Tiến triển của họat động thủy canh tại Việt Nam
2008.03.18
Gia Minh, phóng viên đài RFA
Bữa ăn của người Việt không thể nào thiếu đĩa rau luộc hay rau sống. Tuy nhiên trong thời gian gần đây thông tin về các lọai rau không sạch được trồng ở những nơi ô nhiễm hay tưới bằng các lọai chất dơ hay độc hại khiến người sử dụng vô cùng lo lắng.
Một phương pháp có thể giúp sản xuất ra các lọai rau sạch là trồng bằng phương pháp thủy canh, tức không trồng cây xuống đất mà trồng bằng dung dịch có dưỡng chất cần thiết cho cây mà thôi. Phương pháp này lâu nay được nhiều nguời ở Việt Nam chú ý.
Và vừa qua, hai cơ quan khoa học tại Việt Nam là Phân viện Sinh học Đà Lạt và Trung tâm nghiên cứu Chuyển giao Công nghệ và Phân tích tại Hà Nội thử nghiệm thành công hệ thống tự động hóa trong sản xuất rau thủy canh. Đây là hướng tốt cho ngành canh tác rau xanh ở Việt Nam.
Trong chuyên mục Sáng kiến & Đời sống tuần này, mời quí thính giả và các bạn cùng theo dõi một số thông tin liên quan về hệ thống thủy canh tự động của hai đơn vị vừa nêu, cũng như tiến triển của họat động thủy canh tại Việt Nam cho đến nay.
Trước hết chúng ta hãy đến với hệ thống nuôi cấy thủy canh tự động được thực hiện tại Phân viện Sinh học Đà Lạt. Người chủ trì công trình này là tiến sĩ Dương Tấn Nhựt, phó Phân viện Sinh học Đà Lạt; ông có những trình bày liên quan hệ thống thủy canh tự động đó:
Đây là đề tài nghiên cứu của sinh viên Đại học Bách Khoa. Đề tài xây dựng được mô hình thủy canh tự động ở dạng tuần hòan, có thể tự thiết kế một hệ thống bước đầu chứng minh thủy canh tự động có những ưu điểm hơn: có thể cho số lần dinh dưỡng cần thiết trong một ngày bao nhiêu, rồi có sự thông thóang khí của hệ rễ. Nói chung tiết kiện đuợc không gian trồng rau.
Mô hình này mua những dụng cụ, linh kiện về tự lắp ráp. Hiện nay mô hình đề tài này để cho thấy là thủy canh tự động có thể làm tại VN hay không?
Chỉ ở trong nhà lưới
Ở Hà Nội Trung tân nghiên cứu Chuyển giao công nghệ & Phân tích cũng cho biết đã thiết kế thành công hệ thống tự động hóa trong sản xuất rau thủy canh. Tiến sĩ Lê Xuân Rao, trình bày về hệ thống đó:
Đề tài của chúng tôi tập trung giải quyết tự động hóa cho thủy canh- định lượng thức ăn cho môt số lọai cây- củ quả; rồi điều khiển vi khí hậu như độ ẩm, nhiệt độ, cuờng độ bức xạ mặt trời để tạo ra một môi truờng vi khí hậu và định lượng thức ăn một cách tối ưu.
Đây là đề tài nghiên cứu của sinh viên Đại học Bách Khoa. Đề tài xây dựng được mô hình thủy canh tự động ở dạng tuần hòan, có thể tự thiết kế một hệ thống bước đầu chứng minh thủy canh tự động có những ưu điểm hơn: có thể cho số lần dinh dưỡng cần thiết trong một ngày bao nhiêu, rồi có sự thông thóang khí của hệ rễ. Nói chung tiết kiện đuợc không gian trồng rau.
Giống cây thì được trên kết của của các đơn vị khác.Cái khó của chúng tôi là tạo ra giống trồng thủy canh có năng suất cao.
Trang thiết bị chính cho đo luờng điều khiển là nhập của các hãng lớn, còn đề tài tập trung vào làm phần mềm. Cơ chế hệ thống ví dụ như định luợng thức ăn thì theo lọai cây, theo chu kỳ tuổi; hệ thống còn kiểm sóat luợng dư thừa thức ăn. Điều khiển vi khí hậu thì điều khiển độ ẩm, bức xạ mặt trời…Còn có hệ thống đảm bảo môi truờng, tái sử dụng lại những thức ăn còn dư thừa cho chu kỳ sau.
Dù có những phương pháp như thế và một số cá nhân lâu nay cũng có giới thiệu về phương pháp thủy canh, thế nhưng trong thực tế những thử nghiệm thành công vừa qua cũng chỉ dừng lại ở phòng thí nghiệm hay trong khuôn viên nhà trường chứ chưa đưa ra ứng dụng đại trà.
Giảng viên Trần Thị Kim Ba, thuộc Khoa Cây trồng, Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Cần Thơ cho biết những họat động mà bản thân cô thực hiện trong lĩnh vực thủy canh súôt thời gian qua:
Trồng thủy canh thì chỉ mới nghiên cứu trong nhà luới ít thôi chứ chưa có trồng đại trà.
Vì sao lại có tình trạng đó? Tiến sĩ Duơng Tấn Nhựt giải thích:
Ngay cả nuớc ngòai làm thủy canh tốt như vậy nhưng giá thành đắt. Tôi tham quan Nhật Bản và nuớc khác cũng thấy họ làm nhưng họ suy nghĩ là phương án có tối ưu không; cuối cùng nguời dân phải mua được.
Tiến sĩ Lê Xuân Rao cũng đồng ý về mức chi phí cao của hệ thống thủy canh và ông nêu ra những nguyên nhân khác:
Hệ thống tự động hóa đắt nên ứng dụng qui mô gia đình thì không thể. Mà ngay cả những tập đòan kinh doanh rau lớn họ cũng chưa đầu tư. Ở VN thì nguồn lao động nhiều nên tự động hóa giảm bớt lao động là vấn đề. Cơ chế, tuyên truyền cũng chưa có.
Ông Lê Xuân Rao cũng tỏ ra hy vọng
Hiện nay thì đô thị hóa nên đất thấp đi, rồi nhu cầu về vệ sinh an tòan thực phẩm vành đai rau của Hà Nội có, nên huớng ứng dụng đề tài có nhiều khả năng. Nếu bảo vệ đuợc thương hiệu và bán đúng rau sạch thì khả năng thu hồi vốn cao. Sẽ có tương lai và thị trường cho rau sạch sản xuất bằng phương pháp thủy canh.
Mục Sáng kiến & Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chưong trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.
Các tin, bài liên quan
- Chính sách tiền tệ của Chính phủ gây khó cho Doanh nghiệp và Nông dân
- Sản phẩm tự chế của một nông dân được nhiều người sử dụng ưa thích
- Thanh niên gốc Việt chế tạo thành công robot có cảm xúc
- Đời sống nông dân Việt Nam thời hội nhập
- Nông dân Việt Nam có thể phải đối đầu với một đợt khô hạn lịch sử như đợt rét vừa qua
- Những đề nghị cứu trâu bò trong đợt rét
- Nông dân Việt Nam khốn đốn vì thiên tai, dịch bệnh
- Đầu năm chuyện trò cùng hai nhà sang tạo trẻ ở Việt Nam
- Thử nghiệm xe máy dùng nhiên liệu "1 xăng 3 nước"