Bản Vọng Cổ trong nền cổ nhạc Việt Nam


2005.07.17

Thanh Quang, phóng viên đài RFA

Nhắc đến cổ nhạc, người Việt chúng ta chúng ta không thể không liên tưởng đến bài Bản Vọng Cổ với âm điệu mùi mẫn, ngọt ngào, êm ả, thướt tha, với nội dung thường gợi sầu, gợi nhớ để bày tỏ một niềm tâm sự nào đó. Và những giọng hát điêu luyện thiên phú của các danh ca đã làm cho những Bài Vọng Cổ ấy sóng mãi trong lòng giới mộ điệu.

conhac200.jpg
Buổi biểu diễn nhạc cổ truyền tại Huế. AFP PHOTO/HOANG DINH NAM

Quý vị vừa nghe giọng ca của nghệ sĩ Minh Cảnh trong bản Võ Ðông Sơ của soạn giả Viễn Châu. (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Thật ra trong nền cổ nhạc, sân khấu cải lương có rất nhiều bài bản tiêu bản như những bài lý ca ngợi cảnh đẹp, nếp sống bình dị trong thôn xóm, bày tỏ sự yêu thích chim muông, rồi những lối ngâm thơ đưa vào vọng cổ.

Các bài Nam thường biểu hiện nỗi buồn mang mác. Bài Oán nói lên sự oán hờn ray rức. Những bài Ðiểm bày tỏ tâm hồn phóng khoáng, cởi mở. Các bản Bắc thường dùng để kể lể. Ðó là chưa kể vô số những bài bản khác được sáng tác để đáp ứng nhu cầu sân khấu cải lương theo thị hiếu khán giả và hoàn cảnh xã hội.

Với rất nhiều bài bản cổ nhạc như vậy, câu hỏi được nêu lên là tại sao một trong các bài bản ấy, tức bản Vọng Cổ, lại ăn khách nhất. Và trong khi có nhiều đến nay không còn thấy xuất hiện trên sân khấu cải lương thì Vọng Cổ lại tiếp tục tồn tại và luôn được mến mộ trong hơn 80 năm nay.

Soạn giả Nguyễn Phương, từng sáng tác nhiều tuồng cải lương và những vở kịch truyện phim nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975, nhận xét:

(Xin theo dõi toàn bộ tiết mục trong phần âm thanh bên trên)

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.