Lãnh tụ phong trào sinh viên dân chủ tại Campuchia được trả tự do
2005.09.29
Nguyễn Bình tường trình từ Phnompenh
5 sinh viên thuộc Phong trào sinh viên dân chủ tại Campuchia bị bắt vào sáng thứ ba, 27 tháng 9, trong lúc đang biểu tình chống chuyến thăm Campuchia của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nay đã được trả tự do. Phái viên Nguyễn Bình của đài RFA có bài tường trình về vấn đề này như sau.

Phong trào sinh viên dân chủ ở thủ đô Phnom Penh có ý định huy động hàng trăm thành viên của mình, biểu tình trước Toà nhà Quốc hội Campuchia vào sáng ngày 27 tháng 9, để phản đối chuyến thăm Campuchia của Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Vì có tin cho rằng chuyến công du xứ chùa tháp của ông Dũng là để thảo luận bên lề của việc ký kết Nghị định bổ sung cho một Hiệp ước biên giới năm 1985. Phong trào sinh viên dân chủ cho rằng đây là Hiệp ước bất bình đẳng, bởi vì được ký kết trong lúc quân đội Việt Nam đang hiện diện ở khắp nơi trong lãnh thổ Campuchia.
Cảnh sát đông hơn người biểu tình
Nhưng vừa tập hợp được khoảng trên 20 người tại trụ sở thì lực lượng cảnh sát đến ngăn chặn. Lực lượng cảnh sát quá đông, ước tính khoảng 60 người đến bao vây nhóm sinh viên, và còn nhiều nhóm cảnh sát khác ngăn chặn hết các con đường, ngõ, hẽm vào trụ sở của phong trào sinh viên, làm cho nhiều thành viên khác không thể đến tập hợp theo kế hoạch đã đề ra.
Mặc dù bị bao vây, nhưng nhóm sinh viên này vẫn cầm biểu ngữ xông lên phía trước, đồng thời có sự xô sát với cảnh sát và những người trung thành với Thủ tướng Hun Sen, khi họ đến giành giật biểu ngữ. Vì lực lượng cảnh sát quá đông nên đoàn biểu tình bị giải tán và sự xô xát cũng kết thúc lúc 9 giờ sáng, khi 5 người dẫn đầu bị cảnh sát bắt đưa lên xe giải về trụ sở. Được biết, cuộc xô sát không để lại thương tích cho cả 2 phía.
Tại trụ sở cảnh sát quận Tolkouk, thành phố Phnom Penh, 5 sinh viên dẫn đầu đoàn biểu tình bị cảnh sát buột làm kết từ bỏ ý định biểu tình, rồi trả tự do vào lúc 4 giờ 30 chiều cùng ngày.
Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
Sinh viên Yêng Channa, cho Đài RFA biết vào sáng ngày 28 tháng 9: “Cảnh sát cho cả 5 sinh viên làm cam kết là từ bỏ ý định biểu tình, và toàn bộ sinh viên đã đồng ý ký tên vào bản cam kết để được trả tự do, nghĩa là phong trào sinh viên dân chủ không biểu tình vào ngày 27 tháng 9, nhưng sẽ biểu tình vào ngày khác, vì biểu tình một trong những quyền cơ bản được Hiến pháp công nhận.”
Nhiều mục tiêu khác nhau
Được biết, phong trào sinh viên dân chủ và Ủy ban Điều phối Kampuchea Krom đều có làm đơn xin phép biểu tình chống phái đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, vào ngày 27 tháng 9, với mục tiêu khác nhau.
Xin nhắc lại, phong trào sinh viên dân chủ đòi hủy bỏ Hiệp ước biên giới Việt Nam – Campuchia được ký kết vào năm 1985, còn Ủy ban Điều phối Kampuchea Krom thì đòi nhân quyền cho người Khmer Krom ở ĐBSCL. Nhưng cả 2 đơn đều bị ông đô trưởng Phnom Penh bác, đồng thời cho biết trước là sẽ dùng vũ lực để giải tán nếu như các tổ chức này ngoan cố.
Cùng ngày 27 tháng 9, song song với việc giải tán nhóm biểu tình của sinh viên, cảnh sát cũng bao vây trụ sở của Ủy ban Điều phối Kampuchea Krom, và một số khu dân cư khác có người Khmer Krom đang chuẩn bị biểu tình, ước tính có khoảng trên 200 người trong đó có cả sư sãi bị kẹt trong vòng vây của cánh sát, nhưng không có xô xát xảy ra giữa người Khmer Krom và cảnh sát, đến khoảng 6 giờ tối ngày 27 tháng 9, thì lực lượng cảnh rút về dần dần, và rút toàn bộ, trả lại sự yên bình cho người dân trong đêm 27 tháng 9.
Những bài liên quan
- Người Khmer Krom biểu tình phản đối chuyến thăm Kampuchia của phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Campuchia nhận cho những người Khmer Krom Việt Nam được tị nạn chính trị
- Lại có thêm 6 người Thượng từ Tây Nguyên trốn sang Kampuchea
- Hàng chục người Khmer Việt Nam chạy sang Campuchia xin tị nạn chính trị
- Quyền đình công tại Việt Nam
- Người Việt hải ngoại biểu tình trước các toà lãnh sự Malaysia và Indonesia tại Los Angeles
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 7-7-2005) (I)
- Nhận xét của Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn về việc Thủ tướng Canada đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam
- Cộng đồng người Việt biểu tình trong dịp Thủ tướng Khải viếng thăm Canada
- Washington Times: Những quan điểm khác biệt của người Việt hải ngoại về chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Khải
- Cộng đồng người Việt tại New York biểu tình phản đối Thủ tướng Khải
- Có hay không chuyện xô xát giữa những người biểu tình và phái đoàn Thủ tướng Phan Văn Khải?
- Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam có hòa giải được với cộng đồng người Việt hải ngoại?
- Tường trình cuộc biểu tình tại Lafayette, Washington DC phản đối chuyến đi của Thủ tướng Khải
- Cộng đồng người Việt ở Mỹ phản đối chuyến đi của Thủ tướng Khải
- Nông dân Cambodia tố cáo bộ đội Việt Nam chiếm đoạt đất đai canh tác
- Thêm 8 người bị bắt vì liên quan đến vụ chống đối ở Kim Nỗ
- Cộng đồng Người Việt ở Úc biểu tình nhân chuyến viếng thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải
- Vụ đụng độ giữa công an và dân chúng tại Hà Nội qua lời kể của các nhân chứng
- Dân chúng huyện Thanh Trì, Hà Nội lại bao vây xe công an