Human Rights Watch nói gì về vụ bắt giữ Linh mục Nguyễn Văn Lý?

Nhã Trân, phóng viên đài RFA

Hôm 24 tháng 2 Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý bị công an xông vào nơi ở lục soát, tịch thu nhiều vật dụng riêng, sau đó bị di dời sang giáo phận khác đồng thời còn sắp bị khởi tố.

NguyenVanLy150.jpg
Linh mục Nguyễn Văn Lý. File Photo

Ban Việt ngữ đài Á Châu phỏng vấn bà Sophie Richardson, Phó giám đốc văn phòng Châu Á của Human Rights Watch để lấy ý kiến của HRW về vụ này mời quí thính giả nghe theo dõi Thanh Quang và Nhã Trân cùng trình bày.

Nhã Trân: Thưa bà Sophie Richardson, theo chúng tôi biết Human Rights Watch đã rõ về vụ Linh mục Nguyễn Văn Lý vừa bị công an lục soát tại Nhà Chung ở Huế, sau đó cưỡng bách chuyển sang giáo phận Bến Củi và hiện đang chờ xét xử.

Tuy buồn, nhưng không ngạc nhiên

Bà Sophie Richardson: Chúng tôi biết qua một số nguồn tin riêng trong cũng như ngoài Việt Nam.

Tuy đau buồn nhưng chúng tôi không ngạc nhiên, vì chính quyền Việt Nam lâu nay cho thấy rất rõ rằng họ sẽ làm mọi cách để ngăn cản Linh mục Lý, không muốn ông được tự do phát biểu tư tưởng và có thái độ chống đối nhà nước, điều mà Linh mục cho là đã được thừa nhận trong hiến pháp.

Nhã Trân: Human Rights Watch nhận định thế nào về hành động của chính quyền Việt Nam?

Một loạt các vụ bắt bớ như thế này đã xẩy ra tự cuối tháng 10, 2006, trước hội nghị thượng đỉnh APEC, Chính quyền Việt Nam đã có những cuộc bố ráp tương tự, quản chế tại gia hoặc theo dõi để ngăn cấm người dân trò chuyện, trao đổi với quan khách nước ngoài.

Bà Sophie Richardson: Hành động của họ là một sự vi phạm nhân quyền, là điều đã được thừa nhận trong hiến pháp của Việt Nam cũng như trong công ứơc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Nhã Trân: Vụ việc xảy ra chỉ vài tuần lễ sau khi Thủ tướng Việt Nam sang thăm Đức Giáo hoàng Benedict XVI và quan hệ Vatican-Hà Nội đang được củng cố lại sau hơn hàng chục năm lạnh nhạt.

Đây cũng không phải là vụ đầu tiên hoặc duy nhất, mà chính quyền đã gia tăng sự đàn áp, bắt bớ những người bất đồng chính kiến từ đầu năm nay. Lý do nào nhà nước Việt Nam có thái độ như thế, theo bà? Bà Sophie Richardson: Một loạt các vụ bắt bớ như thế này đã xẩy ra tự cuối tháng 10, 2006, trước hội nghị thượng đỉnh APEC, Chính quyền Việt Nam đã có những cuộc bố ráp tương tự, quản chế tại gia hoặc theo dõi để ngăn cấm người dân trò chuyện, trao đổi với quan khách nước ngoài.

Trong hội nghị APEC không một vị lãnh đạo nào đề cập với Hà Nội về vấn đề nhân quyền. Điều đó khiến chính phủ Việt Nam tự tin, cho rằng từ nay có thể mặc sức khủng bố, bắt bớ những người chống đối mà không bị trừng phạt bởi quốc tế. Họ có thể nói rằng vụ bắt linh mục Lý chỉ thuần tuý là bắt một thường dân.

Lâu nay chúng tôi có nhiều bằng chứng rõ rệt cho thấy chính quyền Việt Nam cố gắng loại trừ những người bất đồng chính kiến và chống chính phủ ra khỏi giáo hội Thiên Chúa, đồng thời kiểm soát chặt chẽ giáo hội này.

Phản ứng

Nhã Trân: Theo bà các tổ chức nhân quyền sẽ phản ứng thế nào trước hành động của Hà Nội?

Bà Sophie Richardson: Tôi nghĩ là một số điều có thể được thực hiện, như kêu gọi chính quyền Việt Nam thi hành bổn phận của họ, là tôn trọng những điều công nhận trong hiến pháp, như quyền tự do ngôn luận phải được bảo vệ.

Ngoài ra, họ có thể kêu gọi chính quyền các nước có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam, yêu cầu Hà Nội trả tự do cho Linh mục Nguyển Văn Lý, cũng như cho hàng chục người khác, đã bị trù dập, giam giữ vì những tội danh tương tự.

Các tổ chức bên ngoài cũng như ngoài nước có thể tiếp tay nhau để thực hiện, thúc đẩy chuyện này.

Nhã Trân: Cảm ơn bà Sophie Richardson đã cho biết về ý kiến của Human Rights Watch về vụ này.