Khủng hoảng chính trị ở Thái Lan ngày càng trầm trọng
2006.02.27
Thanh Quang, phóng viên đài RFA
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan tiếp diễn đáng ngại khi hôm thứ Hai 27-2 những người chống chính phủ kiên quyết tiếp tục biểu tình đại quy mô để lọai thủ tướng Thaksin Shinawatra khỏi quyền lực, trong khi ông Thaksin chưa thấy đáp ứng trước lời kêu gọi cải cách chính trị của Liên minh đối lập. Từ Bangkok, Thanh Quang gởi về bài tường thuật sau đây.
Hôm Chủ Nhật, tại khu vực sân Hòang gia Sanam Luang có sức chứa 200-ngàn người bên cạnh Hòang Cung thuộc thủ đô Bangkok, khỏang 100 ngàn người – như lời ban tổ chức – đã biểu tình, hô to những khẩu hiệu chống Thủ tướng Thaksin.
Các quan sát viên tin rằng nếu Thủ tướng Thaksin không giải tán Quốc hội và kêu gọi tổ chức cuộc tuyển cử vào mùng 2 tháng Tư này – và đã được Quốc vương Thái chuẩn thuận – thì số người tham dự biểu tình có thể không đông như vậy.
Vai trò của tướng Chamlong Srimuang
Khí thế biểu tình trở nên sôi động hơn khi tướng Chamlong Srimuang xuất hiện. Hồi năm 1992, tướng Chamlong từng dẫn đầu cuộc nổi dậy của người dân và lật đổ được chính phủ Suchinda lúc bấy giờ sau khi xảy ra vụ bạo động đẫm máu.
Tướng Chamlong hôm Chủ Nhật tuyên bố rằng, những người biểu tình quy tụ ở Sanam Luang vì ông Thaksin là lãnh tụ không chính đáng. Tất cả học giả, giáo sư, sinh viên đều công nhận như vậy.
Vẫn theo tướng Chamlong thì vì là một lãnh tụ không chính đáng nên những người chống chính phủ Thaksin có nhiệm vụ tiếp tục cuộc biểu tình dựa vào sức mạnh của người dân, và phương cách này sẽ tiếp diễn thậm chí sau cuộc bầu cử như ông Thaksin đã đề nghị.
Hiện giờ các tổ chức đấu tranh cho dân chủ, những nghiệp đòan, giới học giả, sinh viên kêu gọi thủ tướng Thaksin rút lui, cho rằng việc tổ chức tuyển cử tòan quốc trước thời hạn tới 3 năm chỉ là mánh khóe của ông Thaksin để vượt qua sóng gió chính trị và duy trì quyền lực.
Phe đối lập đe dọa tẩy chay bầu cử
Cuộc chống đối chính phủ Thaksin tiếp diễn vào khi liên minh đối lập, mệnh danh là Liên minh Nhân dân vì Dân chủ bao gồm đảng Dân chủ, đảng Chart Thai tức Quốc Gia Thái và đảng Maha Chon tức Đảng Nhân dân Thái, đề nghị chính phủ cải cách chính trị, tu chính hiến pháp. Liên minh này đưa ra đề nghị ấy sau khi đe dọa tẩy kế họach tuyển cử mùng 2 tháng Tư.
Lãnh tụ đảng Dân chủ lớn nhất trong liên minh vừa nói, ông Abhisit Vejjejiva, lập luận rằng việc cải cách chính trị là vấn đề quan trọng hàng đầu để tránh tình trạng khủng hỏang chính trị tiếp diễn.
Theo ông thì vấn đề một chính đảng đưa hay không đưa ứng cử viên ra tranh cử là điều không quan trọng, vì sinh hoạt bầu cử chỉ là một bước trong tiến trình dân chủ. Lãnh tụ Abhisit của đảng dân chủ đối lập này nhấn mạnh rằng, khi việc tổ chức bầu cử do đương kim chính phủ đề xướng không giải quyết được cuộc khủng hoảng chính trị hiện giờ, thì câu hỏi được nêu lên là lập trường của đảng đối lập phải như thế nào?
Theo ông, đảng đối lập có nhiệm vụ tìm ra giải pháp thích hợp dể tránh đất nước gặp phải hết cuộc khủng hỏang này tới cuộc khủng hỏang khác. Ông Abhisit khẳng định rằng kế họach bầu cử sắp tới của thủ tướng Thakisn sẽ chẳng giải quyết được gì cả.
Nhưng các lãnh tụ biểu tình chống thủ tướng Thaksin không tán thành giải pháp đàm phán với đảng Thai Rak Thái - tức Người Thái Yêu Người Thái – do thủ tướng Thaksin lãnh đạo.
Một trong những người tổ chức cuộc biểu tình, nhà đại doanh nghiệp truyền thông Sondhi Limthongkul - thuộc trong số nhân vật chỉ trích thủ tướng Thaksin mạnh mẽ nhất – nhấn mạnh tới quyết tâm tẩy chay chính trị.
Theo ông Sondhi, liên minh đối lập bị rơi vào cái bẫy chính trị của đảng Thai Rak Thai nếu không tiếp tục cuộc tẩy chay. Và bằng cách chọn phương cách hợp tác với đảng Thai Rak Thai, liên minh dân chủ chẳng khác nào tự đưa mình vào chỗ cáo chung.
Lập luận của Thủ tướng Thaksin
Để đáp lại đề nghị cải cách chính trị của các đảng đối lập, thủ tướng Thaksin Shinawatra cho biết, ông chỉ muốn thấy cải cách chính trị dựa trên tình hình thực tế chứ không dựa trên cảm tính của những người chống đối. Ông muốn sự việc diễn ra trong khuôn khổ luật pháp.
Theo ông Thaksin thì đảng Thai Rak Thai luôn ủng hộ những ai tuân thủ nguyên tắc. Và bất cứ những gì có thể mang lại bình yên cho đất nước, hoặc đem lại đòan kết cho tòan dân, đều là phương cách tốt nhất.
Thủ tướng Thaksin, một tỷ phú về truyền thông và viễn thông của Thái Lan, ngày càng bị nhiều áp lực, phát xuất từ những lời cáo giác rằng ông liên hệ tham nhũng và lạm quyền. Ông cũng bị nhiều chỉ trích về phương cách ứng phó nặng tay với cuộc nổi dậy của người Hồi giáo ở 3 tỉnh mạn cực Nam Thái Lan.
Thanh Quang tường thuật từ Bangkok, Thái Lan.
Các tin, bài liên quan
- Dân chúng Thái Lan tiếp tục biểu tình đòi Thủ tướng Thaksin Shinawat từ chức
- Thủ tướng Thaksin: bất ổn chính trị sẽ gây khó khăn cho kinh tế Thái Lan
- Thủ Tướng Thái Lan giải tán Quốc Hội và tổ chức bầu cử sớm
- Thái Lan: bom phát nổ tại trung tâm sinh hoạt Phật giáo Santi Asoke
- Thủ tướng Thái Lan triệu tập cuộc họp Nội các khẩn cấp
- Thái Lan và Pháp thỏa thuận đẩy mạnh thương mại song phương
- Tòa Hiến pháp Thái Lan bác bỏ đề nghị điều tra Thủ tướng Thaksin
- Ðối lập Thái Lan tuyên bố sẽ tiếp tục biểu tình chống chính phủ
- Thái Lan: Liên minh chống chính phủ tiếp tục tổ chức các cuộc biểu tình trên tòan quốc
- Thủ tướng Thái Lan tuyên bố sẵn sàng tổ chức trưng cầu dân ý về tu chính Hiến pháp
- Thủ tướng Thái Lan bác bỏ mọi chỉ trích và đòi ông từ chức
- Thủ tướng Thái Lan: sẽ từ chức nếu Quốc vương yêu cầu
- Thủ tướng Thái Lan kêu gọi những người ủng hộ đừng quan tâm tới các cuộc biểu tình
- Xung đột và bạo động tại Thái Lan
- Hàng chục ngàn người Thái Lan biểu tình đòi Thủ tướng và Chính phủ từ chức
- Thái Lan bác bỏ đề nghị thương thuyết với tổ chức thống nhất giải phóng Patani
- Dân chúng Thái Lan biểu tình phản đối hiệp ước tự do mậu dịch với Mỹ
- Chuyến viếng thăm khu vực bị sóng thần Tsunami tàn phá một năm trước
- 4 người bị bắn chết trong các cuộc tấn công ở miền Nam Thái Lan
- Thái Lan: hàng chục ngàn người tụ tập phản đối Thủ tướng Thaksin tham nhũng
- 46 phiến quân ở miền Nam Thái Lan ra đầu hàng chính phủ
- Thái Lan: thêm 1 tín đồ Phật giáo thiệt mạng trong các cuộc bạo động ở miền Nam
- Vấn đề người Hồi giáo ở biên giới Thái Lan - Campuchia
- Thêm 9 người thiệt mạng vì tình trạng bất ổn ở miền Nam Thái Lan