Phỏng vấn Tiến sĩ “Hoa” Dương Tấn Nhựt

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Tại Đà Lạt, xứ hoa của Việt Nam, có nhiều người dành trọn thời gian và công sức cho hoa. Một trong những nhân vật được giới nghiên cứu trong và ngoài nước thừa nhận là nhà khoa học về hoa vì tên ông được ghi trong kỷ yếu 2006- 2007 của Who's Who, hiện đang làm việc ngay tại Đà Lạt; đó là Phó Phân viện Sinh học Đà Lạt, tiến sĩ Dương Tấn Nhựt.

DuongTanNhut200.jpg
Tiến sĩ Dương Tấn Nhựt (phải) với Giáo sư Thanh Vân (phu nhân GS Trần Thanh Vân ở Pháp). Photo courtesy Vietnam Ideas Online

Công trình mới nhất của ông được thế giới chú ý là biến đổi được màu hoa Torenia trong ống nghiệm. Tên dân dã của Torenia là hoa mắt biếc hoặc mắt nai.

Trong Chương trình Sáng kiến & Đời sống kỳ này, mời quí thính giả và các bạn nghe cuộc trao đổi với chính tiến sĩ Dương Tấn Nhựt về công trình đó, cũng như một số thông tin liên quan hoạt động nghiên cứu về hoa của ông.

Gia Minh: Xin ông cho biết thời điểm bắt đầu với công trình biến sắc hoa Torenia?

Tiến sĩ Dương Tấn Nhựt: Nghiên cứu cho ra hoa Torenia cách đây chừng hai năm; ý tưởng cho ra hoa một số loài cũng bắt đầu khá lâu. Cây Torenia là cây ngắn ngày, việc cho ra hoa Torenia trong ống nghiệm giúp giải quyết nhiều vấn đề; một mục tiêu là tạo ra hàng hóa có hàm lượng khoa học lớn.

Gia Minh: Ngoài công trình về hoa Torenia, ông còn có những nghiên cứu về các loài hoa khác nữa, vậy đó là những loại hoa nào?

Nghiên cứu cho ra hoa Torenia cách đây chừng hai năm; ý tưởng cho ra hoa một số loài cũng bắt đầu khá lâu. Cây Torenia là cây ngắn ngày, việc cho ra hoa Torenia trong ống nghiệm giúp giải quyết nhiều vấn đề; một mục tiêu là tạo ra hàng hóa có hàm lượng khoa học lớn.

Tiến sĩ Dương Tấn Nhựt: Trước đây học bên Pháp, tôi cũng có cùng giáo sư Trần Thanh Vân cho ra hoa thuốc lá, rồi hoa hồng, hoa Salem.

Gia Minh: Việc chuyển đổi sắc hoa ra sao?

Tiến sĩ Dương Tấn Nhựt: Đó là những nghiên cứu cơ bản, chúng tôi muốn sử dụng kỹ thuật ra hoa để kiểm định việc chuyển đổi màu sắc. Nếu thành công trong ống nghiệm thì ở bên ngoài sẽ giúp nhiều. Việc nghiên cứu thành công có ý nghĩa lớn. Thông qua việc ra hoa như vậy còn giúp nghiên cứu lai tạo giống mới, rồi thương phẩm…

Gia Minh: Việc phổ biến công trình về hoa Torenia đến đâu rồi?

Tiến sĩ Dương Tấn Nhựt: Chúng tôi làm nhiệm vụ của người khoa học là khi có ý tưởng mới mẻ thì từng bước công bố trên các tạp chí quốc tế; nếu họ ứng dụng được thì tốt. Còn chúng tôi thì lo nghiên cứu cơ bản.

Việc công bố biến sắc hoa Torenia thì sẽ tuyên bố, vì nó mới và hay hơn, chắc sẽ công bố trên một tạp chí uy tín nước ngoài.

Gia Minh: Việc đầu tư cần có sự giúp đỡ của nhà nước?

Tiến sĩ Dương Tấn Nhựt: Tôi nghĩ mọi người ở Việt Nam đang làm việc trong tinh thần khắc phục khó khăn, như thế nào thì cần thời gian. Hiện nay công việc xúc tiến hỗ trợ nghiên cứu cơ bản thì có, nhưng cần thêm nữa.

Điều kiện thì mình phải tự tạo ra; dù khó hơn ở nước ngoài nhưng mình phải năng động. Trong tương lai đầu tư cho khoa học công nghệ phải lớn hơn. Nếu ngừơi ta đam mê thực sự thì có thể giải quyết được nhiều việc.

Tôi nghĩ mọi người ở Việt Nam đang làm việc trong tinh thần khắc phục khó khăn, như thế nào thì cần thời gian. Hiện nay công việc xúc tiến hỗ trợ nghiên cứu cơ bản thì có, nhưng cần thêm nữa. Điều kiện thì mình phải tự tạo ra; dù khó hơn ở nước ngoài nhưng mình phải năng động.

Gia Minh: Ông giúp đỡ những người sinh viên nghiên cứu trẻ ra sao?

Tiến sĩ Dương Tấn Nhựt: Đối với người làm công tác khoa học thì phải dành nhiều thời gian và đầu tư thời gian lớn; rồi phải đầu tư về tài chánh, ý tưởng, trang thiết bị. Việc đó có thể đem lại động cơ tốt cho người nghiên cứu trẻ. Tôi giúp họ hết mình.

Gia Minh: Nhận xét về họ?

Tiến sĩ Dương Tấn Nhựt: Các em rất năng động, việc xử lý thông tin cũng khác và các em có thể hỏi thầy giáo và qua cách làm việc nghiêm túc của tôi thì các em cũng có thể học nhiều.

Gia Minh: Tiến sĩ được đưa vào kỷ yếu Who' Who thì những đóng góp là gì?

Tiến sĩ Dương Tấn Nhựt: Tôi nghĩ tôi cũng chỉ là một nhà nghiên cứu bình thường thôi; nhưng có thể do những công bố khoa học ở trên những tạp chí nước ngoài nên họ công nhận phần nào do đóng góp khoa học.

Tôi cũng làm công tác đọc bài cho một vài tạp chí khoa học nước ngoài; đó là sự ghi nhận của họ. Những nhà khoa học khác ở nước ngoài cũng vậy nếu có đóng góp nhiều thì người ta biết.

Gia Minh: Có công trình nào mà tiến sĩ tâm đắc nhất?

Tiến sĩ Dương Tấn Nhựt: Công trình của tôi liên quan đến kỹ thuật mà tôi học trước đây và bây giờ phát triển mạnh đó là kỹ thuật cơ chế lớp mỏng tế bào; kỹ thuật này đang giải quyết nhiều vấn đề như nghiên cứu tái sinh , nhân giống vô tính, chuyển gen thực vật… Vừa rồi là cuộc nói chuyện với tiến sĩ Dương Tấn Nhựt, phó Phân Viện Sinh học Đà Lạt, về những thông tin liên quan hoạt động nghiên cứu về hoa của bản thân ông.

Mục Sáng kiến & Đời sống tuần này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do. Gia Minh chào tạm biệt.