Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
Tại Vatican, cuộc bầu chọn Tân Giáo Hoàng đã bắt đầu. 115 vị Hồng Y đến từ 52 quốc gia, đại diện cho tất cả các Châu lục đã vào Ðiện Sistine từ sáng hôm qua, để bắt đầu cuộc bầu chọn người điều khiển Giáo Hội Công Giáo La Mã với hơn 1 tỷ tín đồ, kế vị Ðức Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị từ trần cách đây hơn 2 tuần lễ.

Theo đúng với thủ tục, nghi thức bầu chọn tân Giáo Hoàng bắt đầu với thánh lễ đồng tế ở Ðền Thờ Thánh Phê Rô
Và công tác mà các vị Hồng Y phải làm là tuyên thệ giữ bí mật, không tiết lộ những chuyện xảy ra trong cuộc họp kín để chọn tân Giáo Hoàng.
Cũng trong khoảng thời gian từ nay cho đến ngày chọn được người điều khiển Giáo Hội, các vị Hồng Y sẽ không tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Thể thức bầu chọn
Thể thức bầu chọn được Luật Lệ Giáo Hội Công Giáo La Mã quy định như sau: chỉ có các Hồng Y dưới 80 tuổi mới được bầu, mỗi ngày có thể bầu tới 4 vòng, gồm 2 vòng buổi sáng và 2 vòng buổi chiều và người được chọn là người được 2/3 số phiếu ủng hộ.
Sau 12 ngày mà vẫn chưa chọn được tân Giáo Hoàng, lúc đó các vị Hồng Y được quyền áp dụng luật người được chọn chỉ cần có ½ số phiếu ủng hộ, và nếu cần thì sau mỗi vòng bỏ phiếu, các vị Hồng Y được quyền giữ lại những người có phiếu nhất. Người đắc cử sẽ được vị Hồng Y cao tuổi nhất hỏi có bằng lòng nhận lãnh trách nhiệm cai quản Giáo Hội hay không, và nếu trả lời là có, thì câu hỏi kế tiếp là Ngài sẽ lấy tên hiệu là gì.
Người được chọn phải là người trẻ, có đồng quan điểm với Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị.
Trong thời gian cuộc bầu cử diễn ra, mỗi ngày hai lần một vào buổi trưa và một vào buổi chiều, các phiếu bầu sẽ được đem đốt và qua ống khói của Ðiện Sistine, người ta sẽ biết đã chọn được tân giáo hoàng hay chưa.
Nếu chưa chọn được giáo hoàng, phiếu bầu đcợc đem đốt có trộn với một hóa chất để biến thành khói mầu đen; nếu chọn được Tân Giáo Hoàng, phiếu bầu được đốt kèm theo hóa chất để biến thành khói mấu trắng, đồng thời chuông đền thờ thánh Phê Rô sẽ rao vang, báo hiệu cho thế giới biết Giáo Hội Công Giáo La Mã đã có Vị Chủ Chăn mới.
Sau đó, một vị Hồng Y đại diện cho Hồng Y Ðoàn sẽ xuất hiện, đọc câu NUNTIO VOBIS GUADIUM MAGNUM, HABEMUS PAPAM, có nghĩa là Tôi Xin Thông Báo Tin Mừng Ðến Mọi Người, Chúng Ta Ðã Có Giáo Hoàng. Và nghi thức cuối cùng là vị Tân Giáo Hoàng sẽ xuất hiện trước mọi người, để ban phép lành cho thành phố Roma và cho thế giới.
Cuộc bình chọn khác thường
Theo niềm tin của người Công Giáo, cuộc chọn lựa không phải là một cuộc bỏ phiếu bình thường mà các vị Hồng Y được hướng dẫn bởi Ðức Chúa Thánh Thần, vì người được chọn là đại diện của Thiên Chúa dưới trần gian. Dù vậy, giới truyền thông khắp nơi vẫn tiếp tục đưa ra dự đoán xem ai là người có triển vọng trở thành Tân Giáo Hoàng.
Ngay chính các giáo dân Công Giáo từ mọi nơi đổ về chờ đón tin mừng cũng đưa ra dự đoán về người sẽ điều khiển giáo hội. Bà Maria Serinelli, một giáo dân Italia nói: "Người được chọn phải là người trẻ, có đồng quan điểm với Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ Ðệ Nhị."
Nhưng ông Karl, đến từ Ðức lại cho rằng Tân Giáo Hoàng phải là người cởi mở hơn cho phù hợp với xã hội hiện tại: "Vị giáo hoàng mới từ trần là người quá cứng rắn, không chấp nhận phá thai, không đồng ý cho sử dụng bọc cao su. Tôi nghĩ vị Giáo Hoàng mới phải cởi mở hơn."
Vị Tân Giáo Hoàng sẽ là ai?
Tôi có thể nói chắc chắn rằng Tân Giáo Hoàng không phải là người Mỹ. Không ai phản đối các Hồng Y Mỹ cả, các vị đều là những người xứng đáng, nhưng chính Tòa Thánh Vatican phải cân nhắc về mặt ngoại giao, không muốn thấy Tân Giáo Hoàng là người đến từ một cường quốc.
Mặc dù trên nguyên tắc, tất cả 115 vị Hồng Y đều có cơ hội trở thành Giáo Hoàng ngang nhau, nhưng giới truyền thông khắp nơi cho rằng sáng giá nhất là Ðức Hồng Y Giu-Se Ratzinger của Ðức, và Ðức Hồng Y Phan Xi Cô Arinze của Nigeria, Châu Phi.
Cũng có báo dự đoán lần này, ngôi giáo hoàng sẽ được trao cho một vị Hồng Y Châu Mỹ La Tinh, nhưng cũng có dự đoán tin rằng sẽ trở lại với người Ý. Riêng nhà báo Jonh Allen của tờ Tuần Báo Tin Tức Công Giáo thì tìn rằng tân Giáo Hoàng không phải là người Mỹ, cho dù Hoa Kỳ có 11 vị Hồng Y.
"Tôi có thể nói chắc chắn rằng Tân Giáo Hoàng không phải là người Mỹ. Không ai phản đối các Hồng Y Mỹ cả, các vị đều là những người xứng đáng, nhưng chính Tòa Thánh Vatican phải cân nhắc về mặt ngoại giao, không muốn thấy Tân Giáo Hoàng là người đến từ một cường quốc."
Trong số 115 vị Hồng Y bầu chọn Giáo Hoàng, có 58 vị người Châu Âu, trong đó riêng nước Ý có 20 vị; Nam Mỹ có 20 vị, Bắc Mỹ có 14 vị, Châu Phi có 11 vị, Châu Á có 10 vị và Châu Ðại Dương có 2 vị. Cũng xin thưa thêm là trong số các Hồng Y đang ở trong điện Sistine để bầu Tân Giáo Hoàng, có Ðức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn của Việt Nam.