Các vấn đề của VN theo cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Tiến sĩ Lê Đăng Doanh


2006.02.05

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Sức ép cạnh tranh và hội nhập với các nhận định của kinh tế gia Lê Đăng Doanh…Ba vấn đề quốc gia bức xúc dưới góc nhìn của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt. Đây là những đề tài nổi bật được các báo ở Việt Nam đưa lên mạng trong những ngày đầu năm Bính Tuất.

WtoVietnam200.jpg
Việt Nam cần phải hội nhập WTO càng sớm càng tốt hơn. AFP PHOTO

Vietnam Net đặt tựa bài khá ngộ, Nhiều Doanh Nghiệp Chỉ Lo Chạy Mánh, Mơ Hồ Cạnh Tranh. Còn Tuổi Trẻ Điện Tử đăng lại bài nhưng với đề tựa mới là, Dửng Dưng Cạnh Tranh Vì Không Làm Gì…Vẫn Sống.

Thực trạng kinh tế Việt Nam

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh được mô tả là người có cái nhìn trung thực và thẳng thắn về thực trạng kinh tế Việt Nam, qua các nhận định của ông được phổ biến trong ngoài nước. Ông Lê Đăng Doanh là người chủ trương mở cửa rộng rãi và càng hội nhập sớm càng tốt.

Theo ông Doanh, cơn lốc cạnh tranh đang gần kề, sẽ có nhiều doanh nghiệp không đủ sức cầm cự mà rơi vào vòng xoáy của nó. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt nam thay vì chuẩn bị nâng cao sức cạnh tranh thì lại đang mê mải lo Chạy Mánh, Ông Doanh đã mô tả theo ngôn ngữ đường phố.

Theo lời vị chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Hà Nội, Việt nam đang ngày càng hội nhập một cách đầy đủ và sâu sắc hơn vào thị trường quốc tế. Trong đó có việc mở cửa hàng hoá. Năm 2006, lần đầu tiên Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết cắt giảm thuế quan hiệu lực chung của khu vực mậu dịch tự do Asean.

Theo lời vị chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Hà Nội, Việt nam đang ngày càng hội nhập một cách đầy đủ và sâu sắc hơn vào thị trường quốc tế. Trong đó có việc mở cửa hàng hoá. Năm 2006, lần đầu tiên Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết cắt giảm thuế quan hiệu lực chung của khu vực mậu dịch tự do Asean.

Ông Lê Đăng Doanh ví von những sự kiện đang xảy ra chỉ là bản nhạc dạo dầu của cạnh tranh. Ông phân tích rằng, cạnh tranh quốc tế đang là một hiện thực, theo ông mặc dù Việt Nam xuất khẩu nhiều, nhưng các mặt hàng nông sản cao cấp lại không chen chân được ngay trên thị trường nội địa. Các khách sạn hiện nay đang nhập tới 70% lương thực thực phẩm nước ngoài chứ không dùng nông sản cây nhà lá vườn.

Ông Lê Đăng Doanh cho rằng chỉ riêng các mặt hàng vừa nói cũng tiêu tốn mỗi năm vài chục triệu đô la. Nhìn ra ngoài thị trường, tràn ngập trái cây, hàng điện tử của các nước. Nhưng đấy cũng mới chỉ là khúc dạo đầu của cạnh tranh.

Ông Doanh nhấn mạnh, sắp tới đây, các cam kết về việc mở cửa hệ thống phân phối hàng hoá, hệ thống siêu thị, cũng như các tổ chức về mặt hậu cần, kho bãi, vận tải, bến cảng, đầu tư sẽ mở rộng hơn nữa. Và ông cho rằng, cạnh tranh là công việc hàng ngày. Và đấy là yếu tố hàng đầu mà mỗi doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ phải đối mặt,

Các loại chi phí dọc đường

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định tiếp rằng, Việt Nam phải giải quyết được các loại chi phí dọc đường, chi phí bôi trơn mà ông ví von là chi phí ông này chào, ông kia chào. Tuy ông không nói thẳng ra nhưng ai cũng hiểu là chi phí phát sinh do doanh nghiệp phải đút lót. Ông Doanh dẫn chứng là các nhà vận tải hàng hoá phải tốn 30% cho chi phí dọc đường. Và mức 30% là quá sức chịu đựng cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn cạnh tranh, nhất là muốn cạnh tranh quốc tế.

Ngoài ra còn chi phí về thời gian do thủ tục hành chánh, từ đăng ký kinh doanh cho tới thủ tục nhà đất, xây dựng kiến trúc, tất cả các thủ tục theo ông là một cuộc trường chinh vô tận. Tình trạng này nếu cứ tiếp diễn thì các doanh nghiệp rất khó cạnh tranh. Ông Doanh cũng đề cập tới giá cả dịch vụ, nhiều thứ cao bất thường so với khu vực, trong đó có dịch vụ bến cảng. Còn dịch vụ điện thoại, điện nước theo ông vẫn còn tình trạng phải chi phí bôi trơn mới được lắp đặt cung cấp.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định rằng, luật lệ trên giấy thì có nhiều cải tiến nhưng việc thực thi so với luật trên giấy khác nhau nhiều. Ông cho rằng chính phủ đã cố gắng rất nhiều và cũng đem lại kết quả từng bước, nhưng một sự thật là chi phí kinh doanh ở Việt Nam còn cao. Lý giải về việc tại sao các nhà đầu tư vẫn háo hức đến với Việt Nam, ông Doanh cho rằng nhân công Việt Nam rẻ và có tay nghề cao. Chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm thấp do năng suất lao động cao cho nên nhà đầu tư thấy vẫn có lợi.

Một trong những điều quan trọng mà ông Lê Đăng Doanh nhấn mạnh đó quyền được thông tin, đặc biệt về qui hoạch. Chính phủ muốn thay đổi những qui định của mình, thì phải thông tin trước cho các doanh nghiệp liên quan.

Tình trạng đặc quyền đặc lợi

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định tiếp rằng, Việt Nam phải giải quyết được các loại chi phí dọc đường, chi phí bôi trơn mà ông ví von là chi phí ông này chào, ông kia chào. Tuy ông không nói thẳng ra nhưng ai cũng hiểu là chi phí phát sinh do doanh nghiệp phải đút lót.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đề cập tới tình trạng đặc quyền đặc lợi và những cám dỗ phi chính thức, mà ông cho là rất đáng lo ngại. Những doanh nghiệp thuộc loại vừa nói, lâu nay mơ hồ và dửng dưng với cạnh tranh bởi vì họ không làm gì cả mà vẫn sống. Theo ông, họ vẫn có chỗ chạy mánh và có ô dù. Ông Doanh kêu gọi chính sách cải thiện cấp bách, vì nếu không thì cạnh tranh sẽ đến và rất đột ngột.

Cuối cùng trước hai luồng ý kiến, là mở cửa rộng và nhanh để vào Tổ Chức Thương Mại thế Giới WTO, hoặc dè dặt vì lo sợ đổ vỡ nền kinh tế. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh trình bày quan điểm của mình là phải mở cửa, càng hội nhập sớm càng tốt hơn. Theo nguyên văn lời ông nói, chưa nước nào vì vào WTO mà bị sập tiệm. Và theo ông những người muốn làm chậm tiến trình mở cửa, thực chất chỉ để bảo vệ lợi ích phe nhóm, một số doanh nghiệp riêng biệt nào đấy, chứ hội nhập thì ngừơi tiêu dùng sẽ được lợi rất nhiều. Bởi vì giá sẽ giảm, chất lượng sẽ cao hơn và người ta có sự lựa chọn nhiều hơn.

Bài viết của ông Võ Văn Kiệt

Ðầu năm Bính Tuất chúng tôi cũng xem được một bài viết của ông Võ Văn Kiệt cựu thủ tướng Việt Nam. Ông Kiệt đưa ra Ba Vấn Đề Quốc Gia Bức Xúc mà ông cho là chính phủ hiện tại cần xác định hướng giải quyết ngay trong năm 2006, năm đầu tiên của kế hoạch năm năm 2006-2010. Bài này được Vietnam Net và Thanh Niên online đưa lên mạng.

Ông Võ Văn Kiệt bày tỏ sự băn khoăn về điều ông gọi là ba vấn nạn lớn ở tầm quốc gia, và ông cũng thất vọng vì phiên họp chính phủ tất niên 2005, đã không bàn bạc tới những vấn đề đó.

Ba vấn nạn quốc gia mà ông Kiệt đề cập bao gồm, thứ nhất là những biến động rất đáng quan ngại của diễn biến thời tiết toàn cầu, có những tín hiệu bắt đầu ảnh hưởng tới Việt Nam. Thứ nhì là tai nạn giao thông đường bộ trở thành mối hiểm hoạ khôn lường, đang tăng nhanh và trở nên khó kiểm soát. Và vấn đề thứ ba ông Võ Văn Kiệt đưa ra là, tổn thất lớn trước và sau thu hoạch trong sản xuất lúa gạo ở mức cao rất đáng lo ngại, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long.

Cuối cùng trước hai luồng ý kiến, là mở cửa rộng và nhanh để vào Tổ Chức Thương Mại thế Giới WTO, hoặc dè dặt vì lo sợ đổ vỡ nền kinh tế. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh trình bày quan điểm của mình là phải mở cửa, càng hội nhập sớm càng tốt hơn. Theo nguyên văn lời ông nói, chưa nước nào vì vào WTO mà bị sập tiệm.

Về vấn nạn thứ nhất, cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt nói là để đối phó với thiên tai cần sớm có một chiến lược tổng thể quốc gia ở tầm vĩ mô. Ông đề nghị chính phủ gấp rút nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp đủ cơ sở khoa học để củng cố và bảo vệ tuyến đê ven biển của Việt Nam, theo lời ông nói là trước khi quá muộn. Ông Kiệt cũng kêu gọi gấp rút trồng lại rừng phòng hộ ven biển, lập tức cấm phá rừng phòng hộ nuôi tôm, sửa đổi pháp lệnh đê điều và công trình thuỷ lợi.

Vấn nạn thứ hai của quốc gia theo ông Kiệt là hiểm hoạ từ tai nạn giao thông. Hàng năm trung bình có khoảng 11 ngàn gia đình phải gánh chịu tang tóc, số thương tật còn nhiều hơn gấp bội. Ông Võ Văn Kiệt tỏ ý bất bình về điều ông mô tả là hội nghị cuối năm của chính phủ, không thấy ai đặt vấn đề, hay đưa ra một giải pháp nào nhằm hạn chế và giảm thiểu đại họa này trong năm 2006.

Sau cùng là vấn nạn thứ ba mang tầm quốc gia, ông Võ Văn kiệt cho rằng, chính phủ chưa quan tâm đúng mức so với tầm nghiêm trọng của vấn đề thất thoát trước và sau thu hoạch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ông Kiệt trưng dẫn là ở nhiều địa phương nông dân phải sử dụng cả thóc ăn để gieo cấy vì không đủ thóc giống hoặc không được cung cấp kịp thời vụ.

Còn thất thoát sau thu hoạch ở vựa lúa miền tây là từ 13 tới 20% tuỳ mùa vụ. Với sản lượng hơn 19 triệu tấn lúa thì khối lượng thất thoát là con số khổng lồ. Ông Kiệt gọi đây là tình trạng phải phát tín hiệu khẩn cấp trong khi các bộ ngành trách nhiệm và cả ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cũng tỏ ra đứng ngoài cuộc.

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.