Tận dụng khí sinh học biogas phục vụ trong đời sống nông thôn

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Trong chương trình kỳ trước, chúng tôi giới thiệu cùng quí thính giả dự án khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Dự án đã được trao giải Năng lượng Tòan Cầu năm 2006.

BiogasTunnel200.jpg
Hầm khí sinh học dưới lòng đất của gia đình ông Phạm Thuận ở xã Bình Lộc (TX Long Khánh). Hình của báo Khoa Học và Công Nghệ.

Hiện nay, số người trong phạm vi dự án vừa nêu còn hạn chế bởi dự án chưa thể phủ khắp các tỉnh thành của Việt Nam; trong khi đó lâu nay nhiều nông dân cũng biết tận dụng nguồn khí sinh học từ họat động chăn nuôi của họ để phục vụ cuộc sống.

Song song đó có một kỹ sư trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh, chuyển thành công máy phát điện chạy bằng xăng và cả dầu diesel sang chạy bằng khí sinh học- biogas.

Mời quí thính giả nghe những người sử dụng biogas và kỹ sư Bùi Hòang Lang nói về họat động tận dụng khí sinh học biogas phục vụ cuộc sống khi mà nguồn nhiên liệu xăng dầu ngày càng đắt đỏ và gây ô nhiễm môi trường.

Họat động tận dụng nguồn khí sinh học biogas từ phân chuồng chăn nuôi rộ lên tại nhiều huyện ngọai thành Sài Gòn trong thời gian qua, như ở Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh…

Tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, nay có cả trăm gia đình đang sử dụng lọai khí này để đun nấu hay chạy máy phát điện.

Ông Nguyễn Văn Bình, chủ tịch xã cho biết về điều này: "Khoảng trên trăm hộ của 2600 hộ. Lý do là nhiều hộ chăn nuôi chưa đủ số heo để có khí. Đầu tư tùy theo hầm 3, 6,8 khối. Bộ cũng hướng dẫn kỹ thuật và phải tìm tòi để xây hầm.

Khoảng trên trăm hộ của 2600 hộ. Lý do là nhiều hộ chăn nuôi chưa đủ số heo để có khí. Đầu tư tùy theo hầm 3, 6,8 khối. Bộ cũng hướng dẫn kỹ thuật và phải tìm tòi để xây hầm.

Lâu nay chưa xảy ra sự cố gì. Xả khuyến khích dân làm, vấn đề quan trọng là phải có số lượng heo nhiều. Xã cũng cho những hộ thiếu vốn vay vốn để làm.”

Anh Trần Văn Chưa, nông dân ở ấp Mỹ Chánh A, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, nói về việc kinh nghiệm sử dụng khí biogas của gia đình anh trong thời gian qua.

“ Hầm 8 khối khoảng 8 triệu, và người xây dựng bào quản hầm cho mình. Hầm giống hình bát quái , như ‘hồ lô nhốt Tề Thiên’. Có ống nén đất và ống đưa khí. Phân vô rồi lên men và hủy rồi thành khí. Đường ống dẫn khí vô bếp, và bếp mua tại đại lý gas. Chất thải có thể bón cây. Nếu có ai hỏi thì biết nhiêu chỉ họ bấy nhiêu.”

Để có thể sử dụng hiệu quả nguồn khí sinh học mà nhiều nông dân thu được qua chăn nuôi, kỹ sư Bùi Hòang Lang tiến hành nghiên cứu cải tiến những máy phát điện chạy bằng xăng, và ngay cả dầu diesel sang chạy bằng khí sinh học biogas.

Kỳ sư Bùi Hòang Lang, trình bày về sáng kiến này: "Trước đây nhà cũng chăn nuôi có khí biogas; rồi giá xăng đắt và theo thông tin xe chạy gas nên mày mò tìm. Không nhất thiết phải ứng dụng trong ngành chăn nuôi, miễn sao có biogas thì có thể chạy."

Ông cũng cho biết khó khăn trong quá trình chuyển đổi: "Lao vào nghiên cứu thì khó là sự khác biệt giữa nguyên liệu lỏng và nguyên liệu khí."

Anh tự hào khi chuyển đổi được máy chạy bằng diesel sang biogas: "Mới nhất là thành công chuyển đổi động cơ diesel sang biogas. Không ai nghĩ có thể làm được. Nhưng do nhu cầu cuộc sống, và động cơ diesel thân thuộc hơn xăng nên tôi cố gắng làm."

Sau khi sản phẩm ra đời, phản ứng của người sử dụng ra sao? Anh cho biết: "Bà con rất thích thú, từ ngòai bắc cũng vô xem và sử dụng thử."

Mục Sáng kiến & Đời sống tuần này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do. Gia Minh chào tạm biệt.