Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Quốc hội Việt Nam đã thông qua danh sách 25 thành viên chính phủ khóa XII do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề bạt, trong đó 4 vị ở độ tuổi 61 đến 65, 20 vị trong độ tuổi 51 đến 59, hai vị khác từ 48 đến 50 tuổi. Danh sách 22 bộ trưởng được quốc hội chuẩn thuận có 10 khuôn mặt mới, không thuộc chính phủ khóa XI.

Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia tài chánh và kinh tế tại Mỹ và Pháp, nay là cố vấn cao cấp của tập đoàn AIG American International Group ở Hà Nội, cho rằng chủ trương và con đường hội nhập quốc tế của Việt Nam còn khá gập gềnh bởi thể chế một đảng. Về chính phủ mới khóa XII này, ông phân tích:
Ông Bùi Kiến Thành: Đây là cố gắng đáng kể của thủ tướng chính phủ muốn trẻ hóa thành phần chính phủ. So với những chính phủ trước thì chính phủ này chỉ có ba vị phó thủ tướng trên 60, còn tất cả các vị khác, các vị bộ trưởng đều dưới 60 tuổi. Đặc biệt có một vị phó thủ tướng dưới 50 tuổi. Như vậy thành phần chính phủ được trẻ hóa khá nhiều.
Về vấn đề chất lượng và khả năng của mỗi người thì cũng có nhiều vị đã qua thử thách trong các vị trí trước kia, hoặc đã làm bộ trưởng rồi hoặc đã làm thứ trưởng hay những vị trí khác ở trong các cơ quan của hành pháp.
Có một điểm đáng quan tâm là ở chổ huy động toàn lực của nhân dân để phục vụ cho hội nhập thì chưa thấy. Trong nghị quyết của đại hội đảng X có một vấn đề là sẽ huy động lực lượng của toàn dân trong đảng và ngoài đảng, trong nước và ngoài nước đ63 phục vụ cho phát triển của đất nước và hội nhập.
Thì hiện nay trong danh sách các vị bộ trưởng chưa thấy có thánh phần nào là ngoài đảng cộng sản hay thành phần nào ở ngoài nước. Đây là một việc mà có lẽ là còn phải chờ đợi tới lúc nào để thực hiện được cái nghị quyết đấy của đại hội đảng X thì chúng ta chưa rõ.
Thanh Trúc: Thưa ông Bùi Kiến Thành, theo nhận định của ông thì chính phủ mới mà được trẻ hóa nhiều phần này có khả năng nắm bắt được thời cơ và có thể đối mặt được với những thách thức của thời hội nhập quốc tế hay không?
Đây là sự việc rất là quan trọng đối với thời đại hội nhập quốc tế. Cũng có một sự cố gắng của chính phủ , đưa ra các vị như là phó thủ tướng Hoàn
Ông Bùi Kiến Thành: Đây là sự việc rất là quan trọng đối với thời đại hội nhập quốc tế. Cũng có một sự cố gắng của chính phủ , đưa ra các vị như là phó thủ tướng Hoàng Trung Hải là một người có những kinh nghiệm thực tiễn trong nhiệm kỳ bộ trưởng vừa qua.
Nhưng tôi thấy việc có đủ khả năng để đối mặt với hội nhập quốc tế hay không thì chưa thấy rõ được. Tại vì hội nhập thế giới là gì? Là làm sao phát triển kinh tế để mà có thể cạnh tranh được trong nước cũng như đi chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, hay là nắm bắt được những hệ thống luật pháp của một trăm bốn mươi chín(149) quốc gia thành viên của WTO, hay là để có thể dàn quân có thể đi chiếm lĩnh thị trường trên toàn thế giới.
Hiện tôi chưa thấy trong thành phần chính phủ có những lực lượng có thể đảm đương những trọng trách đấy. Đây là một vấn đề rất trăn trở. Mong rằng các vị sau khi nhậm chức phải tìm phương cách như thế nào để tăng cường lực lượng của mình.
Nếu mình không phải là người có đủ kinh nghiệm họat động trên thương trường thế giới thì cũng nên tìm những thành phần trí thức, thành phần doanh nghiệp, thành phần ở nước ngoài có thể giúp cho mình tăng cường lực lượng để hội nhập quốc tế.
Thanh Trúc: Với kinh nghiệm của một người đã từng sống và làm việc lâu năm ở Hoa Kỳ cũng như ở Pháp, rồi lại trở về nước để trở thánh một nhà nghiên cứu và một chuyên gia tư vấn trong lãnh vực kinh doanh, kinh tế và tài chính, ông thấy việc thay đổi chính phủ kỳ này có gì khác với việc thay đổi một chính phủ mới như tại Hoa Kỳ hay Pháp chẳng hạn. Xin nói về Hoa Kỳ trước ?
Ông Bùi Kiến Thành: Đối với Hoa Kỳ mỗi lần thay đổi một chính phủ thì là hậu quả của một là sự thay đổi đảng cầm quyền, từ đảng Cộng Hoà sang đảng Dân Chủ. Ví dụ như đảng Dân Chủ thắng cử sẽ tổ chức chính phủ như thế nào cho phú hợp với dân ý qua cuộc bầu cử.
Thì trong một chế độ có hai đảng như Hoa Kỳ, khi thay đổi chính phủ thì có những sự đổi mới rất quan trọng trong đường lối chính sách chủ trương của một chính phủ. Ở Việt Nam thì không có việc ấy. Việt Nam là chế độ một đảng , không có vấn đề cải tổ chính phủ theo chiếu hướng mà nhân dân bày tỏ qua một cuộc bầu cử. Đấy là sự khác biệt.
Ngoài ra nữa, nếu một đảng như đảng Cộng Hoà vẫn thành lập chính phủ sau cuộc bầu cử quốc hội như kỳ vừa rồi, thì quốc hội lại lọt vào tay của đảng Dân cChủ, và đảng Cộng Hoà vẫn là trách nhiệm về hành pháp.
Trong trường hợp đấy tổng thống cũng điều chỉnh thành phần chính phủ như thế nào để thể hiện được sự đổi mới trong chiều hướng mà nhân dân đã bày tỏ qua cuộc bầu cử.
Người Việt Nam dù ở phương trời nào đi nữa thì cũng mong muốn rằng đất nước Việt Nam ta vươn lên, đưa đất nước tới một chế độ dân chủ thật sự và tới một nền kinh tế thật sự là phát triển. Mong rằng chính phủ này thực hiện được một phần đáng kể những chỉ tiêu mà chính phủ đặt ra.
Ở Việt Nam cũng không có chuyện ấy, vấn đề sắp xếp chính phủ không phải theo dân ý mà theo cái sắp xếp cán bộ của đảng cộng sản mà thôi. Đối với một chính phủ như chính phủ Việt Nam hiện nay thì nhìn thấy toàn bộ là đảng viên của đảng cộng sản cả, chưa có sự cởi mở mà có thể nói rằng để thâu nhận những tài năng ngoài đảng hay tài năng từ các chuyên gia ở nước ngoài.
Thường thường ở Hoa Kỳ nhiều khi có những chánh phủ dầu là Cộng Hoà nhưng trong thành phần chính phủ cũng có thể có những thành phần không phải đảng Cộng Hoà tham gia vào chính phủ.
Việt Nam chúng ta chưa có được thức sự một chính phủ mà nó thể hiện sự đổi mới trong tư duy của các nha lãnh đạo, chưa that sự là thích ứng cái thành phần chính phủ đối với nguyện vọng của nhân dânhân dân chưa thức sự bày tỏ được nguyện vọng của mình.
Thanh Trúc: Thưa ông bây giờ nói về việc thay đổi chính phủ mới ở Pháp mà so sánh với Việt Nam thì sao?
Ông Bùi Kiến Thành: Bên Pháp thì nhiều chính đảng hơn bên Mỹ. Pháp có hàng chục chính đảng mà các chính đảng biết liên hiệp với nhau thành nhữnt lực lượng đứng ra để tranh cử. Thì mỗi lần có một sự thay đổi các chính đảng cầm quyền là chính phủ sẽ được thay đổi theo chiếu hướng mà nhân dân thể hiện qua bầu cử. Đây cũng là một sự khác biệt.
Một khác biệt nữa ở Pháp là có hai khối chính , mà hai khối chính ở bên Pháp thì thường các vị bộ trưởng là những khuôn mặt cũ lập đi lập lại. Bên Mỹ ít khi nào có một vị bộ trưởng dưới hai chính phủ hay ba chính phủ. Còn ở bên Pháp có nhiều vị bộ trưởng hiện nay thì đã làm bộ trưởng không biết là bao nhiêu đời chính phủ, thay ghế không biết bao nhiêu lần, trước làm bộ này sau làm bộ khác.
Đặc thù của Pháp là sự liên tục trong việc các nhà lãnh đạo chính trịchuyên nghiệp. Mỹ thì không có việc đấy. Còn Việt Nam mình thì không có thành phần gọi là lãnh đạo chuyên nghiệp mà làm đi làm lại nhiều lần chức bộ trưởng trong một chính phủ. Hệ thống chính trị khác nhau thành ra nguyên từ vấn đề là Pháp khác Mỹ mà Mỹ thì là không giống ai vì chế độ của Mỹ là tam quyền phân lập rõ ràng mà các nước khác thì ít có.
Thanh Trúc: Thưa ông Bùi Kiến Thành , từ những điều ông nghe được trong nước thì mọi người kỳ vọng gì về chính phủ mới này của Việt Nam?
Ông Bùi Kiến Thành: Người Việt Nam dù ở phương trời nào đi nữa thì cũng mong muốn rằng đất nước Việt Nam ta vươn lên, đưa đất nước tới một chế độ dân chủ thật sự và tới một nền kinh tế thật sự là phát triển. Mong rằng chính phủ này thực hiện được một phần đáng kể những chỉ tiêu mà chính phủ đặt ra.
Mong rằng với sự cố gắng của tất cả mọi người, mong rằng sự quyết tâm của thủ tướng chính phủ đã đứng ra mà tuyên bố trước quốc hội, mong rằng chính phủ cố gắng thực hiện. Biết rằng chúng ta chưa hoàn toàn đủ kinh nghiệm và khả năng thì chúng ta phải học hỏi, những chổ nào chưa đạt tiêu chuẩn về dân chủ hay về dân quyền hay về phát triển kinh tế thì rút kinh nghiệm để làm tốt hơn.
Mong rằng chính phủ luôn có sự lắng nghe nhân dân, lắng nghe những người có kinh nghiệm để có được nhân tài , có được những người hổ trợ giúp cho mình thành công.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn thời giờ của ông dành cho bài phỏng vấn hôm nay.