Sẽ xử lý theo luật chứ không xử lý theo thông tin vụ bé gái 10 tuổi bị ép cung đến điên loạn

Nam Nguyên, phóng viên đài RFA

Ông Nguyễn Văn Tân, Người phát ngôn Uỷ Ban Dân Số-Gia Đình và Trẻ Em Trung Ương, một cơ quan ngang bộ của Việt Nam, nói rằng nếu kết quả điều tra xác định em Huỳnh Thị Ngọc Trâm 10 tuổi bị hiệu trưởng đưa đến công an ép cung đến điên loạn là xác thực, thì Uỷ Ban sẽ yêu cầu truy tố hình sự tất cả những người có trách nhiệm.

HuynhThiNgocTram200.jpg
Anh Được (bố của cháu bé) và bé Trâm trước bệnh viện Tâm thần TP HCM sáng 10-4. Photo courtesy VnExpress.

Mời quí thính giả theo dõi cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên với ông Nguyễn Văn Tân từ Hà Nội.

Nam Nguyên: Có thông tin cho rằng chính phủ Việt Nam phải thể hiện sự bảo vệ quyền trẻ em qua vụ em Huỳnh Thị Ngọc Trâm. Thưa ông Uỷ Ban Dân Số Gia Đình và Trẻ Em TƯ đã có hành động cụ thể gì về vấn đề này?

Ông Nguyễn Văn Tân: Chúng tôi đã cử thanh tra xuống làm việc với địa phương và nhà trường để kiểm điểm toàn bộ sự việc đã xảy ra, để quyết định có đưa ra trước cơ quan pháp luật hay không.

Đó là động thái đầu tiên của Uỷ Ban chúng tôi, việc này đã vi phạm luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và những văn bản hướng dẫn luật đó.

Biện pháp xử lý

Nam Nguyên: Thưa ông qua các thông tin thì chỉ thấy nói là bãi chức hay chuyển công tác ông hiệu trưởng, trưởng phó công an xã phải chăng pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em của Việt Nam chưa nghiêm?

Yếu tố thứ hai là cách hiểu của người ta, từ xưa đến nay theo truyền thống Á Đông thường nghĩ rằng trẻ con thì muốn bảo sao nghe vậy, trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Như vậy đòi hỏi phải có thời gian để khắc phục lối hiểu thông thường đó, và để lấy luật làm căn cứ để xử lý trong việc bảo vệ quyền của trẻ em.

Ông Nguyễn Văn Tân: Luật muốn đi vào cuộc sống tuỳ thuộc hai yếu tố chính, thứ nhất là khả năng thực thi luật cao đến đâu.

Yếu tố thứ hai là cách hiểu của người ta, từ xưa đến nay theo truyền thống Á Đông thường nghĩ rằng trẻ con thì muốn bảo sao nghe vậy, trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Như vậy đòi hỏi phải có thời gian để khắc phục lối hiểu thông thường đó, và để lấy luật làm căn cứ để xử lý trong việc bảo vệ quyền của trẻ em.

Thực tế hiện nay chỉ là những thông tin ban đầu do báo chí đưa ra, ông hiệu trưởng thì thể hiện ý muốn từ chức. Còn cơ quan pháp luật thì sẽ xử lý theo luật chứ không xử lý theo thông tin của báo chí.

Nam Nguyên: Thưa ông, nếu hậu quả đối với nạn nhân Huỳnh Thị Ngọc Trâm là nghiêm trọng như thông tin cho biết, thì Uỷ Ban có ủng hộ việc phải truy tố những người có trách nhiệm trong đó có công an, ông hiệu trưởng và một thầy giáo nữa.

Ông Nguyễn Văn Tân: Đương nhiên chúng tôi ủng hộ, trong trường hợp gia đình gia đình em Trâm không kiện ra toà, thì cơ quan bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ở địa phương sẽ được Uỷ ban yêu cầu là cơ quan đại diện đưa vấn đề này ra toà.

Truy tố hình sự?

Nam Nguyên: Những vụ việc xảy ra như của em Huỳnh Thị Ngọc Trâm ở Đồng Tháp, em Nguyễn Minh Cảnh ở Phú Yên hồi năm ngoái, vấn đề công an bạo hành trẻ em về tinh thần hoặc vật chất vẫn chưa có vụ nào bị truy tố hình sự.

Những sự kiện này làm hoen ố hình ảnh tốt đẹp mà UNICEF đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam về thực thi quyền trẻ em. Ông nhận định gì về vấn đề này?

Ở đây có hai khía cạnh, hành động của những giáo viên ở trường, cũng như của cán bộ công an thục thi pháp luật cho thấy hiểu biết pháp luật của họ về bảo vệ quyền trẻ em là chưa đầy đủ. Những yếu tố ấy cũng được tính đến trong quá trình tố tụng, trong quá trình truy tố ra toà.

Ông Nguyễn Văn Tân: Ở đây có hai khía cạnh, hành động của những giáo viên ở trường, cũng như của cán bộ công an thục thi pháp luật cho thấy hiểu biết pháp luật của họ về bảo vệ quyền trẻ em là chưa đầy đủ. Những yếu tố ấy cũng được tính đến trong quá trình tố tụng, trong quá trình truy tố ra toà.

Tuy nhiên đứng ở góc độ những người làm công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em thì việc đưa luật vào cuộc sống để cho mọi người hiểu biết pháp luật xử lý những trường hợp cụ thể, thì cũng có những tác dụng nhất định.

Tôi nghĩ rằng nếu không xử lý nghiêm những hành động tương tự, thì sẽ rất chậm để thay đổi những cách hiểu từ xưa đến nay vốn không phù hợp với tinh thần của luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em và công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia.

Giúp đỡ em Trâm

Nam Nguyên: Uỷ Ban có trợ giúp gì cụ thể đối với trường hợp em Huỳnh Thị Ngọc Trâm?

Ông Nguyễn Văn Tân: Những trẻ em khó khăn chúng tôi đều trợ giúp không riêng gì trường hợp này. Đặc biệt em Trâm chúng tôi có trợ giúp từ quĩ bảo trợ trẻ em ở trung ương, cũng như quĩ của địa phương.

Trước hết chúng tôi yêu cầu cơ quan bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em ở địa phương cung cấp những thông tin cần thiết và có những hỗ trợ ban đầu cho em về mặt vật chất để vào bệnh viện. Còn sau đó, chúng tôi sẽ xem xét cụ thể sau để có những hỗ trợ nhất định phù hợp với tình huống mà chúng tôi phải đối diện, cũng như em phải chịu đựng.

Nam Nguyên: Cảm ơn thạc sĩ Nguyễn Văn Tân chánh văn phòng Uỷ Ban Dân Số Gia Đình và Trẻ Em T.Ư đã trả lời chúng tôi.