Bài toán xe máy cũ dân nghèo phải dùng và nạn phát thải

RFA
2021.03.15
Bài toán xe máy cũ dân nghèo phải dùng và nạn phát thải Ảnh minh họa.
AFP

Theo số liệu của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Việt Nam là nơi có khoảng 50 triệu xe máy.

Trong năm 2020 vừa qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên doanh số bán hàng đã giảm 17% nhưng vẫn đạt khoảng 2,71 triệu chiếc.

Trong bài viết đăng tải trên tờ Nikkei Asia ngày 15/3, xe máy, phương tiện phổ biến nhất ở Việt Nam, bị cho là mối đe dọa carbon thực sự của Việt Nam. Đặc biệt là những chiếc xe hai bánh cũ thải ra nhiều khí CO2 gây trở ngại cho quá trình khử carbon.

Trong khi đó, người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen thường xuyên nâng cấp xe lên các mẫu xe mới; ngoài ra đối với tầng lớp nghèo việc đổi một chiếc xe mới không dễ dàng gì.

Không chỉ vậy, thị trường dành cho các loại xe điện thân thiện với môi trường tham gia vào hệ thống giao thông còn khiêm tốn.

Về phía Nhà nước, để giảm lượng khí thải từ xe máy, chính phủ trung ương cũng như chính quyền tại các địa phương đưa ra những đề xuất như cấm xe máy vào trung tâm thành phố, thu phí kiểm định khí thải trên xe máy, thu hồi xe máy cũ có lượng xả thải cao. Hiệp hội Xe máy Việt Nam cũng khuyến nghị họ sẽ thu lại xe máy cũ, phụ tiền đổi xe mới…

Sự phát triển ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều đô thị khác ở kích cỡ nhỏ hơn cũng chưa đặt được tính đồng bộ để có thể tạo điều kiện hạ tầng để hiện đại hóa được. Chính vì vậy nó đưa ra cái đúng là ai cũng thấy rất cần phải thay đổi nhưng không đủ điều kiện để thay đổi. - GS. Đặng Hùng Võ

Theo số liệu được báo nhà nước Việt Nam đăng tải ngày 9/6/2020, Việt Nam hiện có khoảng hơn 50 triệu ô tô và xe máy chưa đảm bảo tiêu chuẩn khí thải, trong tổng số 53,5 triệu của cả hai loại phương tiện giao thông đang lưu hành.

Trao đổi với RFA tối 15/3, Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam, cho rằng đây là vấn đề rất khó vì ở Việt Nam hiện nay số lượng người nghèo, người có thu nhập thấp sống dựa vào xe máy rất nhiều, do đó việc chuẩn bị cho mình một xe đạt tiêu chuẩn môi trường là cực kỳ khó.

GS. Đặng Hùng Võ giải thích thêm vì sao những phương án đưa ra vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực:

“Tất cả các thứ tôi có cảm giác hơi khó đi vào cuộc sống. Hiện nay ngay Hà Nội nhiều ngõ rất nhỏ chỉ xe máy đi vào được lại bảo người ta không dùng xe máy ở Hà Nội cũng đã vài lần đưa ra câu chuyện này nhưng cũng không xong bởi vì không dùng xe máy nữa thì với quy hoạch ô tô, phương tiện giao thông công cộng nhiều nơi không vào được. Chính vì vậy gây khó cho những người ở trong những ngõ rất nhỏ đó.

Sự phát triển ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều đô thị khác ở kích cỡ nhỏ hơn cũng chưa đặt được tính đồng bộ để có thể tạo điều kiện hạ tầng để hiện đại hóa được. Chính vì vậy nó đưa ra cái đúng là ai cũng thấy rất cần phải thay đổi nhưng không đủ điều kiện để thay đổi.”

Ảnh minh họa. AFP
Ảnh minh họa. AFP

Từ Sài Gòn, Tiến sĩ Trịnh Thị Long, Giám đốc Trung tâm Khoa học Công nghệ Môi trường & Sinh thái cho rằng cần có quy trình để xem xét việc xả thải từ xe máy, đặc biệt là đối với xe máy cũ bởi vì:

“Vì cũ rồi nên phát thải nhiều, phát thải nhiều gây ô nhiễm môi trường nên bây giờ mình phải kiểm soát lại. Đầu tiên phải kiểm tra xem những xe nào cũ quá thời hạn rồi phải xử lý phát thải là đúng, giống xe ô tô vậy thôi.”

Vẫn theo TS. Trịnh Thị Long, sau khi có được danh sách những loại xe quá hạn, xả thải nhiều hơn mức cho phép ra môi trường, lúc đó mới có thể đưa ra biện pháp thuyết phục hơn, đặc biệt đối với biện pháp thu hồi xe cũ:

“Thật ra thu hồi thì cực chẳng đã mới phải thu hồi nên mình có thể làm từ từ. Những xe nào quá cũ, không thể nào chấp nhận được, ở ngưỡng bao nhiêu thì mới thu hồi. Thay vì thu hồi thì hỗ trợ người ta một khoản tiền nào đó để người ta có thể bù vào mua xe khác thì làm được. Còn thu hồi triệt để để người ta bó chân bó tay chắc là khó.”

Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 15/3 cũng đã bắt đầu đợt kiểm tra, xử lý người sử dụng xe cơ giới cũ nát, xe tự chế, xe cà tàng nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, góp phần nâng cao trật tự xã hội.

Trong đó, nội dung xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói, đèn, kèn, thắng hoặc có nhưng không có tác dụng cũng sẽ được kiểm tra trong đợt này.

Vì cũ rồi nên phát thải nhiều, phát thải nhiều gây ô nhiễm môi trường nên bây giờ mình phải kiểm soát lại. Đầu tiên phải kiểm tra xem những xe nào cũ quá thời hạn rồi phải xử lý phát thải là đúng, giống xe ô tô vậy thôi. – TS. Trịnh Thị Long

Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, chỉ trong buổi sáng 15/3, cảnh sát giao thông các cấp đã xử lý khoảng 200 trường hợp vi phạm.

Tờ Nikkei nhận định rằng trong hai nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí tại Việt Nam hiện nay, các nhà máy phát thải khí nhà kính hai bánh này đang là một vấn đề cấp bách hơn các nhà máy đốt than.

GS. Đặng Hùng Võ cho RFA biết ông hoàn toàn đồng ý với nhận định vừa nêu và cho rằng đối với nguyên nhân thứ nhất, để giải quyết vấn đề xe máy gây phát thải, ông cảm thấy bế tắc đối với những phương án đưa ra từ trước đến nay:

“Bản thân tôi cũng thấy quá nan giải. Ngân sách Việt Nam hiện cũng rất khó khăn, còn ở những nước có nguồn dự trữ ngân sách thì có thể đưa ra một loạt giải pháp như hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp, quy hoạch lại và đồng thời quản lý, kiếm soát việc phát triển đô thị, không còn những ngõ quá nhỏ nữa… nó phải là một khối lượng khá lớn, thế nhưng liệu Việt Nam ngân sách hiện nay tôi tin rằng không đủ thực thi chuyện này.”

Nhận xét

Bạn có thể đưa ý kiến của mình vào khung phía dưới. Ý kiến của Bạn sẽ được xem xét trước khi đưa lên trang web, phù hợp với Nguyên tắc sử dụng của RFA. Ý kiến của Bạn sẽ không xuất hiện ngay lập tức. RFA không chịu trách nhiệm về nội dung các ý kiến. Hãy vui lòng tôn trọng các quan điểm khác biệt cũng như căn cứ vào các dữ kiện của vấn đề.

Nhận xét

Duy Hữu, USA
16/03/2021 09:50

Đi xe bus miễn phí cho tất cả mọi người ...
tại hai thành phố ô nhiễm nhất, kẹt xe nhất, tai nạn giao thông cao nhất tại Việt Nam : Hà Nội và Hồ chí Minh.

Thành phố Hà Nôi và Hồ Chí Minh sẽ nổi tiếng nhất thế giơi, độc đáo nhất thế giới...

Đi xe bus miễn phí cho tất cả mọi người.
Không ô nhiễm, không kẹt xe, không tai nạn giao thông, không có cảnh sát giao thông " gặm tiền ".

Anh Bộ Đội
16/03/2021 22:06

Ờ VN chúng tôi.. Những kẻ xả thải khễi , lễm ễ nhiễm môi trưòng nhiều nhất, thì đều là những đảng viên CS cùng , những giây mơ rễ má với họ.là những kẻ giầu sang nhất nưóc, thì.chính họ là thử phạm tạo ra nạn Ô nhiễm trầm trọng nhất...! Và nay họ lại đổ cho những ngưoì dận nghèo đi xe cử là thủ phạm, để họ cố tình tìm cách triệt hạ mọi lọại xe cữ của dân nghèo.Trong khi dân đả qúa nghèo, mới phải mua lại những chiếc xe, mà đám nhà giầu nó loại bỏ..sau một thời gian sử dụng cũng 30 năm dài, thải không biết bao nhiêu khí độc ra ngoài không gian., Trong khi với dân nghèo lúc đó, trong suốt 30 năm, họ chi có khả năng đi xe dạp hoạc thậm chí là đi bộ.,,Nay họ mới có đưọc chiếc xe cữ, thì lại đang trong cơn hoảng loạn, bởi xe ,có thể bị cấm hoàn toàn, mà chẳng có một chính sách dền bù cụ thể chiếc xe của họ..Trong khi bọn đở có tiền, lại dùng những tiện nghi thật mới..Nhưng nó vẩn thải ra môi trường, với những chất độc hại tinh vi hơn..! Bởi..mọi máy móc, bây gfiờ còn sử dụng nhiên liệu hóa thạch để tạo ra công năng, nhiệt năng..Tất phải thải ra khí độc hại.Ngay nhữ những sinh hoạt trong gia đình, thì đám Tư bản CS Đở, cũng là những kẻ thải những chất dộc hại ra ngoài môi trường sống là cao nhất. Đây là một bài toán rất đon giản, mà chúng ta không hề quan tâm tới..! Với dân nghèo, một bữa cơm chiều đạm bạc, chỉ nấu chừng 30 phút , với số lưọng chất đốt rất khiêm tốn là xong, còn với đám Độc Tài, chúng phải mất vài tiếng, mới nấu xong một bữa cơm..với nhiều thức ăn đình đám, Tất lưọng tiêu thự..nhiên liệu sinh nhiệt phải nhiều gấp chục lẩn dân nghèo..!

Anonymous
15/07/2021 08:48

GS. Đặng Hùng Võ : “Bản thân tôi cũng thấy quá nan giải. Ngân sách Việt Nam hiện cũng rất khó khăn, còn ở những nước có nguồn dự trữ ngân sách thì có thể đưa ra một loạt giải pháp như hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp, quy hoạch lại và đồng thời quản lý, kiếm soát việc phát triển đô thị, không còn những ngõ quá nhỏ nữa… nó phải là một khối lượng khá lớn, thế nhưng liệu Việt Nam ngân sách hiện nay tôi tin rằng không đủ thực thi chuyện này.”

- Ngân cách nhà nước có khó khăn? "Khó khăn" - chẳng qua khác các nước vì dùng ngân sách để chi cho "chính quyền", cho bộ máy khổng lồ công an trị, cho bộ máy tuyên truyền khổng lồ để lừa bịp nhân dân, để thống trị họ! Mọi việc đã có Bộ chính trị CSVN lo, vậy mà vẫn bày đặt có "quốc hội", 500 "đại biểu" chỉ biết gật gù ca ngợi đảng độc tài, chỉ biết tiêu tiền của dân, mà chẳng có phương án giải quyết ô nhiễm môi trường!

Chẳng ai khảo sát, bao nhiêu khí thải CO2 đã làm ô nhiễm môi trường từ cái Lăng nằm giữa Hà Nội thải ra?
Chẳng ai thống kê, ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng đến sức khoẻ, tuổi thọ người dân, đến nền kinh tế VN như thế nào?


Giao thông công cộng miễn phí cho nhân dân Hà Nội, Sài Gòn - sẽ rẻ tiền hơn nhiều - so với số tiền đã chi cho "bầu cử", chi cho "quốc hội", cho lăng bác, hay cho ngành y tế để chữa trị ung thư vì môi trường bị ô nhiễm!
Nạn ô nhiễm môi trường ở VN giải quyết không khó, nếu không có cái thể chế độc tài của lũ lưu manh bịp bợm!

Duc
09/09/2021 08:54

Thôi xin các ông. Mấy ngày qua TP phong tỏa không có xe, không có khói xe. Nhưng vào các giờ gió mùa thổi từ các nhà máy điện than dọc biển thì TP mờ mịt PM2.5. Đổ lỗi cho dân nghèo thì dễ quá. Nhìn hướng gió thổi để tìm ô nhiễm từ xa mới căng.