Việt Nam bị duy trì trong danh sách CPC có nghĩa gì?
2005.11.12
Ðằng Phong, phóng viên đài RFA
Mới đây bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã quyết định tiếp tục duy trì Việt Nam trong danh sách những quốc gia đặc biệt cần quan tâm, tức danh sách CPC. Những ai ủng hộ việc này thì đã ca ngợi quyết định này. Ngược lại, chính quyền Việt Nam đã lên tiếng phản đối. Nhưng một cách cụ thể, việc Việt Nam có tên trong danh sách CPC có nghĩa gì?
Mối quan hệ Việt-Mỹ sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Đằng Phong đã trao đổi với bác sĩ Trần Xuân Ninh, một người thường xuyên theo dõi và phân tích các vấn đề liên quan đến Việt Nam để tìm những câu trả lời. Mời quý vị theo dõi.
Đằng Phong: Thưa bác sĩ, mới đây, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã quyết định tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm, cũng được gọi là danh sách CPC. Có người cho rằng đây là phản ảnh sự quan tâm của Mỹ đối với vấn đề tự tôn giáo tại Việt Nam.
Người khác thì cho rằng đây là phản ảnh chính sách Mỹ về vấn đề tự do dân chủ và nhân quyền trên thế giới mà tổng thống Bush đã từng nói. Còn người khác nữa thì lại bảo rằng điều này là do sự kiên trì vận động chính giới của các đoàn thể, cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ về vấn đề tự do dân chủ nhân quyền tại Việt nam. Theo bác sĩ thì nhận xét nào chính xác nhất?
BS Trần Xuân Ninh: Những điều ông nói đều có phần đúng. Tuy nhiên vấn đề đáng để ý không phải là ở những điểm này. Mà là ở chỗ cái quyết định này sẽ còn như thế trong bao lâu, và khi nào thì nó sẽ bị bỏ đi. Theo như tôi nghĩ thì điều này tuỳ thuộc vào thái độ của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Những đòi hỏi của Hoa Kỳ
Đằng Phong: Như vậy thì bác sĩ có nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Việt nam sẽ nhượng bộ những yêu sách của Hoa Kỳ không?
Những khuyến cáo đưa Việt Nam vào tình trạng CPC không chỉ có thế, mà còn những điều khoản khác mà có thể nói là để giúp cho Việt Nam, hay nói cách khác là các điều khoản nhằm gia tăng mối bang giao hai nước Việt Nam và Mỹ. Mà cái điều này thì Việt Nam muốn được gia tăng.
BS Trần Xuân Ninh: Tôi nghĩ là cần nhắc lại ở đây xem những đòi hỏi của Hoa Kỳ là gì thì rồi mới có trả lời suôi tai cho câu hỏi này. Một cách thật vắn tắt thì những điều chính là:
Thứ nhất là nói chung thì phải cho các tu sĩ, các nhà lãnh đạo của các tôn gíáo như Phật Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo vân vân không thuộc các cơ cấu tôn giáo quốc doanh tự do hành đạo. Nói riêng là cho giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được tự do hoạt động. Phải thả những tu sĩ đã bày tỏ một cách hoà bình niềm tin tôn giáo của họ.
Trong đó có đức tăng thống Thích Huyền Quang, Hoà Thượng Thích Quảng Độ, và sáu vị lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất khác đã bị giam từ năm 2003. Cho phép hoạt động lại các hoạt động lại các cơ sở tôn giáo và nơi thờ phượng đã bị đống cửa từ năm 2001. Thiết lập một ủy ban quốc gia gồm các tổ chức tôn giáo, đại diện chính quyền, và các quan sát viên độc lập, phi chính phủ, để cứu xét các tài sản đã tịch thu của các tôn giáo. Đó là điểm thứ nhất về các vấn đề tu hành.
Thứ hai, phải thi hành nghiêm chỉnh các huấn thị của thủ tướng Phan Văn Khải, về Tin Lành, không cho thi hành việc bắt buộc các tín đồ bỏ đạo. Và phải sửa lại các luật lệ đi ngược lại quyền tự do tín ngưỡng, theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế.
Điểm thứ ba là cho phép đại diện Cao Ủy Tỵ Nạn và các cơ quan quốc tế tới thăm vùng Cao Nguyên để quan sát về chương trình tình nguyện hồi hương đã thoả thuận giữa Việt Nam, Cam Bốt, và Liên Hiệp Quốc. Phải cho phép các nhân viên ngoại giao, các phóng viên báo chí truyền thông, và các tổ chức phi chính phủ tiếp xúc tự do với các cộng đồng tôn giáo, đặc biệt là ở vùng Cao Nguyên trung phần và vùng Tây Bắc.
Và điểm thứ tư là phải bãi bỏ sắc lệnh quản chế hành chánh 31/CP đã cho phép bắt giữ người hai năm không cần xét xử.
Đó là bốn cái mục chính, với những chi tiết tôi vừa kể. Còn về mặt chế tài thì Mỹ sẽ không cho phép các nhân viên chính phủ Việt Nam hay các cơ quan Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng vào Mỹ.
Không chỉ là áp lực
Đằng Phong: Nghe qua những điều mà bác sĩ vừa mới trình bày thì có thể sẽ có người cho rằng là Hoa Kỳ hiện nay đang len vào các những vấn đề nội bộ Việt Nam. Bác sĩ nghĩ sao?
Bạn nghĩ gì về việc này? Xin email về Vietnamese@www.rfa.org
BS Trần Xuân Ninh: Theo tôi, nếu mà thoáng nghe tóm tắt những yêu sách trên thì có thể nghĩ như ông nói thật. Nhưng, những khuyến cáo đưa Việt Nam vào tình trạng CPC không chỉ có thế, mà còn những điều khoản khác mà có thể nói là để giúp cho Việt Nam, hay nói cách khác là các điều khoản nhằm gia tăng mối bang giao hai nước Việt Nam và Mỹ. Mà cái điều này thì Việt Nam muốn được gia tăng. Những điều khoản này là gì? Thí dụ, Mỹ sẽ gia tăng học bổng cho học sinh trung học Việt Nam sang Mỹ du học một năm, khuyến khích các chương trình học bỗng Fulbright chú ý nâng đỡ các học sinh kém thế, thuộc các sắc tộc thiểu số, gia tăng học bổng cho các sinh viên, các học giả Việt Nam đi du học về các vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền, gia tăng các chương trình trao đổi giữa dân cử quốc hội Hoa Kỳ và Việt Nam và các nhân viên của họ.
Giúp Việt Nam khai triển các chương trình kinh tế giáo dục, dân chủ và nhân quyền bằng cách là Hoa Kỳ sẽ hợp tác, khuyến khích các nước quan tâm trên thế giới và các cơ quan cho tiền giúp cải thiện điều kiện nông nghiệp, y tế, kỹ thuật ở những vùng nghèo và các vấn đề nhân quyền bị vi phạm trầm trọng. Rồi lại còn cái việc như cung cấp ngân khoản không dưới một triệu Mỹ kim cho các chương trình thúc đẩy tự do tôn giáo và tín ngưỡng và nhân quyền. Tóm lại thì những khuyến cáo trong quy chế CPC không phải chỉ là áp lực vào Việt Nam, hay can thiệp và nội tình Việt Nam mà thực chất là những cái điều khoản để mà hai bên trả giá điều đình với nhau trong chuyện tăng cường bang giao hai nước.
Nhân tiện đây, tôi cũng phải nói, nếu ông thấy bên Mỹ có những cửa hàng để ngoài cửa "No shirt, no shoes, no service" thì hiểu ngay rằng những tiệm bán hàng người ta cũng có quyền tự do chọn lựa khách hàng người ta phục vụ.
Những đòi hỏi này của Mỹ không khác điều này chút nào. Chúng vừa phản ảnh tinh thần của chính sách ngoại giao của Mỹ, vừa đáp ứng yêu cầu của quần chúng Mỹ Việt. Và cũng của các giới buôn bán Mỹ trong mong muốn được bang giao với Việt Nam.
Việt Nam sẽ làm gì?
Đằng Phong: Nếu như thế thì phải trở lại câu hỏi lúc nẩy, là bác sĩ có nghĩ rằng là Hà Nội sẽ đáp những ứng yêu cầu của Hoa Kỳ hay không?Vì nếu theo dõi thì hình như thái độ của Hoa Kỳ cũng không cứng rắn lắm. Thí dụ như gần đây, ông John Hanford, Đại Sứ Hoa Kỳ đặc trách vấn đề tự do tôn giáo quốc tế có những lời khen những tiến bộ của Hà Nội về những thay đổi trong chính sách tôn giáo.
Bà ngoại trưởng Rice thì nói rằng bà phấn khởi vì những tiến bộ trong mối bang giao Mỹ Việt. Qua lời bà Rice thì có thể thấy rằng vấn đề tôn giáo không phải là yếu tố duy nhất khiến Mỹ giữ hay bỏ Việt Nam trong danh sách CPC, mà còn là những tiến triển ngoại giao nữa.
BS Trần Xuân Ninh: Ông nói đúng, không chỉ có vấn đề tôn giáo và nhân quyền trong chuyện CPC, mà nhu ông vừa nói, bà Rice có nói đến những tiến triển ngoại giao, tức là còn có yếu tố ngoại giao để quyết định là tình trạng Việt Nam ở trong CPC sẽ kéo dài đến bao giờ.
Tôi nghĩ rằng Hà Nội cũng đang cò kè trả giá. Thí dụ như chuyến viếng thăm của ông Hồ Cẩm Đào có thể kể như một tín hiệu chính trị để nói rằng, “Hoa Kỳ làm khó thì chúng tôi có thể chơi với Trung Quốc.”
Tôi nghĩ rằng Hà Nội cũng đang cò kè trả giá. Thí dụ như chuyến viếng thăm của ông Hồ Cẩm Đào có thể kể như một tín hiệu chính trị để nói rằng, “Hoa Kỳ làm khó thì chúng tôi có thể chơi với Trung Quốc.” Tuy nhiên, theo tôi thì Hà nội thực sự không ở thế có thể đu giây, vì họ không có nội lực.
Và sự không có nội lực này là do cái mâu thuẫn về quan điểm, về quyền lợi ở trong nội bộ và vì những áp lực xã hội, kinh tế từ quần chúng mà chính phủ không thể giải quyết được. Cho nên theo tôi, sớm muộn gì thì Hà Nội cũng phải nhượng bộ mà thôi.
Tôi cũng muốn nói thêm rằng sự nhượng bộ này không bắt buộc là trong phạm vi tôn giáo và dân quyền mà có thể ở trong mặt thương mại và tài chính. Nghĩa là như ông nói, một cách tổng quát và một cách chung, như lời bà Rice nói, là được xếp loại vào trong các tiến triển ngoại giao.
Đằng Phong: Thành thật cảm ơn bác sĩ đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này ngày hôm nay.
Những bài liên quan
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 10-11-2005)
- Các nhà tranh đấu trong và ngoài nước nghĩ gì về việc Hoa Kỳ giữ tên VN trong danh sách CPC?
- Hà Nội phản bác việc Hoa Kỳ giữ tên Việt Nam trong danh sách CPC
- Hoa Kỳ tiếp tục giữ tên Việt Nam trong danh sách cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo
- Thêm một tín đồ sắc tộc người H`mong tại Lào Cai bị bắt giữ
- Việt Nam bác bỏ tố cáo ngược đãi các tín đồ Thiên chúa Giáo
- Tiến sĩ Hà Sĩ Phu: "Việt Nam như một cô gái mà đang chung chiên giữa hai chàng lực sĩ"
- Trao đổi thư tín với thính giả (Ngày 3-11-2005)
- Triển vọng cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam (V)
- Dư luận về những bài viết của báo chí trong nước đề cập đến ông Hoàng Minh Chính
- Triển vọng cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam (IV)
- Triển vọng cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam (II)
- Triển vọng cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam (I)
- Bài phát biểu của Ðại sứ Michael Marine tại trường UC Irvine, California
- Hà Nội yêu cầu Hoa Kỳ rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC
- Phúc đáp của RFA với Thông tấn xã Việt Nam và Đài tiếng nói Việt Nam
- Điều trần về thực trạng tôn giáo ở Việt Nam tại Hạ viện Hoa Kỳ
- Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo trong nước tiếp tục gặp khó khăn
- Những khó khăn trong sinh hoạt đạo của Tổng Hội Tin Lành miền Bắc
- Đại hội thường niên của GHPGVNTN tại Florida