Lê Dân, phóng viên đài RFA
Một trong những điều gây bức xúc dư luận nhất trong lãnh vực tư pháp là việc thi hành án. Có được án xử đúng người, đúng việc đã khó, mà thi hành án đó lại càng khó hơn. Căn cứ trên một sự việc đang xảy ra tại Tiền Giang, Lê Dân trình bày vài khía cạnh như sau.

Hồi tháng Tư tại Hà Nội, hơn 200 đại biểu quốc tế và trong nước tham dự cuộc hội thảo quốc tế mang tên "Các mô hình tổ chức thi hành án trên thế giới" do bộ Tư pháp phối hợp cùng tòa đại sứ Pháp tổ chức.
Mục tiêu của hội thảo là nghiên cứu để xây dựng mô hình tổ chức việc thi hành án phù hợp cho Việt Nam, qua tập trung phân tích vấn đề lý luận với kinh nghiệm thực tiễn của các nước.
Nhiều bất cập và hạn chế
Phát biểu tại hội thảo, thứ trưởng Tư pháp Đinh Trung Tụng, nhấn mạnh rằng mô hình thi hành án của Việt Nam còn thể hiện nhiều bất cập và hạn chế. Điển hình như không cụ thể, thiếu tập trung.
Do đó, theo thứ trưởng Tư pháp thì luật Thi hành Án phải được bổ sung và điều chỉnh tất cả các lãnh vực hình sự, dân sự, kinh tế, hành chánh, lao động.....sao cho phù hợp với đặc thù của Việt Nam để trình lên Quốc hội trong thời gian sớm nhất.
Tòa án Phúc thẩm tỉnh Tiền Giang, xử tranh chấp của ba tôi là Trần văn Huyện, ở 184/3 ấp Me, thị trấn Tân Hiệp, quyết định xử án phúc thẩm là ngày 27 tháng Sáu năm 2005, bản án số 361/2005, đưa đến bên Thi hành Án huyện Châu Thành, đến nay đã 11 tháng trên rồi, mà bên Thi Hành Án vẫn chưa làm.
Thật ra, nhận xét vừa kể của một lãnh đạo ngành Tư pháp, dư luận không ngạc nhiên. Hàng ngày trên mặt báo, không thiếu những tin về cán bộ thi hành án nhũng nhiễu, hoặc cố tình làm sai.
Mới nhất, chúng tôi xin đơn cử một trường hợp, trong rất nhiều trường hợp cán bộ thi hành án làm sai, do thiếu kiến thức chuyên môn, hay do cố tình.
Người trong cuộc kể lại: "Tôi tên Trần Đức Thịnh, ở 16/2 ấp Ga, thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Tòa án Phúc thẩm tỉnh Tiền Giang, xử tranh chấp của ba tôi là Trần văn Huyện, ở 184/3 ấp Me, thị trấn Tân Hiệp, quyết định xử án phúc thẩm là ngày 27 tháng Sáu năm 2005, bản án số 361/2005, đưa đến bên Thi hành Án huyện Châu Thành, đến nay đã 11 tháng trên rồi, mà bên Thi Hành Án vẫn chưa làm.”
Việc thi hành án tại nhiều nước tân tiến được tiến hành rất thuận lợi và nhanh chóng. Phần lớn là do nhận thức của người dân chấp hành luật lệ, phần nữa là do hệ thống pháp lý của họ khá hòan thiện, và sau cùng là bản thân người thi hành án nghiêm chỉnh, trung thực và có đầy đủ kiến thức.
Người Sàigòn cũ còn nhớ ông thừa phát lại Lâm văn Sáu, suốt bao nhiêu năm trời thi hành án cho đô thị trên 2 triệu dân một cách vô cùng "điệu nghệ". Người thán phục ông rất nhiều, mà kẻ bực bội ông cũng không ít, nhưng số người chỉ trích ông thiếu công tâm hầu như không có mấy.
Ngày càng tồn đọng
Mấy thập niên qua, việc thi hành án dân sự tại Việt Nam đã ngày càng tồn đọng, ách tắc kéo dài. Đến nỗi bộ Tư pháp hồi năm 2002 phải chỉ đạo các đội Thi hành Án cấp quận, huyện, chuyển giao bớt phần việc xuống cho cấp phường, xã, thị trấn...thực hành các án phạt tiền, chi phí cưỡng chế thi hành án....
Tôi đã đến đội Thi hành Án khiếu nại rất nhiều lần, nhưng lần nào họ cũng nói để chờ bên kia tự nguyện thi hành. Theo tôi được biết thì thời hạn để tự nguyện thi hành án là 15 ngày, mà đội thi hành án nói tới nay là 5 lần cho người ta tự nguyện thi hành rồi.
Mục đích của việc chuyển giao này là hy vọng các cấp chính quyền cơ sở do gần gũi nên có khả năng thuyết phục, động viên các đương sự tự nguyện chấp hành án, hạn chế các vụ phải cưỡng chế, đồng thời giúp làm giảm tình trạng quá tải ở các đội thi hành án.
Thế nhưng hơn 4 năm qua đi, tình trạng ách tắc vẫn kéo dài, mà còn kéo theo nhiều tệ nạn nhũng nhiễu khác. Người trong cuộc tại tỉnh Tiền Giang cho biết thêm:
“Tôi đã đến đội Thi hành Án khiếu nại rất nhiều lần, nhưng lần nào họ cũng nói để chờ bên kia tự nguyện thi hành. Theo tôi được biết thì thời hạn để tự nguyện thi hành án là 15 ngày, mà đội thi hành án nói tới nay là 5 lần cho người ta tự nguyện thi hành rồi.”
Một người cũng trong cuộc, nhưng bên thi hành án, là ông Nguyễn Bá Nhã, quyền Trưởng phòng Thi hành Án thành phố Hà Nội, cho biết tình trạng xã hội phát triển nhanh kéo theo tính phức tạp của các cuộc tranh chấp.
Trong khi đó hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước lại chưa đồng bộ. Nhiều vụ việc do thiếu quy phạm điều chỉnh của pháp luật, nên các chấp hành viên gặp khó khăn khi thi hành nhiệm vụ.
Ông đơn cử như việc thu phí thi hành án theo điều 20 Pháp lệnh Thi hành Án đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành. Các cơ quan thi hành án chỉ tạm thu 5% trên tổng số tiền và tài sản của người được thi hành án nhận được trên thực tế, rồi đem gởi tiết kiệm theo hướng dẫn của bộ Tư pháp. Đến nay tổng số đã hơn 2 tỷ đồng nhưng chưa được xử lý, gây tồn đọng hồ sơ, tiền bạc của Nhà nước.
Văn bản pháp lý thiếu sót
Có những bản án được tòa tuyên không cụ thể, chưa giải quyết hết các mối quan hệ pháp lý, không cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được tham gia tố tụng, nên đến giai đoạn của cơ quan Thi hành Án không thể thi hành được.
Bây giờ tôi chỉ nghĩ đến cách làm việc của anh chấp hành viên này. Một lần ảnh đã xin cái máy điện thoại di động của tôi mà tôi không có khả năng để cho, lần sau ảnh yêu cầu tôi đổi máy đang sử dụng để lấy máy của anh, tôi cũng không đồng ý. Tôi nghĩ từ chỗ đó quyết định thi hành án bị anh nhận xuống luôn, chớ không có gì khác nữa.
Nói tóm gọn thì văn bản pháp lý thiếu sót, chưa đồng bộ. Mà có văn bản rồi lại thiếu hướng dẫn cụ thể để thi hành. Nếu có chăng nữa thì phán quyết của tòa lại chưa giải quyết hết các mối quan hệ pháp lý.
Điển hình như việc thành lập Hội đồng Định giá Tài sản Kê biên Nhà đất phải có đầy đủ đại diện các cơ quan chức năng là cơ quan Thi hành Án, Tòa án, Viện Kiểm sát, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên-Môi trường, Sở Địa chính-Nhà đất.....mà hầu như không ai nghĩ là có bao giờ tập hợp được đầy đủ đại diện những cơ quan đó trong cùng một cuộc họp ?
Gay go rắc rối như vậy, nên nhiều khi chấp hành viên đã sáng tạo ra những cách thi hành án nhanh nhay, hiệu quả hơn, theo lời kể của nạn nhân tại huyện Châu thành, tỉnh Tiền giang:
“Bây giờ tôi chỉ nghĩ đến cách làm việc của anh chấp hành viên này. Một lần ảnh đã xin cái máy điện thoại di động của tôi mà tôi không có khả năng để cho, lần sau ảnh yêu cầu tôi đổi máy đang sử dụng để lấy máy của anh, tôi cũng không đồng ý. Tôi nghĩ từ chỗ đó quyết định thi hành án bị anh nhận xuống luôn, chớ không có gì khác nữa.”
Trong cuộc hội thảo quốc tế về mô hình tổ chức thi hành án tại Hà Nội hồi tháng Tư vừa qua, giáo sư Claude Brenner của trường đại học tổng hợp Pantheon-Assas của Pháp, đã đánh giá cao quyết tâm của Việt Nam cải cách hệ thống thi hành án trong chiến lược tổng thể về cải cách hành chính và cải cách tư pháp.
Việt Nam hiện đang triển khai soạn thảo dự án Luật điều chỉnh thống nhất mọi lãnh vực thi hành án, từ thi hành án dân sự, đến án hình sự và án hành chính.