệp với nhau. Nông dân thì cũng có thể có các tổ chức tương tự như hội nông dân.
Đầu tiên là kết hợp với nhau, giúp đỡ nhau, sau đó có thể có các buổi sinh hoạt về văn hoá-xã hội, bàn luận những sự thật diễn ra xung quanh trong xã hội chúng ta.
Chúng ta có thể kết hợp với giới phóng viên, nhất là những nhà báo trẻ. Họ là những ngừơi có điều kiện đi vào thực tế, thì họ nên là những ngừơi dẫn dắt dư luận, chứ không phải là làm “loa” cho chính quyền.
Trà Mi: Hai anh còn lại có ý kiến nào bổ sung hay không?
Hùng: Hiện nay tất cả thông tin mà giới trẻ nhận đựơc đều lệch lạc, chỉ phản ánh đúng với những yêu cầu từ phía chính quyền đưa ra, còn những sự thật bên trong đều bị che lấp hết. Chính vì vậy mà thế hệ thanh niên rất mờ mịt về các thông tin, cũng như tính xác thực của nguồn thông tin trong nước.
Phong trào dân chủ muốn được lan truyền rộng thì cần phải đấu tranh làm sao để có thể ra được một tờ báo tư nhân hoặc một diễn đàn rộng rãi nào đó hầu phổ biến thông tin.
Trứơc đây thời Pháp thuộc cũng có rất nhiều tờ báo tư nhân của ngừơi Việt đấy. Từ đó, những tư tửơng về dân chủ của ngừơi dân sẽ đựơc tăng lên, và ngừơi ta sẽ biết mình là ai. Nếu như mình đại diện được những nhu cầu của ngừơi dân thì chắc chắn dân chúng sẽ ủng hộ và đi theo mình.
Dân chủ, Nhân quyền và Phản động
Trà Mi: Xin cảm ơn ý kiến của anh. Một quan niệm thừơng thấy ở phần đông ngừơi dân Việt Nam là khi nhắc tới dân chủ-nhân quyền, họ liền nghĩ ngay đó là những vấn đề chính trị, mà đụng chạm đến chính trị thì họ sợ bị vu cho tội đi ngược lại đường lối của nhà nước là “phản động”. Làm thế nào để có thể xoá bỏ những suy nghĩ đó? Những ngừơi đấu tranh dân chủ, bênh vực, ủng hộ dân chủ có phải là chống đối lại với chính quyền hay không?
Tiến: Tôi cũng nghe rất nhiều đến những việc như chị vừa nói, tức là khi mình nói đến chuyện dân chủ-nhân quyền thì nhiều ngừơi sợ mang tội “phản động”. Thực ra, “phản động” tức là phản lại những sự tiến bộ, tốt đẹp của xã hội.
Trà Mi: Người trẻ trong nứơc thừơng hiểu “phản động” là phản lại chính quyền, phản lại tư tửơng, đường lối của nhà nước?
Tiến: Nên hiểu rằng phản động chính là phản lại sự phát triển của đất nước. Thế thì những cá nhân phản lại điều đó mới chính là phản động, bất kể ngừơi đó hay tập đoàn ngừơi đó có là giai cấp cầm quyền hay thường dân. Không phải “phản động” là phản lại chính quyền.
Cũng có những chính quyền phản động vậy, chẳng hạn như chính quyền Taliban, hoặc chính quyền Đức quốc xã ngày xưa. Có nhiều “chính quyền phản động” nhưng họ vẫn cầm quyền đấy chứ. Như vậy, nói ủng hộ dân chủ là phản động là điều hoàn toàn sai. Mà đấu tranh dân chủ là phản lại cái xấu, nghĩa là xây dựng cái tốt, như vậy là đúng chứ. Tại sao lại gọi là phản động? Tôi hoàn toàn bác bỏ lại quan điểm của họ.
Trà Mi: Như vậy có thể hiểu rằng đấu tranh dân chủ là phủ nhận độc tài…
Tiến: Đúng rồi, hoàn toàn đúng.
Dân chủ trong xã hội Cộng sản
Trà Mi: Thế các anh có nghĩ là chế độ cộng sản có thể đi song song với sự phát triển dân chủ hay không, tức là cùng lúc có thể giữ đựơc thể chế chính quyền và phát triển đựơc dân chủ cho hoàn cảnh của Việt Nam hay không?
Tiến: Theo tôi là không thể vì những ngừơi cộng sản họ chủ trương độc tài, chủ trương chuyên chính vô sản. Cho nên phải đấu tranh tạo sức ép thật sự to lớn để họ phải nhừơng lại những cái quyền mà họ đã nắm giữ quá lâu rồi.
Cần trưng cầu dân ý xem có nên tiếp tục duy trì chế độ đó hay không hay là cần phải giải thể. Theo ý kiến riêng tôi là cần phải giải thể hoàn toàn.
Nguyễn: Tôi xin phép anh một chút. Anh nói như vậy là một tư duy lô-gích không có biện chứng lịch sử. Chúng ta không thể phủ nhận đảng cộng sản được, vì vai trò của họ trong lịch sử là điều quá rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta đấu tranh với họ, tạo áp lực để chúng ta xây dựng một cơ chế đối thoại với họ.
Từ cơ chế đối thoại đó, từ từ chúng ta sẽ thành lập một tổ chức đối lập với đảng cộng sản. Chúng ta tôn trọng họ. Chúng ta có thể tham khảo hình thức của nước Nga, tức là bên cạnh đảng cộng sản còn có những đảng khác. Ở nước Mỹ vẫn có đảng cộng sản Mỹ. Vì vậy…
Tiến: Tôi xin đóng góp thế này. Những chế độ độc tài thì không bao giờ họ chịu đối thoại, đúng không nào?
Nguyễn: Chúng ta chỉ nên đấu tranh buộc họ trở về làm một tổ chức chính trị thuần tuý thôi, chứ không phải là tổ chức chi phối toàn bộ quân đội, công an để phục vụ họ. Còn quân đội phải phục vụ cho đất nứơc chứ không phải phục vụ cho một đảng phái nhất định nào.
Chúng ta đấu tranh để họ có sự chia sẻ quyền lực với các đảng khác, chứ không thể nào, chắc chắn sẽ rất là khó khăn, mà nói thẳng đó là một sự viễn vong nếu như muốn phủ nhận, xóa bỏ, hay giải thể họ hoàn toàn.
Trà Mi: Xin mời ý kiến của anh Hùng.
Hùng: Theo tôi, mình phải tạo một lực lựơng phát triển song song với đảng cộng sản vì mình không thể loại bỏ họ ra khỏi bàn cờ chính trị tại Việt Nam. Mình nên đấu tranh như thế nào để đảng cộng sản cùng ngồi đối thoại và đưa ra những vấn đề về những quyền lợi mà người dân có thể được hửơng, những gì họ đáng lẽ phải được hưởng giống như ở những nứơc tiên tiến khác.
Trà Mi: Ý kiến của anh Tiến như thế nào?
Tiến: Tôi lại nghĩ hơi khác một chút. Chúng ta trước hết cần phải giải tán hoàn toàn những ngừơi cộng sản hiện nay nếu như họ còn kiên quýêt giữ chế độ độc tài. Dĩ nhiên sau đó, họ có thể tái lập lại đảng với một hình thức khác, một đảng cộng sản hoàn toàn mới.
Làm thế nào để có Dân chủ?
Trà Mi: Ý các anh muốn nói là xóa bỏ chế độ độc tài chứ không phải là xoá bỏ những người cộng sản, đúng không ạ?
Tiến: Đúng vậy.
Hùng: Nhưng làm sao chúng ta có thể làm đựơc điều đó, thật sự là khó khăn.
Tiến: Cho nên cần phải đấu tranh. Chúng ta phải làm được chứ. Người Việt Nam chúng ta chống Pháp, chống Mỹ đã hy sinh rất nhiều. Thế thì nay tại sao lại sợ điều đó?
Trà Mi: Thế nhưng nên đấu tranh như thế nào cho có hiệu quả?
Tiến: Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều tổ chức đựơc hình thành như Khối dân chủ 8406, Đảng dân chủ 21, Đảng thăng tiến..v.v…
Chúng ta nên tìm cương lĩnh hoạt động của các đảng ấy xem tổ chức của họ có đáng tin tưởng hay không, thì chúng ta ủng hộ họ. Và nếu chúng ta cảm thấy đựơc thì cũng có thể lập nên những tổ chức của chúng ta, những nhóm nhỏ chẳng hạn.
Nguyễn: Chúng ta đang có những tổ chức, và thời kỳ này chúng ta đang là thời kỳ xây dựng lực lựơng, phải mềm dẻo, khôn khéo thì mới hoạt động đựơc. Khi các nhóm nhỏ dần dần lớn mạnh lên thì chúng ta phải thống nhất về tư tửơng và hành động chính trị, chứ nếu chúng ta chia rẻ, thì rất khó.
Chúng ta cần rất nhiều thời gian để xây dựng lực lựơng để từ đó có thể hình thành một dải mặt trận, thống nhất tất cả các nhóm thành một tổ chức đủ mạnh, có tiếng nói trọng lựơng. Nếu chúng ta cứ bị chia rẻ, đảng cộng sản họ sẽ lợi dụng cái mâu thuẫn đó để đập tan. Chúng ta nên học tập đảng cộng sản. Họ đã khá thành công trong lịch sử.
Hùng: Mình cần phải phù hợp với yêu cầu tình hình thực tế để phát triển dần lên, chứ đừng để họ đàn áp, tiêu diệt mình ngay từ trong trứng nứơc.
Trà Mi: Đó cũng là vấn đề đang đựơc rất nhiều ngừơi quan tâm, khi mà các tổ chức, hội đoàn vừa thành lập thì ngay lập tức đã bị đàn áp, bắt bớ, sách nhiễu, khiến cho những tổ chức này không thể thu hút đựơc nhiều thành viên hoặc không hoạt động được trên thực tiễn.
Những người trẻ như các anh nên cần thể hiện tinh thần dân chủ như thế nào? Thanh niên dân chủ cần phải làm gì để giúp nhiều người cùng như mình hiểu rõ và có đựơc những tư tửơng tiến bộ như vậy?
Tiến: Chúng ta thống nhất với nhau nếu không đấu tranh thì thôi không nói làm gì, nhưng nếu đã đấu tranh thì phải chấp nhận những thiệt thòi, chấp nhận tù đày, chấp nhận đàn áp.
Nguyễn: Chúng ta lại không có tiếng nói mà thờ ơ thì ngay bản thân chúng ta đã bị bóc lột, đã bị mị dân. Đó chính là quyền lợi sát sườn khiến chúng ta phải đấu tranh, phải nhận thức thực tế cuộc sống.
Trà Mi: Phần cuối cuộc trao đổi của 3 ngừơi trẻ yêu chuộng dân chủ tại Việt Nam, cùng với nguyện vọng và những lời kêu gọi của các bạn đến với thế hệ thanh niên trong và ngoài nước sẽ được gửi đến quý vị trong chương trình “Diễn đàn bạn trẻ” sáng thứ tư tuần tới. Mời quý vị đón theo dõi.
(xin theo dõi toàn bộ cuộc hội luận trong phần âm thanh phía trên)
Quý vị muốn chia sẻ quan điểm với chương trình, xin để lại lời nhắn cho chúng tôi qua hộp thư thoại (202) 530 -7775, kèm theo số phone, chúng tôi sẽ liên lạc lại.
Từ Việt Nam và các nước khác, xin bấm số 001 trứơc dãy số (202) 530-7775. Quý thính giả cũng có thể email cho Ban Việt Ngữ qua địa chỉ : vietweb@rfa.org. Mong đựơc đón tiếp quý trên làn sóng này trong chương trình kỳ tới. Trà Mi kính chào.
Các tin, bài liên quan
- Các nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ trước những trù dập và sách nhiễu của công an Việt Nam
- Ông Nông Đức Mạnh: không để trò chơi dân chủ lồng vào sinh hoạt quốc hội
- Thực tế Dân chủ tại Việt Nam theo nhận định của giới trẻ
- Phản ứng của người Việt trong và ngoài nước trước việc công an dùng gia đình làm áp lực anh Đỗ Nam Hải
- Công an dùng áp lực gia đình buộc anh Đỗ Nam Hải phải ngưng tất cả hoạt động tranh đấu cho dân chủ
- Các đảng phái ở Campuchia vận động tranh cử
- Báo chí và chính quyền Việt Nam nói gì về chiến dịch bắt giữ những người bất đồng chính kiến?
- Ông Lê Trí Tuệ bị một số kẻ “lạ mặt” hành hung trên đường phố
- Đại sứ Hoa Kỳ bỏ cuộc gặp thứ trưởng Công an để đi Sóc Trăng tiếp xúc với các sư sãi Cambodia