Người Việt Hải Ngoại, một vũ khí chiến lược cho tương lai Việt Nam

Mặc Lâm, phóng viên đài RFA

Gần đây nhiều bài báo trong nước viết về đề tài nhân lực của người Việt Hải Ngoại và xem đây là một vũ khí chiến lược cho tương lai Việt Nam nếu biết khai thác và tận dụng.

BillGateVietnamComputer200.jpg
Tỷ phú Bill Gate trả lời báo giới trong chuyến thăm Việt Nam hôm 22-4-2006. AFP PHOTO

Những bài báo này so sánh sức mạnh kiến thức của nguồn nhân lực ngoài nước của những quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ đã nhanh chóng đưa hai nước này lên vị trí cường quốc về nhân lực trí thức.

Mặc Lâm ghi nhận những ý kiến của nhiều chuyên gia hải ngoại về vấn đề này, mời quý vị theo dõi.

Trí thức là sức mạnh

Người ta thường nói trí thức là sức mạnh của nhân loại và câu nói này hiển nhiên được coi là chân lý từ nhiều ngàn năm nay trên mọi vùng địa lý của thế giới. Con nguời coi trọng trí thức và dồi mài cho hoàn thiện với mục đích phát triển và thăng hoa đời sống cộng đồng.

Trong thời kỳ hội nhập của thế giới, lại một lần nữa sức mạnh của trí thức được thể hiện khắp mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến thông tin, từ kinh tế đến chính trị không một địa hạt nào vắng bóng sự phát triển của kiến thức, và sẽ không quá lời khi cho rằng có kiến thức là có tất cả.

Nhiều nền kinh tế trên thế giới tận dụng sức mạnh kiến thức như một vũ khí bí mật trong cuộc chiến cạnh tranh toàn cầu. Thay vì trông chờ vào lao động giá rẻ mang lại lợi nhuận cho quốc gia, Ấn Độ là nước có ngồn nhân lực kỹ thuật cao nhiều nhất thế giới.

Tôi tin chắc rằng nếu trí thức Việt Nam trở về thì có lợi rất nhiều cho đất nước và con người Việt Nam tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện tại thì chưa có điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi.

Ấn Độ không đào tạo nguồn nhân lực này trong nước nhưng họ gửi sinh viên ra nước ngoài học hỏi những kỹ thuật mới trong công nghệ thông tin và một vài nền công nghệ khác. Trung Quốc thì chú trọng mời gọi Hoa kiều trên khắp thế giới về lại quê hương để góp tay xây dựng và phát triển đất nước.

Những trung tâm nghiên cứu khoa học dành cho Hoa kiều được mọc lên trên khắp lãnh thổ Hoa lục nhằm tạo điều kiện tối đa cho những khoa học gia trở về từ khắp nơi trên thế giới.

Kết quả là sau ba thập niên, những thành tựu vượt mức đã làm cho Trung Quốc vươn lên ngang hàng với những nước tiên tiến trên thế giới, và không ai có thể chối cãi, một chính sách đứng đắn sẽ được người dân hoan nghênh và cộng tác.

Nguồn nhân lực Việt Kiều

Việt Nam đã nhìn thấy những kết quả này và đang cố gắng kêu gọi nguồn nhân lực ngoài nước trở về. Liệu những cố gắng này có gì bất ổn phía sau hay không khi mà đã nhiều năm trôi qua số lượng người về giúp nước chỉ đếm trên đầu ngón tay trong khi thống kê về nhân lực có trình độ cao của người Việt trên khắp thế giới là đáng kinh ngạc?

Chúng tôi hỏi chuyện với ký giả lão thành Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, nguyên Tổng Thư Ký của VNTTX trước năm 1975, ông đã từng giảng dạy tại nhiều đại học báo chí Việt Nam qua kinh nghiệm của mình ông có nhận xét. Ông Lã Mạnh Hùng, Một kỹ sư đang sống và làm việc tại Canada cho chúng tôi biết:

“Tôi tin chắc rằng nếu trí thức Việt Nam trở về thì có lợi rất nhiều cho đất nước và con người Việt Nam tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện tại thì chưa có điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi.”

Chúng tôi hỏi chuyện một luật sư trẻ đang hành nghề tại Octawa, Canada khi biết rằng anh là người đã từng gửi đơn xin ứng cử vào Quốc Hội Việt Nam qua văn phòng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, có nghĩa là ước vọng về giúp nước của anh rất cao và rất cụ thể, luật sư Vũ Đức Khanh cho chúng tôi biết:

Tôi là người Việt còn trẻ, tôi chỉ mới 40 tuổi và ra nước ngoài khi 16 tuổi. Trong dịp Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tuyến online tôi có gửi nguyện vọng ra tranh cử vào Quốc Hội khóa 12 nhưng chưa nhận được hồi báo nào. Tôi chỉ muốn đem sức mình ra giúp một ít cho đất nước mà thôi.

“Tôi là người Việt còn trẻ, tôi chỉ mới 40 tuổi và ra nước ngoài khi 16 tuổi. Trong dịp Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tuyến online tôi có gửi nguyện vọng ra tranh cử vào Quốc Hội khóa 12 nhưng chưa nhận được hồi báo nào. Tôi chỉ muốn đem sức mình ra giúp một ít cho đất nước mà thôi.”

Vẫn chưa thực hiện được

Cả ba ý kiến mà chúng ta vừa nghe có tuy có khác nhau nhưng đồng quy về một quan tâm chung là mong mỏi được tiếp tay cho đất nước. Tuy nhiên, trở lại câu hỏi ban đầu là tại sao chưa ai trở về và nguyên nhân nào làm cho sự trở về của giới trí thức Việt kiều không thể thực hiện.

Luật sư Vũ Đức Khanh thì vẫn lạc quan chờ đợi: "Tôi không thất vọng vì sớm muộn gì cũng có cơ hội về giúp nước."

Ký giả Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh thì điềm tĩnh hơn nhưng trong ý kiến của ông vẫn mang đậm những yêu cầu bức thiết cho một xã hội đồng đẳng, và kiến thức phổ thông tối thiểu cho mọi người dân phải được trang bị trước khi thực hiện việc chiêu dụ nhân tài ngoài nước:

“Tôi cho rằng mọi người Việt trong nước cần được trang bị những kiến thức phổ thông trước khi chiêu dụ nhân tài nước ngoài về giúp nước.”

Tất cả những điều vừa trình bày cho thấy những quan tâm của thành phần trí thức Việt kiều là có thật và những mong mỏi góp phần vào việc kiến tạo đất nước của họ là đáng trân trọng. Không hiểu sao mãi cho đến nay những ưu tư và trăn trở vẫn chưa được thực hiện khi nguồn nhân lực quý giá này đang được nước ngoài khai thác tối đa?