Đợt 1 tuyển sinh đại học 2006: gian lận thời @
2006.07.13
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Mùa tuyển sinh đại học và cao đẳng ở Việt Nam cũng nóng không kém gì mùa World Cup 2006. Cách tổ chức thi năm nay có những cải tiến gì. Nhất quỉ nhì ma thứ ba học trò trong thời @ thì tình trạng thi cử gian lận ra sao. Hôm nay chúng tôi tổng hợp thông tin liên quan trên các báo điện tử hầu quí thính giả.
Tất cả các báo mạng đều tung nhóm phóng viên đặc trách giáo dục vào phục vụ mùa tuyển sinh đại học cao đẳng. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là mảng thông tin lớn ảnh hưởng đại chúng, chỉ riêng kỳ thi đợt 1 của khối A từ ngày 4 tới 5/7 vừa qua cũng đã có gần nửa triệu sĩ tử chen chân vào các hội đồng thi trên toàn quốc, khoảng 200 ngàn thí sinh có đăng ký nhưng không dự thi. Số trường đại học và học viện tuyển sinh đợt 1 gồm 84 trường trên toàn quốc.
Điểm đáng ghi nhận trứơc tiên là thanh niên Việt Nam vẫn thích làm sĩ quan công an, theo tờ Thanh Niên Online khối các trường thuộc Bộ Công An có tỷ lệ thí sinh thực tế dự thi là 92%. Kế đến là khối các trường thuộc bộ quốc phòng tỷ lệ dự thi là 85%, trong khi một số các trường đại học dân sự thí sinh ghi danh nhiều nhưng dự thi lại ít, thí dụ như Học Viện Tài Chính chỉ có một nửa số thí sinh đăng ký đến dự thi.
Điện thoại di động
Ngày 6/7 báo Tuổi trẻ Online tổng kết kỳ thi đại học đợt 1 với tựa bài ‘Nở rộ hình thức gian lận bằng điện thoại di động’, bài báo có đoạn, so với đợt 1 của kỳ thi tuyển sinh năm 2005, số thí sinh vi phạm có giảm nhiều nhưng số cán bộ coi thi vi phạm qui chế lại tăng, đồng thời nở rộ các trường hợp thí sinh sử dụng điện thoại di động để gian lận.
Năm ngoái có 383 thí sinh gian lận thì năm nay còn 252 trường hợp với 225 thí sinh bị đình chỉ thi. Ngoài ra có 23 giám thị phạm qui, gồm 12 trường hợp bị khiển trách, 2 bị cảnh cáo và 9 người bị đình chỉ coi thi.
Thời đại công nghệ thông tin có khác, Thanh niên Online đưa tin cơ quan an ninh văn hoá PA25 Hà Nội đang điều tra làm rõ đường dây thi thuê mang tính công nghệ cao. Vụ việc như sau, thí sinh Vũ Việt Đức 19 tuổi quê Lạng Sơn, dự thi vào Học Viện Ngân hàng tại điểm thi trường Kim Liên Hà Nội.
Thí sinh này bị bắt quả tang đang nghe điện thoại di động để chép đáp án. Khi giám thị và cán bộ an ninh kiểm tra mới bất ngờ phát hiện là Đức đội tóc giả phủ trùm tận tai để che thiết bị nghe.
Thanh Niên Online cho biết thí sinh Đức khai là chi 20 triệu đồng cho hai người quen, để họ giải bài thi và đọc qua điện thoại di động cho Đức chép. PA 25 đã làm rõ số máy điện thoại gọi vào cho Đức và biết được là Đức đã nghe điện thoại liên tục 100 phút. Tổ chức làm dịch vụ cho thí Đức đã cài người làm thí sinh đi thi để mang đề ra ngoài, bên ngoài giải đề và gọi vào cho Đức. Tuổi Trẻ Online trích nguồn tin khác cho biết Đức chấp nhận chi tới 50 triệu đồng cho đường dây thi thuê.
Học viện Ngân Hàng có vẻ được nhiều thí sinh lười học nhưng lại muốn trúng tuyển bằng cách gian lận, bởi vì ở cùng điểm thi trường Kim Liên, các giám thị còn phát hiện 2 nữ thí sinh khác sử dụng điện thoại di động để giải bài. Báo nói rõ thí sinh Bùi Thị Huyền Trang bị lập biên bản đình chỉ thi và tịch thu điện thoại Nokia, cô này luồn dây trong quần áo nối lên tai nghe.
Theo Vietnam Net cho tới khi bị bắt quả tang, thí sinh vừa nói đã sử dụng điện thoại di động liên tục trong 2 giờ để chép bài giải. Thí sinh gian lận đã bỏ của chạy lấy người, tuy nhiên qua xác minh, an ninh cho biết Bùi Thị Huyền Trang là học sinh trường Trung Học Phổ Thông Việt Đức.
Những trường hợp mà báo chí gọi là ứng dụng công nghệ cao để gian lận thi cử như chúng tôi vừa đề cập chỉ là vài vụ điển hình trong hàng trăm vụ phạm trường qui trong các ngày thi của đợt 1
Tuyển sinh đại học trên toàn quốc. Theo Tuổi trẻ, chiều 6/7 Phòng an ninh văn hoá tư tưởng Công An Hà Nội đã cử bốn nhóm công tác đi xác minh tại Lạng Sơn, Sơn La, Hải Phòng, Điện Biên về các trường hợp nghi vấn gian lận trong kỳ thi tuyển sinh đại học vừa qua.
Thầy cô giám thị
Về vi phạm qui chế coi thi của các thầy cô giám thị thì năm nay gia tăng nhiều torng số 23 vụ bị lập biên bản thì có 9 trường hợp bị đình chỉ công tác coi thi. Bao gồm 6 trường hợp của đại học thương mại, 1 ở đại học Qui Nhơn và 2 ở đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM.
Ngoài ra 12 thầy cô giám thị bị khiển trách, gồm 6 trường hợp ở trường đại học mỏ địa chất vì giám thị ký khống vào tất cả giấy thi và giấy nháp của thí sinh, trong khi thí sinh chưa điền tên. Cũng như 6 giám thị của đại học bách khoa Hà Nội tại cụm Vinh phạm qui vì mang theo điện thọai di động.
Thứ trưởng giáo dục đào tạo Bành Tiến Long là trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2006, trước kỳ thi đợt 1 ông cho biết đề thi năm nay dài hơn những năm trứơc, vẫn là mục tiêu phân loại được thí sinh, nâng cao chất lượng kỳ thi. Đồng thời theo thứ trưởng Long, chất lượng đề thi được coi là giải pháp hiệu quả nhất để chống gian lận.
Nhưng điều mà thứ trưởng Long không ngờ là thí sinh thế hệ @ đã ứng dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi gian lận. Chính vì vậy ngày 7/7 ban chỉ đạo tuyển sinh đại học cao đẳng 2006 đã gởi công văn khẩn tới các hội đồng tuyển sinh trên cả nứơc, yêu cầu làm rõ và xử lý kịp thời những cán bộ liên đới trách nhiệm trong việc để thí sinh mang điện thọai di động vào phòng thi.
Đối với hai đợt thi còn lại, ban chỉ đạo yêu cầu các hội đồng thi ngăn chặn tuyệt đối việc mang điện thoại di động và bất kỳ phương tiện thu phát truyền tin nào vào phòng thi, cũng như tài liệu vật dụng trái phép. Mọi thí sinh vi phạm lập tức bị đình chỉ thi. Đối với cán bộ coi thi, cũng không được mang theo điện thoại di động khi làm nhiệm vụ, đồng thời không cho phép thí sinh ra khỏi phòng thi sau 2/3 thời gian làm bài.
Những bài liên quan
- Ngành giáo dục Việt Nam sẽ thật sự đổi mới sau 10 năm tới
- Gian lận thi cử tại Việt Nam, căn bệnh trầm kha (phần 2)
- Làm gì để giải quyết tận gốc những tiêu cực học đường?
- Gian lận thi cử tại Việt Nam, căn bệnh trầm kha (phần 1)
- Giới trẻ Việt Nam ngày nay thiếu hiểu biết về giới tính và an toàn tình dục
- Việc dạy và học tiếng Anh tại Việt Nam chưa đạt hiệu quả
- Nạn gian lận thi cử ngày càng phổ biến ở Việt Nam
- Thí sinh không nhận được giấy báo hay lỡ bị mất vẫn sẽ được dự thi đại học
- Phỏng vấn anh Ngô Ðức Thành về tình hình dự báo khí tượng thủy văn tại Việt Nam
- Hoa Kỳ yêu cầu Bộ Ngoại Giao Bỉ dẫn độ ông Bửu Huy về Florida
- IVCE sẽ tổ chức 6 kỳ hội thảo liên tiếp về du học tại Việt Nam
- Việt Nam sửa đổi một số điểm quan trọng trong quy chế tuyển sinh
- Lưu xá La Vang cho nữ sinh nghèo ở Việt Nam
- Quy mô phát triển của Đại học Cần Thơ
- Cô sinh viên Nguyễn Thị Phương Dung, gương mặt trẻ tiêu biểu 2005 của Việt Nam
- Ý kiến của một sinh viên về nền giáo dục Việt Nam hiện nay
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 5-5-2006)
- Sinh viên Mỹ bị hành hung ngay thủ đô Hà Nội
- Bi quan hay lạc quan trước tương lai giáo dục Việt Nam (bài 4)
- Tại sao Việt Nam có nhiều tiến sĩ giả? (Bài 3)
- Những điều cần làm ngay nhằm cải thiện ngành giáo dục Việt Nam (Bài 2)
- Nhận xét chung về nền giáo dục hiện nay ở Việt Nam (bài 1)
- Các thủ đoạn gian lận trong phòng thi ngày càng tinh vi hơn
- Phòng trọ cho sinh viên liên tục tăng giá
- Những bước cần chuẩn bị khi đi du học Mỹ (phần 3)