Sau 30 năm, hai nhà giáo Việt Nam vẫn còn nhiều trăn trở
2005.04.28
Lê Dân, phóng viên đài RFA
Vẫn về mặt giáo dục, nhưng ở cấp cơ sở, là những thầy cô trực tiếp đứng những lớp thấp nhất suốt ba thập niên qua, vẫn còn nhiều bức xúc tưởng chừng như không thể nào còn tồn tại sau ba mươi năm hoà bình.
Lê Dân trao đổi cùng hai nhà giáo sắp hồi hưu ở hai địa phương khác nhau, một nam, một nữ, nhưng họ đều có những ưu tư chung.
Cả hai nhà giáo này đều là những người hết lòng vì giáo dục. Họ đều tự nguyện lưu lại vùng sâu, vùng xa để giúp những em kém may mắn. Mời quý vị nghe vị nam giáo viên tự bạch.
Tình hình trường lớp
"Tụi mình chung là được tốt nghiệp trước giải phóng. Công tác một năm thì giải phóng. Sau đó cũng có nhiều khó khăn, với học sinh, với nhà trường. Nhưng phải nói là những năm sau này thì báo cáo anh là rất ổn định.
Nhất là những trường ở miền núi của các em vùng dân tộc, vùng nông thôn, hầu như đều gọi là kiên cố hóa, tức là họ xây, chứ không làm bằng tranh nứa hay gỗ nữa..."
Về những công trình kiên cố hóa này, cô giáo cũng ở miền xa cho biết:
"Nói thật ra thì bây giờ trường ra trường, lớp ra lớp rồi, không đến nỗi như những năm sau ngày giải phóng, lúc đất nước mới hoà bình, Bây giờ trường nào cũng là một cơ ngơi rồi, nhưng bây giờ quan trọng là làm sao đào tạo ra những người thực sự thầy ra thầy..."
Vị nam giáo viên cũng có chung ưu tư này khi nhìn lại đội ngũ giáo viên sẽ kế thừa ông:
"Về mặt giáo dục theo như mình nghĩ thì con người và cái tâm của ông thầy rất là quan trọng, nhiều ông thầy tốt, nhưng làm sao mình loại được những ông thầy không có đạo đức, giữ lại những ông có đạo đức và năng lực chuyên môn nữa thì mình nghĩ những thế hệ sau này nó mới tốt hơn..."
Người ta nói rằng đạo đức quan trọng nhứt. Đã là con người tốt thì ở trong môi trường nào nó cũng tốt, không tham những cái không phải của mình. Như ngày xưa gia đình theo tứ thư, ngũ kinh, giáo dục theo gia đình thì không có ăn bẩn, ăn bậy đâu.
Môn đạo đức học
Về chuyện nhũng nhiễu, hay tham nhũng chúng tôi thử đưa ra một đề xuất và đều nhận được hai câu trả lời hầu như giống nhau từ hai nhà giáo khác nhau.
Hỏi: Theo ý anh, trong cương vị một nhà giáo thì mình có thể dẹp tham nhũng bằng cách dạy cho các em ngay từ đầu không ? Tức là môn đạo đức học, hay công dân giáo dục ngày trước đó, tức là chỉ cho các em biết đồng tiền nào là đồng tiền tốt, đồng tiền nào là đồng tiền xấu ? Mình có nên đưa những môn đó vào chương trình học hay không ?
Đáp: Báo cáo anh người ta nói rằng đạo đức quan trọng nhứt. Đã là con người tốt thì ở trong môi trường nào nó cũng tốt, không tham những cái không phải của mình. Như ngày xưa gia đình theo tứ thư, ngũ kinh, giáo dục theo gia đình thì không có ăn bẩn, ăn bậy đâu.
Theo anh nói là qua giáo dục để biến đổi con người cũng rất là tốt. Nhưng quan trọng là chất lượng giáo dục, tức con người đứng ra giáo dục có đảm bảo chưa ? Theo mình biết bây giờ còn có những thầy nhũng nhiễu học trò để kiếm tiền thì cái đó không tốt. Ngày xưa không có cái chuyện đó.....
Cô giáo cũng chia xẻ ưu tư đó, dù cô dạy nơi khác.
"Về vấn đề này tôi thấy ở bậc tiểu học rồi, cũng đưa môn đạo đức vào. Nhưng cái tôi lo lắng nhất là vấn đề đào tạo thầy cô giáo ra để dậy dỗ các em cho đến nơi đến chốn. Chứ còn tôi thấy thể hiện trong sách giáo khoa về môn đạo đức ở bậc tiểu học rất là hay.
Nhưng liệu rằng cái nguồn đào tạo người thầy đó ra, cái năng lực, rồi cái tâm của họ, có hay không để dậy dỗ các em nên người về mặt đạo đức. Nếu mà người thầy có nhiệt huyết với ngành, đào tạo làm sao để thầy ra thầy...."
Chuyện sách giáo khoa
Cải tiến, cải cách, rồi cải tiến...vâng, những từ đó dùng trong ngành giáo dục nhiều rồi. Tới bây giờ là đợt thay sách lớn nhất của ngành giáo dục, năm nay thay sách tới lớp 3 rồi. Ưu điểm cũng có, mà những tồn tại cũng có, cả về hình thức lẫn nội dung.
Một vấn đề trầm kha nữa mà hai nhà giáo này cùng bức xúc với hàng triệu phụ huynh học sinh là chuyện sách giáo khoa. Viết đi, sửa lại hàng bao nhiêu lần vẫn chưa hoàn chỉnh thì làm sao học sinh biết đâu là đúng.
"Chẳng hạn người ta nói trong giai đoạn khó khăn chỉ cần 6 tháng thì một nhà khoa học về giáo dục có thể soạn một bộ sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 9. Còn ở đây 20 năm rồi mà soạn tới, soạn lui, chỉng lý tới, chỉnh lý lui, mà có nhiều ý kiến đóng góp cho là sách giáo khoa chưa hoàn chỉnh nữa, chưa đảm bảo được tính khoa học nữa...." "Cải tiến, cải cách, rồi cải tiến...vâng, những từ đó dùng trong ngành giáo dục nhiều rồi. Tới bây giờ là đợt thay sách lớn nhất của ngành giáo dục, năm nay thay sách tới lớp 3 rồi. Ưu điểm cũng có, mà những tồn tại cũng có, cả về hình thức lẫn nội dung.
Mỗi lần sai sót như vậy thì điều chỉnh. Thí dụ như thay sách năm lớp một. Sau một năm thay sách đại trà trên toàn quốc, anh chị em giáo viên thấy nhiều sai sót, đề nghị bộ điều chỉnh...."
Vấn đề bằng cấp
Có nhiều cái lạ, ngay như trong ngành giáo dục. Báo cáo anh ngày xưa mình chỉ có tú tài 2 được đào tạo chỉ để dạy cấp 1 tức tiểu học đó. Nhưng sau giải phóng rồi nhiều người chỉ học đến lớp 10, lớp 9 chỉ học một, hai tháng rồi đưa ra làm thầy, làm cô, rồi họ tiến thân theo đường bên đảng, bên chính trị.
Một bức xúc khác của xã hội nói chung là ngày nay vấn đề bằng cấp đã không còn giá trị nhiều nữa. Lý do là có quá nhiều bằng giả, bằng dỏm.
"Có nhiều cái lạ, ngay như trong ngành giáo dục. Báo cáo anh ngày xưa mình chỉ có tú tài 2 được đào tạo chỉ để dạy cấp 1 tức tiểu học đó. Nhưng sau giải phóng rồi nhiều người chỉ học đến lớp 10, lớp 9 chỉ học một, hai tháng rồi đưa ra làm thầy, làm cô, rồi họ tiến thân theo đường bên đảng, bên chính trị.
Cứ thế lên rồi lãnh đạo, mà lãnh đạo như vậy thì thiếu chuyên môn đi. Một con người ít nhứt phải có năng lực, năng lực sư phạm. Ít nhứt một cái bằng cấp nào thực tế mà họ đã trải qua nhà trường rồi thì mới có kết quả. Nhiều người bây giờ mua bằng, mà nếu làm mạnh ra thì nó ra một loạt hết.
Mình không kiên quyết thì cán bộ hư hỏng hết, mà cán bộ hư hỏng thì làm sao vực lại một thế hệ đàn em cho nó tốt hơn?"
Dưới cái nhìn của hai nhà giáo sắp hồi hưu ở hai địa phương khác nhau, thì tình hình giáo dục Việt Nam sau 30 năm thống nhất có khả quan hơn xưa hay không, và biết đến bao giờ nền giáo dục Việt Nam mới đào tạo được những nhà lãnh đạo xứng đáng cho mai sau ?
Những bài liên quan
- Những thành tựu và tồn tại của ngành giáo dục Việt Nam
- Chuyến bay cuối cùng của hãng hàng không PAN AM
- Kinh tế Việt Nam sau 30 có những thay đổi gì?
- Biến cố 30-4 qua cái nhìn của những người lính ở hai chiến tuyến
- Cái nhìn của các nhà lão thành cách mạng về biến cố 30-4
- Thông tin Gia tốc
- P/v ông Ernest Bower nhân 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt
- Một người Mỹ gốc Việt "gập bụng" 30 giờ đồng hồ nhân ngày 30 tháng 4
- Thuyền nhân Việt Nam trở về thăm chốn cũ ở đảo Bidong
- Giới trẻ Việt Nam nghĩ gì về ngày 30 tháng 4 năm 1975?
- Cuộc chiến Việt Nam dưới cái nhìn của sử gia Tạ Chí Đại Trường (phần I)
- Câu chuyện của Trung tá Hạnh Nhơn, cựu nữ quân nhân VNCH
- Sinh hoạt ca nhạc hải ngoại, tưởng niệm 30 tháng 4
- Ba mươi năm kinh tế học
- Hai mươi năm thành lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam