Gia Minh, phóng viên đài RFA
Vòng hiệp thương thứ nhất cho cuộc bầu cử quốc hội khóa XII tại Việt Nam, theo kế hoạch sẽ diễn ra vào tháng năm tới đây, vừa kết thúc. Đây là hoạt động mà báo chí trong nước và nhiều viên chức tại Việt Nam cho là quan trọng, vì sẽ có nhiều chuyển biến mới tích cực về mặt dân chủ.

Gia Minh hỏi chuyện giáo sư Phan Đình Diệu, một nhà trí thức luôn quan tâm đến tình hình đất nước và bản thân ông có mặt tại cuộc hiệp thương tại Hà Nội vừa qua.
Gia Minh: Theo đánh giá của giáo sư là trong cuộc hiệp thương vừa rồi có những điểm nào được và có những điều nào phải hiệp thương nữa?
Giáo sư Phan Đình Diệu: Vấn đề này báo chí có phản ánh, và tôi có một bài viết trên báo Tia Sáng vài bữa nữa sẽ ra.
Thẳng thắn và thiện chí
Gia Minh: Giáo sư thấy có gì tiến bộ?
Tôi thấy những người đối thoại cũng có thiện chí, nhưng không biết những người có trách nhiệm có quyền lực có đủ thời gian và tâm huyết để đưa ra một số sửa đổi. Theo tôi thì nếu có quyết tâm thì có thể sửa đổi được thôi nhưng phải chờ xem.
Giáo sư Phan Đình Diệu: Tiến bộ là người ta phát biểu khá thẳng thắn về những tiến bộ cũng như những điều chưa sửa đổi chưa đổi mới thế nhưng cũng chưa có gì mới lắm đâu.
Gia Minh: Những điểm mong muốn được đổi mới đó là gì?
Giáo sư Phan Đình Diệu: Đó là muốn được bầu cử thật, được tự do ứng cử và tôn trọng quyền ứng cử và bầu cử của dân.
Gia Minh: Yêu cầu đó sắp đến có thể được thực hiện đến ra sao?
Giáo sư Phan Đình Diệu: Tôi thấy những người đối thoại cũng có thiện chí, nhưng không biết những người có trách nhiệm có quyền lực có đủ thời gian và tâm huyết để đưa ra một số sửa đổi. Theo tôi thì nếu có quyết tâm thì có thể sửa đổi được thôi nhưng phải chờ xem.
Gia Minh: Vậy những điểm cần sửa đổi đó là gì?
Giáo sư Phan Đình Diệu: Hiến pháp qui định công dân có quyền tự do ứng cử, bầu cử; nhưng l uật lại qui định những điều không phù hợp với quyền tự do bầu cử, ứng cử.
Gia Minh: Nếu có ch o tự do thì lượng nguời đủ tài, khả năng có nhiều không?
Giáo sư Phan Đình Diệu: Tôi không nghiên cứu nên không nắm rõ, nhưng tôi biết cũng có nhiều người tỏ ý sẵn sàng muốn ra ứng cử.
Điều này đối với người Việt ở nước ngoài thì phải có những thay đổi mạnh hơn. Theo tôi hiểu thì hình như chưa công nhận khả năng có hai quốc tịch; nếu không có quốc tịch Việt Nam thì không thể ứng cử. Mà người ta cũng chưa hề có ý định tổ chức bầu cử cho người Việt ở nước ngoài nên tôi e điều này chưa thể thực hiện trong kỳ này.
Chưa thay đổi nhiều
Gia Minh: Tại nước khác thì người muốn ra ứng cử phải nắm rõ luật, phải hoạt động trong lĩnh vực chính trị lâu năm và có khả năng làm luật nữa, vậy thì đòi hỏi những người ứng cử thuộc đối tượng nào?
Giáo sư Phan Đình Diệu: Phần lớn những người ứng cử theo tôi biết là những người thuộc thành phần trí thức, có tâm huyết và điều đáng mừng là họ khá trẻ.
Gia Minh: Những trí thức trẻ ở nước ngoài mà có tâm huyết như thế thì có khả năng tham gia được chưa?
Giáo sư Phan Đình Diệu: Điều này đối với người Việt ở nước ngoài thì phải có những thay đổi mạnh hơn. Theo tôi hiểu thì hình như chưa công nhận khả năng có hai quốc tịch; nếu không có quốc tịch Việt Nam thì không thể ứng cử. Mà người ta cũng chưa hề có ý định tổ chức bầu cử cho người Việt ở nước ngoài nên tôi e điều này chưa thể thực hiện trong kỳ này.
Gia Minh: Về mặt dân chủ thì giáo sư đánh giá ra sao?
Giáo sư Phan Đình Diệu: Tôi thì đánh giá sẽ chưa có gì thay đổi nhiều lắm.
Gia Minh: Cám ơn giáo sư đã dành cho chúng tôi cuộc nói chuyện vừa rồi.