Sáng kiến: Nên đưa môn học chống tham nhũng vào trong nhà trường

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Chống tham nhũng là một vấn đề đang được cả xã hội quan tâm. Theo ý kiến của nhiều người thì tòan xã hội phải cùng ra tay thì may ra mới có thể ngăn chặn tệ nạn đó. Trong vô số những ý kiến đóng góp cho việc làm sạch xã hội, có ý kiến là nên đưa việc chống tham nhũng thành một bộ môn giáo dục trong nhà trường. Đây là một trong 100 sáng kiến được đưa lên mạng Internet vừa qua. Chuyên mục Sáng kiến & Đời sống kỳ này nói về ý kiến đó.

SchoolStudents200.jpg
AFP PHOTO

Lẽ thường thì những người thẳng thắn đấu tranh hay bị trù dập. Đó là lý do vì sao tác giả của bài viết nên đưa môn học chống tham nhũng vào nhà trường tại Việt Nam không muốn nêu danh tánh qua cuộc nói chuyện với chúng tôi sau đây.

Tác giả bài viết: Từ thực tế trong cuộc sống mà mình thấy nó xảy ra hàng ngày ở chỗ mình sinh sống cững như ở những địa phương mình tới, và qua báo chí mình ở trong nước, mình thấy tình hình tham nhũng là một quốc nạn mà mọi người có tấm lòng, có suy nghĩ về đất nước thì không thể không lên tiếng được.

Nên bản thân tôi, tôi thấy là việc phải đưa môn tham nhũng này vào trường học là một điệu rất cần thiết cho việc xây dựng đất nước, góp phần đánh tan quốc nạn này, cũng như để mọi người hiểu rằng việc chống tham nhũng không phải cho riêng một cá nhân nào mà khi tất cả mọi người đếu đồng lòng lên tiếng thì sẽ có tác dụng đối với những người có quyền quản lý đất nước này.

Gia Minh: Như ông vừa mới nói thì chống tham nhũng phải do tất cả mọi người và cần thiết phải đưa vào trong giáo dục. Nhưng giáo dục thì có nhiều cấp, vậy để đưa vào các cấp học môn học chống tham nhũng này thì ông có hình dung ra công việc giảng dạy sẽ ra sao cho mỗi một cấp học?

Tác giả bài viết: Từ cấp nhỏ là cấp tiểu học cho tới cấp trung học và đại học. Và bản thân học sinh được giáo dục một cách căn bản những bài học về con người cụ thể sẽ giúp cho các em hiểu được tham nhũng từ đâu mà ra và tham nhũng có ảnh hưởng đến cuộc sống và lợi ích của từng người không. Và một khi các em hiểu được rồi thì các em sẽ có sự đánh giá về tham nhũng và tham gia từ cấp thấp nhất cho đến cấp cao nhât.

Người thật, việc thật

Tức là mình giáo dục bằng cách đưa người thật, việc thật. Mình phải soạn thảo chương trình phù hợp cho từng lớp tuổi. Tưổi nhỏ thì sự suy nghĩ chưa sâu xa thì mình phải đưa ra những hình ảnh người thật việc thật nhiều hơn. Với cấp cao thì phải dùng lý luận nhiều hơn, tức là lý luận về giá trị phải tham gia vào việc chống tham nhũng, về của công vì của công có liên quan tới chính mình.

Gia Minh: Theo ông thì đó là đường hướng chung, nhưng mà từ cấp thấp nhất cho đến cấp cao, từ học sinh tiểu học đến sinh viên đại học, thì cách giáo dục đó ra sao? Đưa môn giáo dục chống tham nhũng vào trường học một cách như thế nào để tránh sự khiên cưỡng và học sinh có thể tiếp thu một cách nhẹ nhàng và trở thành suy nghĩ bình thường trong cuộc sống của các cháu?

Tác giả bài viết: Tức là mình giáo dục bằng cách đưa người thật, việc thật. Mình phải soạn thảo chương trình phù hợp cho từng lớp tuổi. Tưổi nhỏ thì sự suy nghĩ chưa sâu xa thì mình phải đưa ra những hình ảnh người thật việc thật nhiều hơn. Với cấp cao thì phải dùng lý luận nhiều hơn, tức là lý luận về giá trị phải tham gia vào việc chống tham nhũng, về của công vì của công có liên quan tới chính mình.

Về môn học công dân giáo dục của nhà trường hiện nay cũng không nghe các cháu nói gì lắm. Qua báo chí tôi thấy hình như môn học này không có giá trị nhiều về giáo dục một người công dân so với chương trình giáo dục trước năm 1975.

Gia Minh: Thông qua người thật việc thật thì đúng là báo chí Việt Nam lâu nay họ cũng có làm điều này. Họ cũng đưa ra gương người tốt việc tốt. Nhưng theo ông đánh giá thì vì sao việc làm lâu nay vẫn không đạt được hiệu quả, không tạo ra những con người theo đúng ý nghĩa tốt trong xã hội?

Tác giả bài viết: Về điều này thì tôi nghĩ rằng họ làm có tính cách hình thức. Nếu thực sự chương trình có bề sâu thì hẳn là có tác dụng giá trị hiệu quả hơn là so với những gì mà họ đã làm. Cao nhất là về việc lập chương trình, về giáo viên, rồi cách thức vận dụng trong giảng dạy nữa, có nhiều cái về mặt tuyên truyền nhiều hơn là về mặt thực chất cho nên hiệu quả không cao.

Thường người ta thấy được sự thật và so sánh với những gì được học thì người ta nhận ra những gì trái với sự hướng dẫn. Như con bé nhà tôi đi học được cô giáo giải thích những việc mà nó thấy là không đúng và nó cũng như bạn bè của nó phản ứng lại là tại sao cô lại nói như thế, nói không đúng với thực tế, thành thử gây ra sự buồn cười hay sự khó chịu đối với đứa trẻ.

Gia Minh: Nếu như Bộ Giáo Dục và Đào Tạo mà chịu châp nhận đề nghị đưa bộ môn chống tham nhũng vào nhà trường thì theo ông cần phải làm như thế nào để đạt được hiệu quả chống tham nhũng.

Tác giả bài viết: Vấn đề ở đây là nhà trường hay Bộ Giáo Dục sẽ soạn các chương trình. Tôi nghĩ rằng đây là một công tác vĩ mô, kết hợp giữa nhà nước và công dân cùng bắt tay vào ngăn chận những việc làm nghèo đất nước.

Gia Minh: Thưa ông, khi mà nói thì nó vô cùng đơn giản và ai cũng thấy rằng việc đó nên làm và cần phải làm.

Đàng này thực tế đó chỉ là những chiêu bài lừa gạt được trẻ con chứ còn đối với nhũng người có tấm lòng và hiểu biết thực tế thì thấy là không bao giờ chống tham nhũng được một khi những người lãnh đạo cao nhất không có thực tâm. Chế độ này đã rêu rao chống tham nhũng từ biết bao nhiêu năm qua rồi mà tham nhũng có giảm đâu, trái lại càng ngày tham nhũng càng phát triển và lại phát triển tinh vi hơn.

Nhưng rồi cũng sẽ rơi vào những trường hợp như lâu nay ở Việt Nam báo chí cũng dùng gương người tốt việc tốt, rồi trong học đường cũng có những môn giáo dục công dân, tất cả cũng dạy con người ta phải làm điều tốt, phải vì đất nước, làm cho đất nước phát triển, nhưng rồi tất cả những việc làm đó đều không đạt được hiệu quả theo như mục đích đề ra, mà bây giờ lại có thêm một môn chống tham nhũng thì trên hết và trước hết phải có điều kiện tiên quyết nào ạ?

Tác giả bài viết: Phải hiểu ở đây là chính quyền không thực tâm triệt phá nạn tham nhũng đâu ạ. Từ đảng, từ nhà nước phải thực tâm chống tham nhũng, thực tâm muốn xây dựng một xã hội trong sạch để cho dân giàu nước mạnh.

Đàng này thực tế đó chỉ là những chiêu bài lừa gạt được trẻ con chứ còn đối với nhũng người có tấm lòng và hiểu biết thực tế thì thấy là không bao giờ chống tham nhũng được một khi những người lãnh đạo cao nhất không có thực tâm.

Chế độ này đã rêu rao chống tham nhũng từ biết bao nhiêu năm qua rồi mà tham nhũng có giảm đâu, trái lại càng ngày tham nhũng càng phát triển và lại phát triển tinh vi hơn.

Môn Giáo Dục Công Dân

Lâu nay trong chương trình học tại Việt Nam có môn Giáo Dục Công Dân và ai cũng biết đây là môn rèn luyện cho học sinh trở thành người tốt trong xã hội. Và một trong những phẩm chất của con người tốt là không làm điều sai trái và có can đảm chống lại những bất công trong xã hội.

Vậy môn học này có nội dung như thế nào mà lại có ý kiến là cần phải đưa thêm môn chống tham nhũng vào học đường? Một học sinh nói về môn công dân giáo dục mà bạn đang được học lâu nay .

Học sinh: Nói chung môn này không phải là không hay đâu, ví dụ như ở cấp III học về triết thì môn triết rất hay nhưng chính giáo viên làm cho môn học này khô khan vì họ không thể đưa ra được những thí dụ sinh động. Họ cứ bắt học sinh đưa ra thí dụ sinh động. Đa số giáo viên thường dạy học theo cách gọi là dạy "chay" nên thường làm cho học sinh chán.

Bởi vì về triết thì giáo viên phải hiểu sâu hơn nữa. Đối với học sinh thì một tiết học sôi nổi sẽ làm cho họ thích học hơn. Thành thử ra học sinh đa số coi môn này là không quan trọng. Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu được rằng môn học này cũng cần thiết chứ không phải học để lấy điểm không thôi. Ở cấp một cấp hai đó là môn đạo đức vì đạo đức là cơ bản của con người nên phải học rồi.

Khi tôi so sánh môn giáo dục công dân của chế độ trước năm 1975 với chế độ hiện tại thì tôi thấy môn học này trước 1975 được xây dựng có trật tự, tức là từ cấp thấp học sinh học về phong cách về nhân cách con người; ở cấp trung học thì học sinh đựơc học về phong cách công dân đối với xã hội, học về quyền của con người trong xã hội.

Ở cấp ba học về triết là môn học tuy rằng khó hiểu nhưng lại là nền tảng của cuộc sống, gần như là nền tảng của mọi môn khoa học khác. Môn học này có thu hút hay không thì cũng tuỳ người thích người không thích chứ làm sao mà thu hút hết được.

Đó cũng là do từ quan niệm tự do giáo dục của mình gây ra, bởi vì cho răng môn này cần, môn kia không cần, môn này thi đại học môn kia không thi đại học.

Một phụ huynh học sinh cũng có ý kiến về môn giáo dục công dân mà con bà được dạy và học ở nhà trường.

Vị phụ huynh học sinh: Thực chất của môn giáo dục công dân là rèn luyện cho một người có một phong cách tốt để khi vào đời trở thành một công dân tốt. Nhưng trong thực tế thì môn học này, từ phương pháp đến nội dung cho đến cả cách truyền đạt đều không mang đúng mục đích của môn học giáo dục công dân. Vì vậy cho nên học sinh học qua loa.

Trong chương trình học có nhiều môn nhưng chủ yếu là học cho có tức là có môn giáo dục công dân mà thực chất là không xây dựng đúng theo tinh thần công dân bởi vì nội dung của môn học này hiện nay nó không mang tính thực tiễn. Khi xây dựng một môn học là phải xây dựng từ thực tiễn, con người thục tiễn và nội dung thực tiễn, qua đó nó mới thấm nhuần được.

Còn bây giờ nói tới môn giáo dục công dân thì nhà trường dạy nào là học sinh phải yêu nước, phải thế này thế kia, nhưng trong thực tế thì ta thấy là xa vời quá, không có rõ ràng, không có cụ thể. Mà khi đến từng con người thì phong cách của con người không thể hiện được cái văn hoá tỏ ra thấm nhuần môn giáo dục công dân.

Ví dụ muốn có trò giỏi thì phải có thầy giỏi, mà thầy không thể hiện được cái nhân cách và cái phong cách thì trò làm sao mà cảm thụ được cái môn đó. Mình học để làm cái gì? Mình biết làm gi? Bài học thì như vậy, ra thực tế thì học sinh không thấy là như vậy cho nên nó không thể nào học một cách hứng thú được cho nên môn học không có tác dụng.

Khi tôi so sánh môn giáo dục công dân của chế độ trước năm 1975 với chế độ hiện tại thì tôi thấy môn học này trước 1975 được xây dựng có trật tự, tức là từ cấp thấp học sinh học về phong cách về nhân cách con người; ở cấp trung học thì học sinh đựơc học về phong cách công dân đối với xã hội, học về quyền của con người trong xã hội.

Con người có thể đòi hỏi xã hội cung cấp cho mình cái gì, bảo vệ cho mình cái gì. Và người công dân phải có phong thái, phong cách thế nào trong khi phục vụ xã hội cho tốt và giữa con người vã xã hội đi tới sự thăng hoa trong cuộc sống, làm cho cuộc sống hài hoà và phát triển xã hội. Như vậy môn giáo dục công dân mới phát huy được tính cách của con người.

Nhân cách đó thể hiện con người trong xã hội, và xã hội bao gồm những con người có nhân cách thì xã hội đó sẽ phát triển theo một tư duy mà ta gọi chung là tư duy phát triển xã hội. Và đến cấp ba thì môn giáo dục công dân dạy cho học sinh biết các hệ thống chính trị xã hội, cho nên quuyền con người (nhân quyền) được phát huy toàn diện qua môn giáo dục công dân. Học sinh phát huy toàn diện về con người, về nhân cách, về quyền con người và đòi hỏi xã hội phải phát triển quyền con người như thế nào.

Còn bây giờ môn giáo dục công dân chỉ nói là “học 5 điều bác Hồ dạy”. Bác Hồ dạy 5 điều thế nào thì cấp hai cũng vậy mà cấp ba cũng vậy. Tư tưởng bị gò bó trong cái áo chật hẹp là phải thế này phải thế kia phải thế nọ, nhưng mà muốn “phải như vậy” thì phải cung cấp cho học sinh cái nhìn như thế nào mới “phải như vậy”. Đàng này nhà trường không cung cấp được. Không cung cấp được mà bắt học sinh phải thực hiện thì làm sao nó thực hiện được.

Điều thứ hai nữa là tại sao bây giờ các tệ nạn xã hội lại quá nhiều và lại rơi vào trẻ vị thành niên? Đó cũng là bởi vì thực tế xã hội không phản ánh môn giáo dục công dân. Môn học này không có tác dụng gì đến xã hội cả cho nên nó không mang tính giáo dục. Cho nên học sinh học môn này qua loa, vô lớp học này học kia nhưng thực tế là nó không nhập vào tư duy, không động não học sinh và không ảnh hưởng gì tới học sinh.

Mục Sáng kiến & Đời sống tuần này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do. Gia Minh chào tạm biệt