Các nhà sản xuất đồ gỗ Việt Nam mua gỗ lậu từ Lào? (phần 3)

Thiện Giao. phóng viên đà i RFA

Trong bà i tường trình hôm nay, chúng tôi sẽ trình bà y chi tiết các cuộc điều tra nguồn gốc những gỗ lậu mà các công ty Việt Nam sử dụng, theo lời kể của nhóm điều tra môi trường EIA. Cũng trong phần nà y, nhiều chi tiết, số liệu liên quan đến nạn phá rừng trong nhiều thập niên qua cũng sẽ được trình bà y chi tiết.

080328-illegalLogging_200.jpg
Gỗ khai thác lậu ở tỉnh Houaphanh, Là o, bị tịch thu trên đường vận chuyển sang Việt Nam tháng 10, 2007. Hình RFA

Các thông tin trong bà i nà y được thu thập và trình bà y dựa theo cuộc phỏng vấn với ông Julian Newman, thuộc EIA, và bản báo cáo có tên “Borderlines” do EIA và Telapak đồng thực hiện.

Gỗ lậu khai thác từ rừng nguyên sinh Là o?

Phần mở đầu bản báo cáo “Những Nẻo Đường Biên Giới” do nhóm EIA thực hiện cùng Telapak có đoạn: “Những chi tiết trong báo cáo nà y sẽ chứng minh nhịp tăng trưởng nhanh của công nghệ chế biến gỗ Việt Nam đe doạ những khu rừng nguyên sinh còn sót lại nơi khu vực sông Mê Kông.”

“Một loạt cuộc điều tra, do 2 Tổ Chức Điều Tra Môi Trường có tên EIA và Telapak thực hiện, cho thấy nạn khai thác lậu bừa bãi đang đe dọa những cánh rừng tại Là o; và cuối cùng thì những súc gỗ nằm trong các xưởng gia công đồ gỗ tại Việt Nam, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ.”

Đó là một đoạn thuyết minh phim tà i liệu dà i 16 phút do EIA thực hiện, có tên “Borderlines.”

Báo cáo viết rằng, từ giữa thập niên 1990, Việt Nam bắt đầu các chính sách bảo quản những khu rừng còn sót lại của quốc gia. Cùng thời gian nà y, công nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam lại phát triển rất nhanh. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt đến 2,4 tỷ đô la, gấp 10 lần so với năm 2000.

Theo báo cáo EIA, chính vì sự thiếu kiểm soát hoạt động mua bán gỗ toà n cầu, lượng gỗ nhập lậu đóng góp một tỷ lệ rất lớn nguồn vật liệu thô cho các nhà máy chế biến của Việt Nam.

Những năm cuối thập niên 1990, Việt Nam nhập khẩu gỗ lậu từ các cánh rừng của Cambodia; đến năm 2003, những điều tra của tổ chức EIA cho thấy Việt Nam bắt đầu nhập lậu gỗ từ Indonesia.

Khi giá gỗ bắt đầu lên cao, chính phủ Indonesia xiết chặt nạn khai thác gỗ lậu, Việt Nam chuyển thị trường, nhập gỗ từ nước Là o láng giềng.

Chính phủ Là o chỉ cho phép mỗi năm đốn 20 ngà n mét khối gỗ, nhưng hiện giờ người ta đốn mỗi năm đến 2 triệu mét khối. Tức là người ta phải đốn lén. Đôi khi gỗ hoà n toà n không có giấy tờ hợp lệ, đôi khi cũng có nhưng không đủ. Chính phủ cho 20 ngà n mét khối, mà đốn nhiều hơn.

“Chúng tôi giả dạng là m người đi mua hà ng cho thị trường Châu Âu. Chúng tôi tiếp xúc với các công ty sản xuất đồ gỗ của Việt Nam trong vai trò là đại diện của công ty của chúng tôi. Trong lúc nói chuyện với họ, tôi nhìn và o các súc gỗ, bởi vì đây chính là bằng chứng họ đang dùng gỗ có nguồn gốc từ Là o.

Có hai loại gỗ chúng tôi để ý. Thứ nhất là loại gô chò Balau và ng, và loại thứ hai là Keruing. Đây là hai loại gỗ mà người ta dùng để là m bà n ghế nói chung. Trong nhiều trường hợp, họ cho biết là các loại gỗ nà y từ Là o đến, trong khi luật pháp của Là o cấm xuất khẩu các loại gỗ ấy.”

Đó là lời ông Julian Newman, trưởng toán điều tra hiện trường của EIA. Trong năm 2007, EIA đưa các điều tra viên giả dạng người buôn gỗ, đến tận các nhà máy gia công tại Việt Nam, và phát hiện một số lượng lớn các súc gỗ thô được nhập từ Là o về, đang chờ gia công.

Các thám tử của EIA cũng đến Cảng Vinh, thuộc tỉnh Nghệ An, tận mắt chứng kiến những súc gỗ khổng lồ, có nguồn gốc từ Là o, đang nằm chờ bán.

Ngay tại Naphao, khu vực biên giới Việt – Là o, 45 chiếc xe tải chất đầy gỗ xếp hà ng chờ đến lượt vượt biên giới đi và o lãnh thổ Việt Nam.

17 triệu hecta rừng bị tà n phá

EIA ước tính, rằng tối thiểu nửa triệu mét khối gỗ bị đốn khỏi các khu rừng của Là o để đưa về Việt Nam mỗi năm. Ông Newman kể tiếp những lần gặp gỡ với giới gia công đồ gỗ Việt Nam.

“Họ biết rằng dùng gỗ như vậy là không hợp lệ. Họ nói với tôi là , bây giờ, việc mua gỗ từ Là o như vậy là không được nữa rồi, nhưng chúng tôi có tay trong, chúng tôi vẫn mua được gỗ. Họ nói là họ có quan hệ với giới chức chính quyền, với giới quân sự . Và rõ rà ng họ biết có thể là m được những chuyện bât hợp pháp ấy.”

Trong khi Việt Nam mua lậu gỗ từ Là o, dùng và o mục đích gia công cho xuất khẩu, thì Thái Lan và Singapore cũng tham gia trong nạn mua gỗ lậu, trong vai trò của những người môi giới.

Ông Newman cho biết là , thường những người trung gian ở Singapore hoạt động như là đại diện cho Là o, và là người kết nối những người có nhu cầu lại với nhau, như Trung Quốc chẳng hạn. Có những công ty đưa ra các quảng cáo nhận chuyển gỗ từ Là o đến cảng Vinh của Việt Nam. Nhưng vai trò của Thái Lan được xem là nổi trội hơn.

“Tại Thái Lan, chúng tôi cũng đã tiếp xúc với một doanh nhân Thái. Ông ta là đại diện của công ty Thái Lan duy nhất có quyền khai thác gỗ trong một số vùng của Là o. Ông ta cho biết là phải trả hối lộ, có khi lên đến 300 ngà n đô la để có được các quan hệ với quan chức Là o.”

Báo cáo của EIA cho biết, từ năm 1990 đến 1995, khoảng 17 triệu hecta rừng tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã bị tà n phá; trong đó, tỷ lệ lớn nhất thuộc về vùng sông Mê Kông. Nhiều khu rừng còn sót lại tại đây, do hệ quả của sự khai thác nặng nề, đã trở thà nh kiệt quệ về mặt phẩm chất.

Nạn khai thác rừng giảm bớt trong thập niên 1990, nhưng vẫn còn tiếp diỠn ở Châu Á. Từ năm 2000 đến 2005, Việt Nam mất hơn 51 phần trăm những khu vực nguyên sinh còn lại của mình, xếp thứ nhì về mức độ trầm trọng trên toà n thế giới.

Báo cáo của EIA cho biết, tại Việt Nam, nạn khai thác rừng qui mô lớn kéo dà i từ thập niên 1980 cho đến đầu những năm 90. Ở thời điểm mức độ khai thác lên cao nhất, hơn 4 triệu rưỡi mét khối gỗ bị đốn ngã hà ng năm trong các cánh rừng tự nhiên.

Đến năm 1992, chính phủ bắt đầu kiểm soát gắt gao công nghiệp khai thác rừng; trong đó có hà nh động giảm 80 phần trăm quota khai thác, đồng thời đưa ra lệnh cấm xuất khẩu gỗ thô.

Đến năm 1997, Việt Nam đóng cửa khoảng 3 phần tư các doanh nghiệp khai thác gỗ quốc doanh. Và cũng và o thời điểm nà y, giới kỹ nghệ gia công gỗ bắt đầu để mắt sang Cambodia và Là o.

Ông Newman nói về quá trình theo dõi nạn phá rừng như sau:

“Chúng tôi đã theo dõi tình trạng khai thác và buôn lậu gỗ trong khu vực nà y được 10 năm rồi. Chúng tôi có nhiều mối quan hệ tốt trong ngà nh gỗ cũng như các tay môi giới liên quan.

Nhờ đó chúng tôi có điều kiện theo dõi đường đi lậu của gỗ từ quốc gia nà y sang quốc gia khác. Cũng phải nói là cho tới thời điểm 2003, gỗ lậu từ Indonesia đi và o thị trường Việt Nam rất nhiều.”

Các hoạt động khai thác rừng bất hợp pháp tiếp tục diỠn ra bất chấp hà ng loạt biện pháp hà nh động, các văn bản cam kết giữa các quốc gia trong khu vực nhằm đẩy mạnh chính sách bảo vệ rừng.

Những chứng cứ mà EIA đưa ra chứng minh rằng nạn khai thác gỗ lậu tiếp tục cà y xới châu thổ sông Mê Kông; trong đó, rừng của Là o bị tà n phá nghiêm trọng, bởi hai quốc gia láng giềng, là Việt Nam và Thái Lan.

Ông Julian Newman cho biết, EIA sẽ tiếp tục các công việc của họ, là bảo vệ rừng và đưa nạn phá rừng ra trước dư luận:

“Chúng tôi sẽ tiếp tục công việc theo dõi tệ nạn khai thác gỗ lậu tại đây, tại Châu Á, vì chúng tôi tin là chuyện khai thác như thế nà y tạo ra những hậu quả tai hại cho cộng đồng cư dân, tạo ảnh hưởng tai hại lên sự thay đổi khí hậu. Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa vấn đề nà y ra trước công chúng.”

EIA tiết lộ rằng, các nguồn tin của họ ước tính, chỉ riêng năm 2006, khoảng 600 ngà n mét khối gỗ, trị giá 250 triệu đô la, bị đốn ngã bất hợp pháp tại Là o. Các khu vực được bảo vệ, chẳng hạn Dong Ampham thuộc tỉnh Attapeu, thường là đối tượng của các chiến dịch khai thác gỗ lậu.

Cũng chính từ các khu vực đó, gỗ được xuất qua biên giới, đi và o lãnh thổ Việt Nam với sự trợ giúp dựa trên mối quan hệ của giới chức quân sự Việt Nam và Là o.

Thưa quí thính giả, trong phần trình bà y sau, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết đoạn phỏng vấn mà ông NguyỠn Khoa, Phó Chủ Tịch Tập Đoà n Khải Vy tại Việt Nam, phản bác các cáo buộc do EIA đưa ra.

Ông Khoa cho rằng phía EIA giả dạng người mua hà ng rồi quay phim là một hà nh động không được chấp nhận. Ông Khoa, người nắm giữ vị trí cao cấp của tập đoà n, nói gì nguồn gốc gỗ mà Khải Vy sử dụng để gia công xuất khẩu?

Khải Vy có dùng gỗ lậu từ Là o không? Biên tập viên Thiện Giao sẽ tường trình trong phần sau.

Theo dòng thời sự:

- Tổ chức EIA chỉ trích Việt Nam khai thác gỗ lậu từ Là o (phần 1)

- Kỹ nghệ đồ gỗ VN gây thiệt hại rừng nguyên sinh Là o (phần 2)

- Các nhà sản xuất Việt Nam mua gỗ lậu từ Là o? (phần 3)

- Tập đoà n Khải Vy bác bỏ các cáo buộc của EIA (phần 4)