Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Ngành thép Việt Nam đang chịu nhiều thách thức lớn dù mới chỉ hội nhập nhóm ASEAN và Trung Quốc, trong tương lai gần khi thực hiện lộ trình cam kết WTO, nhiều chuyên gia dự đoán sẽ có một trận hồng thuỷ cuốn trôi đi những doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trong cuộc chiến thương mại khốc liệt. Nam Nguyên tường trình vấn đề này.

Theo số liệu của Hiệp Hội Thép, hiện nay ở Việt Nam có khỏang 60 doanh nghiệp chuyên ngành luyện cán thép, với nhà máy có qui mô sản xuất từ 10 ngàn tấn đến mức cao nhất là 500 ngàn tấn. Ngòai ra còn hàng trăm công ty tư nhân cũng họat động cán thép nhưng đều là những cơ sở nhỏ với công suất dưới 10 ngàn tấn năm.
Trong tất cả các doanh nghiệp thép mới chỉ có 20 đơn vị tham gia Hiệp Hội Thép VN. Theo đánh giá chung được tờ Hà Nội Mới đưa lên mạng thì 80% nhà máy thép có thiết bị ở mức trung bình và lạc hậu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý, nguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu. Chính vì thế có thể nói là năng lực cạnh tranh của sản phẩm thép VN rất kém.
Thiếu chiến lược phát triển
Theo chỗ chúng tôi tìm hiểu, trong nhiều thập niên ngành thép VN thiếu hẳn một chiến lược phát triển dài hạn, chỉ chú trọng thép xây dựng mức sản xuất dư thừa mà giá thành vẫn cao. Ông Nguyễn Tíên Nghi phó chủ tịch Hiệp Hội Thép VN trụ sở ở Hà Nội nhận định rằng có độ chênh giữa công suất và nhu cầu tiêu thụ.
Riêng sản phẩm thép tấm ước tính năm nay nhu cầu tiêu thụ khỏang 1 triệu tấn, thì đây là mặt hàng cách đây hai năm còn phải nhập khẩu 100%.
Hiện nay chỉ có Thép Phú Mỹ đang sản xuất thép tấm, sang năm 2007 thì có hai nhà máy nữa đi vào sản xuất, trong đó có Sunsco 100% vốn Đài Loan công suất 200 ngàn tấn mỗi năm và Tôn Hoa Sen Cần Thơ công suất 120 ngàn tấn. Như vậy qua 2007 VN có thể cung cấp cho thị trường khỏang một nửa nhu cầu về thép tấm.
Tuy nhiên do cam kết theo hiệp định hàng hóa Asean-Trung Quốc mặt hàng thép tấm nhập khẩu vào VN được miễn thuế, và đây là một khó khăn lớn cho các doanh nghiệp VN. Các doanh nghiệp khi đầu tư tin tưởng sẽ được bảo hộ bằng hàng rào thuế quan nhập khẩu ít nhất từ 7 tới 10%.
Khó khăn trên bước đường hội nhập
Còn đối với các mặt hàng thép xây dựng thì VN được chấp nhận lộ trình cắt giảm thuế từ từ, hiện nay áp dụng thuế suất nhập khẩu 30% giảm dần đến 2015 mới xúông mức miễn thuế.
Trong bối cảnh như thế mà hiện nay giá thép xây dựng của VN vẫn cao hơn thép nhập khẩu từ TQ ,cụ thể trong tháng 9 vừa qua 5 ngàn tấn thép cuộn nhập khẩu từ Hoa Lục nhanh chóng được tiêu thụ hết, nguyên do chất lượng tốt và giá bán cho người tiêu dùng chỉ 7 triệu một tấn rẻ hơn thép VN cùng loại từ 300 đến 400 ngàn đồng.
Người tiêu dùng VN đón nhận sự mở cửa thị trường như thế nào đối với lợi ích của họ. Nay mai khi VN hội nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, sẽ chỉ có những doanh nghiệp Thép hiện đại, và qui mô sản xuất đủ lớn để giá thành có sức cạnh tranh thì mới có thể tồn tại.
Những doanh nghiệp nhỏ công suất dứơi 10 ngàn tấn ở nhiều địa phương sẽ bị cơ chế thị trường nuốt chửng và rời khỏi sân chơi chung, như lời phát biểu của ông Nguyễn Tiến Nghi phó chủ tịch Hiệp Hội Thép VN.
Ngòai vấn đề công nghệ lạc hậu qui mô sản xuất nhỏ, hệ thống quản lý kiểu kế họach hóa, một trong những nhược điểm hệ trọng của ngành thép VN là chỉ tự túc được 30% phôi thép nguyên liệu cho các nhà máy luyện cán thép, phần còn lại lệ thuộc nguồn nhập khẩu nên không chủ động được giá cả.
Nguy cơ phá sản?
Hiệp Hội Thép VN đề ra các giải pháp nào để doanh nghiệp cùng nhau tồn tại trong không gian hội nhập, như nhận xét của ông Nguyễn Tiến Nghi.
Hôm 18/10 bên lề phiên họp quốc hội, phó thủ tứơng Nguyễn Sinh Hùng nói rằng khi VN vào WTO sẽ có một số doanh nghiệp một số sản phẩm bị thất bại, mặc dù VN vẫn có lộ trình bảo hộ một thời gian nữa.
Ông Hùng nhấn mạnh rằng khu vực kinh tế Nhà nước dù lớn nhỏ, dù là doanh nghiệp sản xuất hay dịch vụ tài chính chứng khoán bảo hiểm ngân hàng, tất cả phải tiếp tục cải cách. Muốn đổi mới quản lý và tăng vốn thì trứơc hết phải nhanh chóng hòan tất cổ phần hóa, đa sở hữu hoá gia nhập thị trường chứng khoán.
Đây là việc hệ trọng vì khu vực Nhà nứơc hiện nay chi phối 40% tổng sản phẩm nội địa.
Ngành luyện cán thép VN sẽ không nằm ngoài các khuyến cáo mà ông Nguyễn Sinh Hùng vừa đề cập.