Thực trạng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
2006.07.24
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Vừa qua, Bộ Bưu chính- Viễn thông và Hịệp hội Điện tử Việt Nam tổ chức hội thảo đánh giá thực trạng công nghiệp điện tử Việt Nam nhằm đề ra phương hướng phát triển đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Thực trạng đó ra sao và những hướng được đề ra thế nào? Gia Minh trình bày trong phần sau.
Các nhà sản xuất trong nước nay có thể làm ra được nhiều sản phẩm tiêu dùng thông thường cho cuộc sống hằng ngày với chất lượng và giá cả chấp nhận được; tuy nhiên đối với các vật dụng điện tử như TV, đầu máy video ca nhạc… thì hầu như đa phần là hàng ngoại.
Suốt nhiều năm qua nếu có ai quan tâm cũng chỉ nghe đến một vài nhãn hiệu hàng điện tử ít ỏi của Việt Nam như Viettronics, Tiến Đạt…
Một người tiêu dùng Việt Nam nói về các sản phẩm điện tử lắp ráp trong nước: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Vịêt Nam cũng thừa nhận hoạt động chính của ngành điện tử Việt Nam là lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng. Số này chiếm đến 80%. Còn các sản phẩm điện tử chuyên dùng chỉ chừng 20%.
Qua kết quả khảo sát thực hiện vào cuối năm ngóai sang đầu năm nay đối với chín doanh nghiệp nhà nước và hơn 40 công ty cổ phần, 20 công ty trách nhiệm hữu hạn và 38 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử, hiệp hội cho biết một nghịch lý đáng chú ý trong ngành là doanh số của các doanh nghịệp Việt Nam lớn hơn nhiều so với vốn pháp định. Nguyên nhân là nhờ nhiều doanh nghiệp trong ngành địện tử nhảy sang kinh doanh địa ốc.
Theo đánh giá thì hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm đến 80% giá trị hàng điện tử trong nước. Họ đầu tư vào lĩnh vực này chủ yếu khai thác nguồn lao động phổ thông lương thấp của Việt Nam.
Sinh sau đẻ muộn
Ông Trần Quang Hùng, tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam nói về thực trạng của ngành: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Đánh giá của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử cho rằng ngành điện tử Việt Nam chỉ gần như khai thác sản phẩm cũ, lợi nhuận hầu như không còn, nên giá trị gia tăng của sản phẩm Việt Nam chỉ đạt từ 5 đến 10%. Trong khi đó đây lại là một ngành siêu lợi nhuận đối với nhiều nước khác trên thế giới; khi mà họ biết đầu tư vào nghiên cứu- phát triển để luôn cho ra đời những dòng sản phẩm mới.
Việt Nam cũng bỏ qua nhiều cơ hội, như vừa rồi khi hãng Canon muốn sử dụng các loại ốc vít do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất để sử dụng cho sản phẩm máy in làm tại Việt Nam của họ; thế nhưng cả 26 doanh nghiệp mà Canon khảo sát không có sản phẩm đạt yêu cầu. Thế là Canon phải nhập.
Nhà đầu tư Fujitsu của Nhật bản cũng cho biết việc phải nhập linh kiện từ nước ngoài về để làm ra sản phẩm tại Việt Nam khiến chi phí tăng lên.
Theo ông Bùi Quang Độ, chủ tịch Hiệp hội Điện tử Việt Nam thì đến giờ này vẫn chưa thể khẳng định là đã có ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam. Ông này cho rằng sau gần 30 năm lên tiếng hô hào nội địa hóa thì những ốc vít mà Việt Nam làm ra vẫn chưa đạt chất lượng. Theo ông này đó là cái khó để có thể đưa ra phương hướng cho thời gian tới.
Không có chiến lược vĩ mô
Một người hoạt động khá lâu trong ngành điện tử là ông Nguyễn Hữu Hiền, tại thành phố Hồ Chí Minh thì cho rằng suốt ba mươi năm qua ngành này không hề có chiến lược vĩ mô, nên bên dưới không có phương hướng.
Theo ông Trần Quang Hùng, thì cần phải có một số phương án: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Tờ Người Lao động trích dẫn ý kiến của ông Trịnh Truyền, một Việt kiều cư ngụ tại bang California, cho rằng trong khi vẫn cần hàng Việt, thương hiệu Việt nhưng cũng phải có một quan niệm tiến bộ, mang tính hội nhập hơn. Theo ông phân công lao động đã quá chuyên nghiệp cho một sản phẩm điện tử, do đó không nhất thiết phải chế tạo từ ốc vít cho đến bóng đèn, rồi màn hình.
Chi tiết nào có giá rẻ hơn lao động trong nước làm ra thì nên nhập. Hãy thấy rõ lợi thế của mình và tập trung vào sản xuất chi tiết đó. Theo ông Việt Nam có thể khai thác lĩnh vực thiết kế sản phẩm điện tử và cả thiết kế chip. Hướng này cũng được ông Trần Quang Hùng nhắc đến: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Có đánh giá cho rằng Việt Nam là quốc gia nằm trong nhóm có thâm niên lắp ráp sản phẩm điện tử lâu nhất. Tuy vậy, thông thường thì người ta chỉ mất chừng từ 5 đến 10 năm là có thể vượt qua giai đoạn lắp ráp, còn Việt Nam thì sau 30 năm vẫn chưa thể.
Những bài liên quan
- Các doanh nghiệp nước ngoài đang dần kiểm soát thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam
- Ðồng mỹ kim tại Việt Nam ngày càng trở nên thông dụng
- Vì sao lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng giảm?
- Dự luật PNTR và quan hệ thương mại Mỹ - Việt
- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Việc tăng giá xăng dầu chỉ là vấn đề thời gian
- Cảm nhận của một số người dân về cuộc sống hiện nay
- 85% du khách quốc tế sẽ không trở lại sau khi viếng thăm Việt Nam
- Thượng Viện Hoa Kỳ điều trần về dự luật PNTR dành cho Việt Nam
- Thiếu nghị định, nhà đầu tư phải chờ
- Ngành mía đường Việt Nam có nguy cơ phá sản khi gia nhập WTO
- Trâu chậm và Nước đục
- Trước ngưỡng cửa WTO, ngành công nghệ thông tin Việt Nam gặp nhiều cơ hội lẫn thách thức
- Phỏng vấn bà Virginia Foote về Quy Chế PNTR cho Việt Nam
- Nhiều doanh nghiệp Mỹ thăm dò thị trường Việt Nam
- Những quy định của hiệp định công nghệ thông tin ITA khi gia nhập WTO
- Thông tin của báo chí đã công khai nhưng chưa minh bạch
- 50 thương hiệu sản phẩm và dịch vụ được bầu chọn danh hiệu Tin Và Dùng Việt Nam 2006
- Bảng tường trình sắp hạng các tỉnh tại Việt Nam trên lãnh vực doanh nghiệp
- Khi hội nhập nhà đầu tư dịch vụ vận tải sẽ không chấp nhận nạn mãi lộ chung chi
- Việt Nam phát động Chương Trình Hành Động Quốc Gia Về Du Lịch
- Việt Nam vẫn chưa công bố nội dung thoả thuận Việt-Mỹ về WTO
- Ngành nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long trước thềm hội nhập WTO
- Thảm hoạ bão Trân Châu và thỏa thuận Việt-Mỹ về WTO
- Doanh nghiệp nhà nước trước ngưỡng cửa hội nhập WTO
- Nhiều doanh nghiệp thiếu thông tin về những thách thức khi Việt Nam hội nhập WTO