Lê Dân, phóng viên đài RFA
Trong phiên họp Quốc hội khoá 12 thảo luận về quyết toán ngân sách nhà nước, một số đại biểu nêu vấn đề "nguồn thu từ dầu khí là lợi nhuận doanh nghiệp làm ra, hay do bán tài nguyên quốc gia mà ra ". Từ đó, vấn đề phân bổ ngân sách và kết toán mới được rạch ròi, phân minh.

Biên tập viên Lê Dân tìm hiểu qua câu chuyện trao đổi cùng nhà báo Ngô Nhân Dụng của tờ Người Việt ở bang California, Hoa Kỳ. Mời quý vị theo dõi.
Hồi đầu tháng này, trong cuộc họp Quốc hội khoá 12 về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2005, nhiều đại biểu đã bày tỏ băn khoăn về số thu từ dầu khí, nêu câu hỏi đó là lợi nhuận doanh nghiệp hay do bán tài nguyên quốc gia mà có.
Lê Dân: Thưa ông Ngô Nhân Dụng, về câu hỏi này, những nước có dầu khí thường quan niệm ra sao ?
Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Các quốc gia khi cho khai thác dầu khí, kể cả các công ty quốc doanh, hay công ty tư nhân, công ty trong nước hay công ty ngoại quốc, thì quốc gia thường thu tiền cho thuê, sử dụng đất, giống như tiền khai thác rừng....thì các công ty bắt buộc phải trả cho Nhà nước. Khi đó, công ty khai thác tách biệt ra khỏi Nhà nước.
Nó là người đi thuê tài sản quốc gia và phải đóng tiền thuê. Chuyện đóng nhiều hay ít tùy thuộc vào quốc gia, tùy theo giá thị trường. Như ở bên Nga chẳng hạn, trước kia người ta cho các công ty Âu Mỹ khai thác dầu lửa với giá rất rẻ. Gần đây chính phủ Nga vừa tăng tiền lên, thì các công ty kia đều chịu cả. Bây giờ đối với công ty quốc doanh cũng y như vậy.....
Trong tất cả những khoản ngoại tệ Việt Nam thu được hàng năm, cao nhất vẫn luôn là từ dầu khí với trên 7 tỷ đôla, thứ nhì mới đến tiền kiều hối do Việt kiều và lao động nước ngoài gởi về trên 4 tỷ đôla, sau đó mới đến các loại hàng do xuất khẩu mang lại như gạo, dệt may, cà phê, thủy hải sản....
Việc bán tài nguyên quốc gia thì người đứng ra phụ trách đó là một công ty tư, hay một công ty quốc doanh, thì quốc gia cũng đối xử với họ như là người đi thuê. Nếu nói là nó khác với thuê đất bởi vì dầu khí không tái tạo được, thì chúng ta có thể lấy thí dụ khác, như cho thuê con trâu kéo cày, hay cho thuê ngựa kéo xe, đến ngày con vật chết. Đới với người cho thuê và người đi thuê cũng có tương quan giống như vậy.
Lê Dân: Trong những nguồn tiền đó, chỉ có mặt hàng dầu khí là không tái tạo được, xuất đi bao nhiêu là tài nguyên quốc gia cạn mất bấy nhiêu. Như vậy thì tiền Nhà nước phải thu từ việc khai thác dầu khí phải sử dụng ra sao ?
Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Việc bán tài nguyên quốc gia thì người đứng ra phụ trách đó là một công ty tư, hay một công ty quốc doanh, thì quốc gia cũng đối xử với họ như là người đi thuê. Nếu nói là nó khác với thuê đất bởi vì dầu khí không tái tạo được, thì chúng ta có thể lấy thí dụ khác, như cho thuê con trâu kéo cày, hay cho thuê ngựa kéo xe, đến ngày con vật chết. Đới với người cho thuê và người đi thuê cũng có tương quan giống như vậy.
Tức là mình cũng tính với tài nguyên quốc gia đó, mình cần sử dụng như thế nào thì tính giá tiền thuê cho người ta sử dụng tài nguyên đó, trả lại cho quốc gia. Còn chuyện tài nguyên đến ngày hết, hay ngày con trâu chết, thì đó là việc tính toán của quốc gia.
Phải làm sao đạt được giá cao nhất, mà không làm cho công ty đứng ra thuê chết. Nó phải sống để trả tiền thuê chứ. Quốc gia thu tiền đó vào phải sử dụng vào việc gì. Các nước có dầu khí đều biết là có ngày dầu sẽ hết.
Nếu cạn dầu khí?
Lê Dân: Nếu cạn dầu khí rồi thì một quốc gia sẽ ra sao ? và đã có nước nào lên kế hoạch, hay triển khai kế hoạch chuẩn bị chưa, thưa ông ?
Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Tiền thu nhờ dầu lửa đó, người ta bắt đầu đã tạo ra những quỹ sử dụng cho tương lai. Nhiều nước ở vùng Vịnh Ba Tư đã làm như vậy. Tiền dầu lửa mang vào họ đem đầu tư để cải tiến giáo dục, thiết lập những khu công nghiệp mới.
Đến lúc dầu lửa hết, thì số trẻ em được giáo dục, có kỹ thuật cao và công nghiệp mới, sẽ là một thứ tài nguyên mà quốc gia có thể sử dụng mãi mãi......
Lê Dân: Người thì vậy, còn ta thì sao, thưa ông ?
Nhà báo Ngô Nhân Dụng: Chúng ta phải nghĩ lâu dài hơn, đến cái lúc mà dầu của chúng ta cũng hết, thì Nhà nước cần phải đầu tư vào những gì có giá trị lâu dài. Một vấn đề có lẽ cần thiết nhất ở nước ta bây giờ là phát triển về giáo dục và y tế, bởi vì một nước có nền giáo dục tốt, và y tế giúp cho dân khỏe mạnh, thì đó là nguồn tài nguyên kinh tế rất là lớn.
Đây là điều mà có lẽ các vị hoạch định chính sách trong nước đã có nghĩ đến, nhưng hiện nay chưa thấy có dự án nào rõ ràng để sử dụng tiền thu từ dầu lửa vào những dự án y tế và giáo dục có giá trị lâu dài.......
Sử dụng ra sao và vào việc chuẩn bị tương lai bị xem như còn xa xôi vì hiện giờ, chỉ riêng vấn đề quyết toán ngân khoản thu từ dầu khí vẫn chưa thống nhất.
Khi quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2004, Quốc hội đã yêu cầu chính phủ đưa tòan bộ lợi nhuận thực tế sau thuế để lại cho ngành dầu khí phải được thể hiện trong tổng thu, tổng chi cân đối ngân sách Nhà nước. Chính phủ đã tiếp thu và làm đúng, nhưng qua quyết toán năm 2005 thì việc này vẫn chưa được thể hiện trong quyết toán.
Một trong các đại biểu Quốc hội Việt Nam là tiến sĩ Trần Du Lịch, cũng là Viện trưởng Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định nguồn thu từ dầu khí không phải là lợi nhuận doanh nghiệp, mà là do bán tài nguyên chiến lược quốc gia, do đó phải thuộc quyền chi thu của Nhà nước. Nếu Nhà nước "rót" lại cho Tập đoàn Dầu khí thì phải tính là tăng vốn điều lệ cho doanh nghiệp này.
Bộ trưởng Tài chính Vũ văn Ninh cũng tán thành nhận định đó, nhưng ông cho biết là do thời điểm 2005 chưa có đầy đủ hoá đơn chứng từ cho các khoản thu này nên chưa đưa vào quyết toán.