Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 29-12-2005)
2005.12.29
Thy Nga, phóng viên đài RFA
Chuyện thời sự đang được quý thính giả RFA theo dõi nhiều nhất là về vụ bán độ bóng đá. Vụ này bùng ra, gây tai tiếng cho nền bóng đá nước nhà, và thể diện quốc gia cũng bị ảnh hưởng không hay. Giữa lúc dư luận xôn xao về xì-căng-đan đó, ban Việt ngữ chúng tôi nhận được ý kiến của thính giả như sau.
Scandal về vụ bán độ bóng đá
Email của bạn “Nguyễn Moscow”: “Ở đội tuyển Việt Nam, nghi ngờ về bán độ đã có từ lâu, và mức độ có lẽ rất trầm trọng. Vì bệnh thành tích mà lâu nay Liên Đoàn và các cơ quan chức năng cứ ém nhẹm, nay cơ quan pháp luật ra tay, âu là điều mừng.
Dù sao cũng buồn cho Vượng và Quyến, họ đã bán mình quá rẻ. Để giảm nạn cá độ, chỉ có cách là công khai kinh doanh cá cược bóng đá thôi! điều này lợi đủ đường.”
Thính giả Vũ Bão Tố viết: “Ai cũng đau lòng khi thấy vài cầu thủ sẵn sàng bán danh dự của một dân tộc chỉ vì .. tiền!! Thật ra, chế độ Cộng sản không giáo dục cho con người có nhân cách cao đẹp mà chỉ dạy đấu tố, đấu tranh giai cấp hận thù thì chuyện sinh ra cầu thủ không có danh dự, hoặc sẵn sàng bán độ danh dự của dân tộc vì tiền, thì là điều không làm ai ngạc nhiên!”
Đó cũng là ý kiến của John Phạm và một số thính giả khác cho rằng những tệ nạn trong xã hội Việt Nam ngày nay bắt nguồn là từ guồng máy đầy rẫy nhũng lạm.
Tệ trạng xã hội
Theo tôi, chuyện phạt các cầu thủ 15 ngàn quan Thụy Sĩ về tội bán độ là không công bằng với họ. Tôi không có ý bào chữa cho hành vi bán độ nhưng nếu phạt các cầu thủ Việt Nam theo tiêu chuẩn và hình phạt quốc tế, thì chính phủ Việt Nam cũng phải bảo đảm quyền lợi và lương bổng cho các cầu thủ theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nói về tệ trạng xã hội thì thính giả Quang Trung viết, sau khi nghe bài phỏng vấn của Việt Hùng với ông Lê Hồng Hà:
“Biến chuyển ngày càng sâu đậm trong xã hội Việt Nam là sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng bất bình đẳng mà tất cả người dân đều phải chịu. Anh Việt Hùng đã phản ánh đúng thực trạng, bệnh tình của nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. Cầu chúc cho người dân Việt Nam sớm nhận ra ánh bình minh của mặt trời tự do.”
Trở lại với vụ bán độ bóng đá, thính giả Harry Nguyễn bày tỏ cảm nghĩ: “Tôi rất buồn lòng về suy nghĩ quá nông cạn đem tinh thần thể thao để có quyền lợi cho cá nhân mình, tới khi sự việc đổ bể, mới lên tiếng xin lỗi và hứa này kia nọ. Tôi xin hỏi nếu sự việc không đổ bể thì sao?”
Thính giả “It was the day” có ý kiến như sau về vấn đề phạt cầu thủ phạm tội: “Theo tôi, chuyện phạt các cầu thủ 15 ngàn quan Thụy Sĩ về tội bán độ là không công bằng với họ. Tôi không có ý bào chữa cho hành vi bán độ nhưng nếu phạt các cầu thủ Việt Nam theo tiêu chuẩn và hình phạt quốc tế, thì chính phủ Việt Nam cũng phải bảo đảm quyền lợi và lương bổng cho các cầu thủ theo tiêu chuẩn quốc tế.
Nếu quyền lợi của các cầu thủ chưa được bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc tế thì FIFA (Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới) đừng nên đem hình phạt quốc tế vào đây. Nếu FIFA ra hình phạt được, thì họ cũng phải bảo đảm hoặc can thiệp bảo vệ quyền lợi cho các cầu thủ theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tôi nghĩ các cầu thủ có quyền khiếu nại, kể cả việc khiếu nại đến FIFA về những bất công và xử ép, và cả những khoản tiền bị ăn chận. Báo chí cũng không nên, vì sự việc bán độ và lỗi lầm của họ gây ra, mà đánh phủ đầu và cổ xúy cho các hình phạt thiếu thực tế mà cầu thủ Việt Nam chưa đến nỗi phải nhận lãnh.”
Vấn đề huy động chất xám của người Việt hải ngoại
Về đề tài “Làm thế nào huy động chất xám của người Việt hải ngoại về xây dựng đất nước” do Trà Mi điều hợp, bạn Phạm Tú góp ý như sau:
Theo em nghĩ, muốn thu phục chất xám hải ngoại, Nhà nước Việt Nam cần phải thay đổi nhiều hơn nữa về mọi mặt cho tới khi thuyết phục được nhân tài các nơi. Và Nhà nước phải thực sự tin tưởng, trao trọn trách nhiệm vào tay những trí thức trẻ đó.
“Theo dõi “Diễn đàn bạn trẻ” về vấn đề này, em thấy tất cả mấy anh chị em ở các nước đều có những nhận xét chính xác. Ý kiến mang quyền lợi cá nhân và ý kiến mang đến quyền lợi chung cho dân tộc đều rất hữu lý.
Theo em nghĩ, muốn thu phục chất xám hải ngoại, Nhà nước Việt Nam cần phải thay đổi nhiều hơn nữa về mọi mặt cho tới khi thuyết phục được nhân tài các nơi. Và Nhà nước phải thực sự tin tưởng, trao trọn trách nhiệm vào tay những trí thức trẻ đó.”
Đài RFA bị ngăn chặn ở trong nước
Bên cạnh những thư đề cập đến bài vở trong chương trình, chúng tôi cũng nhận được nhiều email từ trong nước cho biết về sự khó khăn để bắt làn sóng phát thanh, hay để truy cập trang Web RFA Việt ngữ.
Thính giả mà chúng tôi xin gọi tắt là H.V. viết: “Lời đầu tiên là lời tri ân xin gửi đến quý Anh Chị với nỗ lực cho những thông tin chân thật có thể đến với đồng bào quốc nội. Nhờ sự chỉ dẫn của quý Anh Chị mà thính giả trong nước có thể vượt qua hỏa thành để nghe được chương trình của quý Đài.
Riêng tôi nghe thì rất thích nhưng cũng lo không biết khi nào bị ập vào nhà khám xét computer đây? Kính chúc quý Anh Chị và gia quyến một mùa lễ ấm cúng tình thân ái, tình nghĩa đồng bào và năm mới 2006 muôn sự may lành.”
Cũng từ trong nước, có email của thính giả Việt Nam: “Tôi rất thích vào Internet, đặc biệt là vào trang của RFA. Tin tức phong phú, nhất là nhờ đó mà tôi biết thêm nhiều thông tin về đất nước mình mà tôi không hề thấy trên báo chí Việt Nam.
Nhưng càng biết nhiều, tôi càng buồn, đất nước nghèo và tụt hậu quá. Những quyền lợi căn bản của con người, trong đó có tự do ngôn luận, tự do thông tin, ... đã bị nhà cầm quyền Việt Nam “bít” rồi. Không có tranh luận, đối thoại, tất cả chỉ có một chiều! Dân ta như người mù trong đêm, Đảng nói sao nghe vậy.
Không! tôi không can tâm. Tôi muốn biết những sự thật. Vậy đài giúp chúng tôi nhé! Xin cám ơn nỗ lực của tất cả các anh chị trong Ban Biên tập, phóng viên, cộng tác viên. Không biết bày tỏ sao đây, thôi “kiss” mỗi người một cái nhé!” .
Ui chà, có cả màn “kiss” nữa cơ à! Xem lá email này, mấy cô làm việc tại đài chạy trốn hết cả rồi, bạn ơi! Nói vui vậy chớ cảm tình của bạn dành cho chúng tôi thật đáng yêu!
Nhưng càng biết nhiều, tôi càng buồn, đất nước nghèo và tụt hậu quá. Những quyền lợi căn bản của con người, trong đó có tự do ngôn luận, tự do thông tin, ... đã bị nhà cầm quyền Việt Nam “bít” rồi. Không có tranh luận, đối thoại, tất cả chỉ có một chiều! Dân ta như người mù trong đêm, Đảng nói sao nghe vậy.
Đưa thông tin đến với người nghe và người đọc, là mục đích của đài RFA chúng tôi. Thế nhưng, giới cầm quyền trong nước lại tìm mọi cách cản trở, không cho người dân tiếp cận với các nguồn tin của RFA do đó mà quý vị gặp phải khó khăn khi bắt làn sóng, và truy cập trang Web RFA Việt ngữ.
Tuy nhiên, chúng tôi luôn đối phó tình trạng ấy, và không ngừng theo dõi tình hình tiếp nhận, bạn à. Cám ơn bạn đã quan tâm theo dõi chương trình.
Những thư từ khác
* Những lá e-mail chúc Giáng Sinh và Năm Mới dương lịch tiếp tục bay đến ban Việt ngữ RFA, như của các bạn Minh, Duy Quang, và Mai Thùy từ Saigon; nhóm sinh viên tại Nha Trang; Khắc Trung từ Pháp; bạn Anh quốc, bạn Thuận Phú từ Virginia gần ngay Washington này, và nhiều nhiều nữa …
Email của bạn Khắc Trung còn có câu sau đây: “Chính những giọng đọc của quí đài đã đem lại nguồn vui an ủi tinh thần cho độc giả Việt Nam trong nước nói chung, và tôi nói riêng, một niềm cảm kích sâu xa.”
Trong số những lời nhắn RFA Việt ngữ vào các tuần qua, có lời nhắn của thính giả: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Nhìn lại năm sắp tàn, cũng như những năm trước đó, cảm tình ưu ái mà quý vị dành cho chúng tôi thật quý báu.
Toàn ban Việt ngữ RFA xin qua làn sóng điện, gửi đến toàn thể quý thính giả những lời chúc tốt lành nhất cho Năm Mới 2006!
Những bài liên quan
- Chính phủ Việt Nam thúc đẩy nâng cao sức cạnh tranh kinh tế và chống tham nhũng
- Giới trẻ Việt Nam nghĩ gì về tình trạng tiêu cực trong làng thể thao? (phần 2)
- Ông Lê Thế Thọ rời khỏi chức Phó chủ tịch Liên đoàn bóng đá Việt Nam
- Luật sư Phạm Liêm Chính muốn bào chữa miễn phí cho cầu thủ Văn Quyến
- Danh hài Bảo Quốc: Rất buồn trước tin các cầu thủ đã bán độ
- Quốc Vượng viết thư xin lỗi mọi người, mong được tha thứ
- Báo chí quốc tế nói về vụ bán độ của các tuyển thủ U23 Việt Nam
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 22-12-2005)
- Văn Quyến và Quốc Vựơng có thể bị treo giò vĩnh viễn
- Nên hay không bắt “khẩn cấp” hai cầu thủ Văn Quyến và Quốc Vượng?
- Giới trẻ Việt Nam nghĩ gì về sự phát triển của làng thể thao nước nhà? (I)
- Tình trạng “đôla hóa” tại Việt Nam
- Ông Ðào Ðức Khả bị công an theo dõi và gây khó khăn vì đã tố cáo tham nhũng
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 15-12-2005)
- Nhiều người thất vọng trước tin các cầu thủ đội U23 bán độ tại Sea Games 23
- HLV Riedl: đa số cầu thủ Việt Nam không được giáo dục đúng mức
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 8-12-2005)
- Việt Nam thua Thái Lan 3-0 trong trận chung kết bóng đá SEAGAMES 23
- Ban Nội Chính Trung Ương Đảng: Không quá ngạc nhiên về những con số tham nhũng giật mình
- 10 cơ quan nhà nước được bầu chọn là tham nhũng nhất