Ý chí vượt khó của một người mất hết tay chân kiếm sống bằng nghề vẽ

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Tật nguyền thường là một trở ngại lớn cho con người trong cuộc sống. Đối với nhiều người lành lặn, việc kiếm sống còn khó khăn huống chi đối với những người bất hạnh không có đựợc một thân thể vẹn toàn như những người khác.

NguyenMauTan150.jpg
Ông Nguyễn Mậu Tấn đang vẽ tranh. Photo courtesy Tien Phong Online.

Tuy thế vẫn có những người khuyết tật cố vươn lên, nghĩ ra được cách vượt thoát những hạn chế bản thân, để không phải sống lệ thuộc mà còn giúp ích được cho người khác nữa.

Trong chương trình Sáng Kiến & Đời sống tuần này, mời quí thính giả và các bạn nghe câu chuyện của một người mất hết tay chân, thế nhưng với ý chí nghị lực đã nghĩ đến cách dùng miện để học, và rồi có thể mưu sinh bằng công việc đó.

Không bi quan

Nhân vật ấy là ông Nguyễn Mậu Tấn, người làng Trung Chánh, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Chuyện không may xảy đến với ông Nguyễn Mậu Tấn hồi năm 1977. Khi đang khai hoang để lấy đất trồng cây, một quả mìn còn sót lại sau chiến tranh đã cướp mất đôi chân và gần như hai cánh tay của ông.

Tuy thân thể không còn toàn vẹn, nhưng tinh thần của ông Nguyễn Mậu Tấn sau khi hồi phục không bi quan mà lại có hướng suy nghĩ tích cực là phải sống sao cho có ích. Thế là anh đã sử dụng miệng để tập viết chữ.

Sau một thời gian tập luyện và với những kiến thức có sẵn, ông Nguyễn Mậu Tấn đã tham gia viết bài gửi cho thông tin văn hoá xã. Nhưng rồi, trong thời buổi mà 'cái chữ không nuôi nổi con người', anh lại phải nghĩ đến cách khác. Ông kể lại quá trình đến với họat động sử dụng miệng để tập vẽ: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Muốn được làm người hữu ích

Trong thời điểm khó khăn đó, ông cũng phải tận dụng mọi vật liệu hiếm hoi có sẵn để vẽ. Công lao luyện tập của người mất tay chân như ông Tấn trong việc vẽ đã được bù đắp khi mà nhiều nơi biết đến khả năng của ông rồi giao việc cho anh thực hiện. Ông cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Cô giáo Nguyễn Thị Chiến, nguyên hiệu trưởng trường mầm non xã Lộc Điền, cho biết về công việc mà ông Nguyễn Mậu Tấn và nhà trường đã thực hiện trong phối hợp phục vụ việc giảng dạy cho các cháu tại xã nhà.

Một người dân tại Phú Lộc, mà nhà từng mời ông Nguyễn Mậu Tấn đến phụ dạy cho con cháu trong nhà cũng có nhận xét về ông Nguyễn Mậu Tấn: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Dù bản thân tật nguyền, nhưng nhờ luôn vận dụng trí não, ý chí để vượt qua số phận, ông Nguyễn Mậu Tấn cũng chinh phục đựoc trái tim của một cô giáo mẫu giáo, người từng đến nhờ ông Tấn giúp vẽ đồ dùng dạy học. Đó là cô Nguyễn Thị Phát. Họ đã lập gia đình với nhau và đến nay có bốn con.

Ông Nguyễn Mậu Tấn tâm sự về chuyện nhà và mong muốn lúc này của ông: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Mục Sáng kiến & Đời sống tuần này tạm dừng tại đây, hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do. Gia Minh chào tạm biệt.